Nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh

đăng bởi

 

Có rất nhiều lý do để giải thích cho hiện tượng nôn ói ở bé. Các phụ huynh thường sẽ không hiểu rõ nguyên nhân tại sao bởi bé chưa thể giao tiếp với người lớn. Dưới đây là những lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ với những nguyên nhân phổ biến nhất:

Trào ngược

Đôi khi, trẻ sơ sinh thường nôn ra một lượng nhỏ có kèm với chút sữa bé vừa tiêu hóa. Đây gọi là hiện tượng trào ngược, còn được gọi là nôn trớ, và là biểu hiện bình thường nếu con bạn dưới một tuổi.

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ ăn vào là bị nôn có thể do trào ngược

Trong y khoa, từ chuyên ngành của trào ngược là trào ngược dạ dày thực quản (GOR). Con bị trào ngược do phần van cơ ở cuối thực quản nhằm giữ thức ăn trong dạ dày vẫn đang phát triển. Điều này có nghĩa là khi bụng của bé đầy, sữa và axit dạ dày có thể trào ngược trở lại ống dẫn thức ăn.

Khi bú, con có thể bị nấc, ho hoặc phun sữa ra ngoài. Bé cũng dễ bị khò khè khó thở sau khi ợ sữa. Nếu con hoàn toàn khỏe mạnh và tăng cân đều, các mẹ không cần quá lo lắng về hiện tượng trào ngược ở trẻ.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng trào ngược ở bé diễn ra nghiêm trọng và kéo dài hơn, trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD), có xu hướng khiến bé bị nôn ói thường xuyên hơn sau khi bú.

Nhiều trường hợp bé sẽ khóc và ho rất nhiều. Nhìn chung, số lượng các bé mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nhiều, thường ảnh hưởng đến những bé sinh non hơn là những trẻ đủ tháng.

Nếu con lười ăn hoặc mệt mỏi kéo dài, các mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để khám và được tư vấn.

 

 

Bé mắc bệnh hoặc nhiễm trùng

Con có thể bị nôn vì bị nhiễm trùng. Trong những năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang phát triển, do đó các bé rất dễ bị nhiễm trùng. Mỗi lần cơ thể con bạn tiếp xúc với vi khuẩn, hệ thống miễn dịch của bé sẽ chiến đấu với chúng đó và trở nên mạnh hơn.

Đa phần trẻ em đều mắc phải vi khuẩn viêm dạ dày ruột trước khi bé chạm mốc 5 tuổi, vì vậy ít nhiều sức khỏe bé cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nếu con bị viêm ruột, biểu hiện bệnh các mẹ thường thấy ở trẻ là tiêu chảy cũng như nôn mửa.

Các mẹ nên đưa con đến bệnh viện nếu con dưới 6 tháng tuổi. Nếu không bạn có thể tự chăm sóc bé ở nhà. Các mẹ nên cho bé uống nhiều sữa hoặc nước để cung cấp đủ nước cho con. Nếu các mẹ lo lắng cơ thể bé đang bị mất nước, hoặc sốt cao, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ.

Viêm màng não cũng có thể gây nôn dài. May mắn thay, bệnh viêm màng não rất hiếm gặp ở trẻ, nhưng cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn bệnh trở nên nguy hiểm đến tính mạng. Các mẹ nên đưa bé tới viện nếu con có triệu chứng bị viêm màng não. Do đó, mẹ cần tìm hiểu về triệu chứng bệnh.

Mặt khác, phổ biến hơn, các bệnh nhiễm trùng sau cũng dễ gây nôn ở trẻ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng tai

Các mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nghi bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi con bị nhiễm trùng tai, các mẹ nên đợi trong vòng 24 tiếng để theo dõi biểu hiện của bé trước khi cho bé gặp bác sĩ.

Dị ứng protein có trong sữa bò

Nếu con bạn dị ứng với sữa bò, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé nhạy cảm với các loại protein trong các sản phẩm từ sữa.

Điều này khác với trẻ không tiêu hóa được sữa bò - phản ứng với lactoza, một loại đường tự nhiên trong sữa. Không hấp thụ lactoza là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên một số trẻ sẽ tạm thời không hấp thu lactoza khi cảm thấy bụng khó tiêu.

Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày khi uống một số loại sữa công thức chứa protein sữa bò nhất định

Nhiều loại sữa công thức có chứa protein sữa bò. Protein cũng có một lượng nhỏ trong sữa mẹ nếu các mẹ uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai và sữa chua. Dị ứng protein trong sữa xảy ra phổ biến hơn ở trẻ ăn sữa bột so với trẻ bú sữa mẹ.

Nếu con bạn mắc kiểu dị ứng này, có thể bé sẽ bị nôn trớ sau khi ăn. Chắc hẳn các mẹ đang băn khoăn làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa dị ứng protein sữa và trào ngược? Câu trả lời là nếu con bị dị ứng sữa, con có thể có một số biểu hiện sau đi kèm:

  • Chàm da
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Khó tăng cân

Nếu bạn lo lắng về việc bé gặp vấn đề với sữa bò, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của con.

 

 

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là một tình trạng hiếm gặp gây ra nôn. Lý do là bởi sự dày lên của cơ kiểm soát van dẫn từ dạ dày vào ruột của bé.

Điều này có nghĩa là thức ăn và sữa bé tiêu hóa sẽ không đi qua van ở đáy dạ dày để chuyển vào ruột. Thay vào đó, đồ ăn và sữa ở lại trong dạ dày và chờ cơ hội phun ngược trở lại theo thực quản của bé.

Hẹp môn vị rất có thể bắt đầu khi con được khoảng 6 tuần tuổi. Đầu tiên, bé sẽ bắt đầu trớ một lượng sữa nhỏ sau khi bú. Sau đó, tình trạng dần trở nên tồi tệ và con nôn nhiều hơn.

Lúc này, trẻ bị nôn trớ liên tục khiến ba mẹ lo lắng, phần sữa bé ói có thể bị vón cục và có màu vàng.

Con trai có nhiều khả năng bị hẹp môn vị hơn con gái. Tin vui cho mẹ là hẹp môn vị có thể điều chỉnh bằng tiểu phẫu.

Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa nếu các mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu bị hẹp môn vị, bởi căn bệnh này cần được điều trị nhanh chóng để đảm bảo con được hấp thụ tốt dinh dưỡng.

Vậy làm thế nào để phân biệt những dấu hiệu bình thường và bất thường khi nôn trớ ở trẻ và cách điều trị ra sao, mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Nôn trớ ở trẻ: phân biệt dấu hiệu bình thường và bất thường của POH để có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo