Để bắt đầu tìm hiểu về chủ đề này, mẹ trước hết phải hiểu "ngủ xuyên đêm" thực sự có nghĩa là gì?
Mẹ có thể đã đọc đâu đó rằng nếu trẻ ngủ một giấc dài 5-7 tiếng là trẻ đã “ngủ xuyên đêm”. Mặc dù 5-7 tiếng là thời gian ngủ phù hợp với sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể coi 5-7 tiếng là khoảng thời gian ngủ đêm hoàn hảo ở một số lứa tuổi, nhưng đó không phải là thời gian ngủ đêm lý tưởng mà POH đang hướng tới! Khi nói đến “ngủ xuyên đêm”, nghĩa là POH đang nói đến giấc ngủ 10 - 12 giờ mà không cần đến sự can thiệp của cha mẹ! (Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cho bé dream feed đối với một số trẻ trong khoảng 5-9 tháng tuổi.)
Nếu trẻ vẫn chưa ngủ xuyên đêm HOẶC đã từng ngủ xuyên đêm rất say nhưng bây giờ lại bắt đầu thức giấc thường xuyên trong đêm, thì đây là mười yếu tố quan trọng mẹ cần lưu ý vì nó ảnh hưởng đến việc trẻ “ngủ xuyên đêm”:
Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm?
Mặc dù trẻ sơ sinh có thể ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày nhưng những giấc ngủ của trẻ không giống như người lớn. Trẻ vẫn cần phải thức dậy trong đêm để ăn. (Vì dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ nên trẻ cần được bú nhiều lần để bổ sung năng lượng ngay cả khi đã ngủ).
NHƯNG - mặc dù con vẫn còn thức dậy để ăn trong 0-3 tháng đầu, nhưng đây là lúc không thể hoàn hảo hơn để chuẩn bị cho việc ngủ xuyên đêm của bé. Nếu giai đoạn này mẹ làm tốt, thì ngay từ khi đủ 6.5kg cân nặng (cho bé 2-5 tháng), mẹ đã có thể cai ti đêm giúp con ngủ xuyên đêm được.
Nếu giai đoạn này mẹ bỏ qua thì việc ngủ xuyên đêm sau này của bé sẽ khó hơn rất nhiều, thậm chí mẹ cần chấp nhận con ti đêm cho đến khi 2-3 tuổi.
Để làm được điều này, mẹ có thể tham gia ngay khóa học POH EASY, nơi có những chuyên gia sẽ giúp mẹ giải quyết những vấn đề về việc ăn ngủ của con.
10 vấn đề mẹ cần nắm chắc nếu muốn con ngủ xuyên đêm
1. Thời gian thức
Thời gian thức là khoảng thời gian trẻ thức giữa các giấc ngắn trong ngày.
Thời gian thức bắt đầu khi mẹ bế trẻ ra khỏi cũi/nôi/giường và kết thúc khi mẹ đặt trẻ nằm trở lại.
Thời gian thức ban ngày của trẻ có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ dài giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Thời gian thức quá ngắn hoặc quá dài đều có thể gây gián đoạn giấc ngủ đêm của trẻ. Mẹ có thể tìm hiểu về thời gian thức lý tưởng cho từng độ tuổi của trẻ để thời gian thức thực tế của trẻ nằm trong phạm vi phù hợp, điều này sẽ giúp mẹ có buổi tối “an nhàn” hơn một chút.
Mỗi tháng, thông thường con sẽ cần tăng thời gian thức của trẻ thêm một chút để biến những giấc ngủ ngắn ban ngày thành những giấc ngủ “sạc lại năng lượng” và chuẩn bị cho giấc ngủ xuyên đêm của bé. Mẹ có thể tham khảo bài viết về lịch ngủ hàng ngày cho trẻ sơ sinh từ 5-25 tháng tuổi
2. Hoạt động vui chơi khi con thức
Đầu tiên, mẹ cần phải đặt câu hỏi rằng trẻ đã làm gì trong thời gian thức của mình? Bởi, em bé cũng giống như người lớn chúng ta — việc kích thích não bộ và vận động cơ thể sẽ giúp tất cả chúng ta ngủ ngon hơn.
Mẹ hãy cố gắng lấp đầy thời gian thức của trẻ bằng các hoạt động thú vị và hấp dẫn, chẳng hạn như: Chơi với các loại đồ chơi khác nhau, ra ngoài đi dạo hoặc đi mua sắm cùng mẹ, cùng dành thời gian để lăn, ngồi, bò hoặc tập đứng… Những hoạt động trong thời gian thức của trẻ không cần phải quá phức tạp.
Để có hoạt động theo từng thời điểm trong ngày và từng ngày, mẹ tham khảo POH Acti. POH Acti giúp con có thời gian thức chất lượng để phát triển toàn diện và vượt trội!
3. Những giai đoạn phát triển quan trọng
Những giai đoạn phát triển quan trọng bao gồm: Tuần khủng hoảng, khủng hoảng ngủ, khủng hoảng xa cách.
Mỗi khi lớn hơn một chút, trẻ sẽ học được những kỹ năng, khả năng hoàn toàn mới. Nhưng mẹ cần phải biết rằng trong khi não của trẻ đang học những kỹ năng mới này, giấc ngủ của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng và khiến bé bị khó ngủ tạm thời. Mẹ đừng quá lo lắng nhé! Điều này chỉ là tạm thời thôi. Nếu mẹ đang cùng bé xây dựng những thói quen ăn ngủ lành mạnh cho sau này thì hãy yên tâm là nó sẽ không bị ảnh hưởng, bởi giai đoạn trẻ bị khó ngủ sẽ qua nhanh thôi.
4. Trình tự ngủ đêm
Trình tự ngủ đêm vô cùng quan trọng từ thời điểm sơ sinh. Trình tự ngủ đêm sẽ giúp bé thư giãn và dần dần buồn ngủ, chuẩn bị cho giấc ngủ xuyên đêm. Khi được thực hiện trình tự ngủ đêm mỗi ngày, nó sẽ là một tín hiệu, báo cho bộ não của bé biết rằng đã đến giờ đi ngủ, và trẻ sẽ dần chuyển trạng thái để ngủ đêm.
Trình tự ngủ đêm không cần phải phức tạp! Nó có thể đơn giản nhưng vẫn hiệu quả. Trình tự ngủ đêm có thể là các hoạt động như tắm, mặc đồ ngủ, cho ăn trước khi đi ngủ, đọc truyện… Mẹ không nhất thiết phải thực hiện các hoạt động trên mà hãy tìm những hoạt động phù hợp nhất với em bé của mình.!
5. Sự thoải mái
Tất cả chúng ta đều ngủ ngon nhất khi mặc những bộ đồ thoải mái. Em bé cũng vậy! Bé cũng muốn mặc những bộ đồ ngủ thoải mái.
Tuy nhiên, bộ đồ chỉ thoải mái thôi là chưa đủ, nó còn phải giữ ấm/làm mát tốt cho trẻ. Mẹ thường được khuyên rằng nên giữ nhiệt độ phòng của bé ở mức 20 - 23 độ C, nhưng đó chỉ là những lời khuyên. Mẹ cần biết rằng mỗi ngôi nhà đều có nhiệt độ khác nhau, vì vậy mẹ cần: “Quan sát, đừng quá cứng nhắc.”
Hãy xem bộ đồ ngủ mẹ đang mặc bao gồm những gì. Mẹ có thấy thoải mái với nó không? Nếu có, hãy mặc quần áo cho bé tương tự như của mẹ, sau đó quan sát bé! Ngực và lưng của bé có ấm vừa phải chứ không quá nóng không?Nếu có, đây là bộ đồ ngủ hoàn hảo cho bé. Còn nếu ngực và lưng bé quá lạnh hoặc quá nóng? Mẹ hãy thêm hoặc bớt một lớp quần áo, sau đó đánh giá lại.
6. Môi trường ngủ của trẻ
Môi trường đóng một vai trò rất lớn trong giấc ngủ của trẻ. Hãy thử nghĩ xem, mẹ cũng sẽ không thể ngủ ngon nếu ở trong một môi trường sáng sủa và ồn ào.
Dưới đây là một số mẹo để tạo một môi trường hoàn hảo cho giấc ngủ của trẻ:
- Làm cho phòng ngủ của trẻ tối nhất cho thể: Tắt những chiếc đèn ngủ và kéo rèm lại, che đi các cửa sổ. Bởi ánh sáng có thể kích thích não bộ của trẻ và báo cho trẻ biết rằng đã đến giờ thức dậy!
- Làm cho môi trường ngủ của trẻ trở nên mát mẻ: Nhưng không quá lạnh! Khoa học cho thấy rằng khi màn đêm đến gần, cơ thể chúng ta sẽ hạ nhiệt một cách tự nhiên . Với một môi trường mát mẻ, mẹ đang củng cố bản năng tự nhiên của trẻ khi ngủ.
- Tham khảo sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng giúp trẻ ngủ ngon: Quá im lặng là điều bất thường đối với trẻ. Bởi khi lớn lên trong bụng mẹ, trẻ được xoa dịu bởi âm thanh của máu chảy qua nhau thai. Máy này tạo ra âm thanh quen thuộc và thoải mái với trẻ, đồng thời ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài.
7. Tự ngủ
Ngoài ra, mẹ cũng cần phải cân nhắc đến một yếu tố, đó là liệu trẻ có biết tự ngủ không? Biết tự ngủ, ngủ độc lập là một yếu tố rất quan trọng để trẻ có thể ngủ đêm dài và sâu hơn.
Lý do là: Mỗi lần chuyển giấc qua một chu kỳ giấc ngủ mới, chúng ta đều sẽ thức dậy trong đêm và em bé cũng vậy. Khi thức dậy, chúng ta kiểm tra xung quanh và trong suốt quá trình này, chúng ta thậm chí còn không biết là mình đang thức, vậy nên ta sẽ ngủ tiếp nếu mọi thứ có vẻ ổn.
Nhưng, hãy tưởng tượng kịch bản này: mẹ ngủ quên trên giường của mình và vài giờ sau tỉnh dậy trên giường của hàng xóm - Á! Tất nhiên mẹ sẽ không thể chỉ lăn qua lăn lại và ngủ tiếp, bởi vì thức dậy ở một nơi khác với nơi mẹ ngủ là điều bất bình thường. Và với em bé cũng vậy. Vì vậy, lời khuyên của POH là mẹ hãy cố gắng không thay đổi môi trường xung quanh của trẻ khi trẻ đang ngủ xuyên đêm.
Nếu ban đầu, trẻ được ru ngủ trong vòng tay mẹ và sau đó được đặt vào giường/cũi/nôi của trẻ, có thể, trẻ sẽ cần mẹ lặp lại việc ru ngủ nhiều lần trong đêm. Bởi, khi trẻ thức dậy ở một nơi khác với nơi trẻ đã ngủ lúc ban đầu, mẹ có thể đoán được trẻ cần gì để ngủ tiếp. Đúng vậy, chính là vòng tay mẹ cùng với cái đung đưa đã dỗ trẻ ngủ.
Giúp trẻ tự ngủ dễ dàng, mẹ đăng ký ngay khóa học POH EASY nhé!
8. Vấn đề ăn đêm
Khi trẻ thức dậy giữa đêm, có lẽ mẹ chỉ muốn có cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để giúp trẻ ngủ lại. Đối với nhiều người, giải pháp đầu tiên đáp ứng được cả 2 tiêu chí trên là cho ti. Cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ có vẻ như có hiệu quả trong một thời gian. Tuy nhiên, theo thời gian, việc bú đêm nhiều có thể khiến trẻ đói vào ban ngày. Vì đêm hôm trước con đã nạp đủ năng lượng nên không có nhu cầu ăn vào ban ngày.
Hoặc sau này, dù đêm con có không đói thì con vẫn dậy nhiều lần vào ban đêm vì thói quen.
Chìa khóa để chấm dứt vòng luẩn quẩn này là giúp trẻ ăn hiệu quả ban ngày.
9. Tính nhất quán
Tính nhất quán là YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT! Nếu mẹ thực hành trình tự ngủ đêm, cho con tự ngủ, và ngủ đêm một cách nhất quán, tức là mẹ đã và đang giúp bé có một nền tảng giấc ngủ lành mạnh. Mặt khác, sự không nhất quán sẽ vô tình củng cố việc trẻ dậy nhiều lần vào ban đêm.
Cuối cùng, POH biết rằng mẹ cảm thấy rất khó khăn khi trẻ không ngủ xuyên đêm. Tuy nhiên, mẹ phải biết rằng mẹ không bước đi trên hành trình này một mình. Hãy nhớ rằng: không có người cha hay người mẹ nào tốt cho con của mẹ hơn chính mẹ!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo