Giấc ngủ trẻ sơ sinh và chuyện ngủ sớm!

đăng bởi

Ngủ gì mà ngủ sớm thế?

Lại chuyện về ngủ. Nói chung vài năm nay thi thoảng mình lại són ra vài cái note về ngủ, cái nào cái nấy đắt hàng hơn táo ủng chợ Long Biên nên tâm hồn mình không gợn sóng.

Mình đoán 1/3 kẻ lướt qua nhìn note cái nào cái nấy dài như trường ca là lượn luôn, 1/3 còn lại gật gù “vầng, chị ở Tây (Ninh) nên chị mới thế”, 1/3 lũ còn lại sẽ rủa thầm từ đáy ruột già rủa lên: “con này hoang tưởng rồi, ai trẻ con ngủ 12 tiếng một đêm, mà ngủ gì ngủ sớm thế, 6-7h đã lên chuồng.

Không cho nó ăn à? Không cho nó vận động sau ăn để tiêu cơm và để ngủ ngon ư. Đi làm thì có mà cho con lên chuồng 6h vào mắt.” Ngậm ngùi em bảo, vầng, tại em thất nghiệp ngứa tay gõ nhảm.

 

 

Thôi lỡ rồi cho tàu lỡ chuyến luôn, anh chị em nào đọc tiếng ở bển gõ hộ em vào google: “Why early bedtime for baby” hoặc sang hơn “A quelle heure se couche votre bebe” _ đủ các loại tháng tuổi cho quan họ tha hồ lựa chọn theo sở thích hoàn cảnh gia đình.

Sẽ đồng loạt hiện lên: 6 pm – 7 pm hoặc 19:00, hoặc cùng lắm 20:00. Đồng loạt hơn, trẻ cần ngủ 11-13h/đêm. Ơ đập muỗi, thế hóa ra em ko nói nhảm à.

Mời mẹ tham khảo thêm: Hiểu về giấc ngủ của bé

chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh

Chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh thế nào mới tốt?

Thôi nói chuyện nghiêm túc nào! "Early to bed and early to rise makes a man healthy, wealthy and wise" “Ngủ sớm dậy sớm cho con người sức khỏe, tiền bạc và trí khôn” - “ca dao tục ngữ” của bạn Tây.

Elizabeth Pantley, mẹ đẻ của phương pháp luyện ngủ không nước mắt có nói rằng: "Con cần được đi ngủ sớm con mới ngủ được ngon. Nên nhớ, ở phương pháp dạy ngủ không khóc, cha mẹ đặt con chuẩn sleep-window, là thời điểm con mệt và sẵn sàng để tự ngủ, không bị thức lâu quá, không bị hoạt động mạnh quá dẫn đến tăng động thì đặt con xuống ngủ, dù con đã biết tự ngủ cũng vẫn khóc rất lâu. Bởi khi trẻ quá mệt, quá thiếu ngủ, con sẽ chuyển sang trạng thái tăng động do thần kinh căng thẳng, và do đó tối cha mẹ thấy con chơi rất “phê” nhưng sau trằn trọc mãi không ngủ nổi."

Trong đa số trẻ sơ sinh, hệ thần kinh được default khi ra khỏi bụng mẹ theo bản năng động vật: ngủ khi mặt trời lặn (6PM) và dậy khi mặt trời mọc (6AM).

Kể chuyện quê mình tí không lại mang tiếng xính tiếng tây: Xưa kia ông cha nhà chúng em không có ánh sáng của đảng của chính phủ, không có đường điện mang ánh sáng về cho xóm làng, bà em dọn cơm 5h chiều khi trời nhá nhem.

6h ăn xong bà em rửa bát xong trước khi trời chuyển tối. Và sau đó được ngồi hiên chơi, hôm nào may mắn có trăng thì được thức khuya không thì 7h trời tối là em cũng lên giường đắp chăn nghe kể chuyện ma. Hí hí. Thôi, lại nghiêm túc.

Thế tức là trẻ sơ sinh được mặc định cho đi ngủ 6-7h chiều. Theo Panley thì giờ ngủ này giúp trẻ ngủ được lâu hơn, và êm đềm hơn (more peacefully). Và khi trẻ thức giấc sáng mai sau một giấc ngủ đủ thì sẽ sẵn sàng hơn về mặt thần kinh để đón nhận thử thách mới.

Bà cũng đưa ra một lô các ví dụ các nhà đặt con ngủ ở các giờ khác nhau mà con cũng không ngủ lâu hơn giờ chúng nó thường dậy. Đồng thời, những trường hợp cho ngủ 10 đêm thì rất khó ngủ mà đặt sớm dần lên đến 8 PM lại ngon ơ.

“A Note From The Sleep Lady: I understand that you may work late, or nighttime is the only time during the week that you get to see your baby, but keeping her up too late causes extreme fatigue.  doesn’t end up being the quality time you were hoping for. When your baby becomes overtired, she has a difficult time settling into a sleep pattern. Consequently, she will have trouble falling asleep, staying asleep, and as she gets older, this problem wont’ just go away. If you put your child to sleep earlier (around 7:00 p.m.), she will have an easier time settling into sleep and has less chance of night wakings and early rising.”

Dịch nôm na là: “Tôi hiểu các bạn có thể làm việc về muộn, và tối là thời gian duy nhất bạn có thể chơi với con, rằng bạn cần có thời gian được thấy con (vui chơi), nhưng việc bạn cho con ngủ muộn sẽ gây cho con mệt và, dẫn đến quãng thời gian màu hồng bạn mơ mộng được chơi với con trở nên xám ngoét. Bởi khi con mệt phờ  thì con không thể nào vào giấc ngủ ngon (hãy tưởng tượng hệ thần kinh và các giác quan được kích động như thằng choai choai lần đầu chơi thuốc lắc, ngủ thế nào?). Do đó con trằn trọc, ngủ dài _ kể cả ngủ rồi vẫn có thể dậy (staying asleep), và khi lớn tưởng ngủ ngáy dễ hơn, đừng mơ mộng! Nhưng nếu bạn đặt con ngủ sớm hơn (khoảng 7h tối), con sẽ có khoảng thời gian để tự trấn an chấp nhận giấc ngủ tốt hơn (do ít mệt hơn), và do đó ít dậy đêm và giảm việc thức dậy quá sớm vào sớm mai.

 

 

Ngủ sớm không những có lợi cho mẹ (có thêm thời gian buổi tối) mà quan trọng là tốt cho sức khỏe của con. Con được tôn trọng nhu cầu, nghỉ ngơi khi thấy mệt và đảm bảo nghỉ ngơi có chất lượng, đấy là lí do tại sao phải đi ngủ sớm.

Nhưng không chỉ có Sleep lady Elizabeth Panley này nói thế, nếu chịu khó đọc thêm chút, có thể thấy rất nhiều sách về nuôi dạy trẻ đề cập đến giấc ngủ 6PM-6AM hay 7PM-7AM.

Babywhisper mặc định 7 giờ tối ngủ, Babywise tương tự luôn. Healthy Sleep Habits Happy Child nói rõ, ngủ sớm thới ngủ lâu, ngủ đủ mới ngủ được dài. Tư duy xoắn quẩy thế????  

thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp mẹ được thảnh thơi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp mẹ được thảnh thơi

Đương nhiên sau này do hoàn cảnh gia đình bé quen ngủ muộn hơn, sau thành nếp, nhưng đó hoàn toàn là sự lựa chọn từ cha mẹ. Rồi, vụ ngủ 12h/đêm từ bé tí như nắm cơm, chả bàn nữa. Cái số những người thành công đã nói lên tất cả rồi.

Rồi, vụ ăn xong ngủ ngay. Trẻ sơ sinh ăn đêm xong không ngủ ngay thì làm cái gì? Bạn nào cho con ti để ngủ giơ tay phát đê.

Bạn nào chờ con ngủ để chăm chăm cho ăn, giơ nốt tay còn lại đê. Còn bạn nào cả đêm cho ngậm ti để ngủ thì không cần giơ gì cả, chỉ nhìn sâu vào trong mắt nhau đây biết thừa là những kẻ nào, he he. Ơ, sữa khác cơm khác.

À ừ, cơm ăn xong đương nhiên nó phải khác. Lúc ý lớn rồi, 6-7 tháng. Ăn xong phải lau miệng lau tay, đánh răng đọc truyện, chưa kể bedtime routine (nằm cùng nhau trên giường đọc sách – hát) mất 20’ rồi. Vậy là ăn xong sau 30’ lăn ra ngáy đúng chuẩn anh Tàu rồi còn gì.

Giờ thách các mẹ ăn trưa xong không ngủ trưa, khối mẹ thua lòi kèn ý nhờ!

Hachun - Admin POH

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo