Mất nước: tình trạng nguy hiểm với trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Mất nước là tình trạng rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Hiện tượng mất nước ở trẻ sơ sinh xảy ra khi con gặp các vấn đề như tiêu chảy, nôn mửa hay sốt cao. Dấu hiệu trẻ sơ sinh mất nước có thể kể đến: mắt trẻ bị trũng, con khóc không ra nước mắt, môi và miệng khô, điểm thóp trên đầu bị lõm vào… Ngay khi trẻ có biểu hiện mất nước mẹ cần nhanh chóng tìm cách bù nước cho trẻ bằng cách cho con bú thường xuyên và uống nhiều sữa. Nếu tình trạng nghiêm trọng, mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay.

Dấu hiệu trẻ bị mất nước

Trẻ bị mất nước nếu nếu con bị mất quá nhiều chất lỏng trong cơ thể hoặc uống không đủ nước. Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây đều có thể hiểu rằng con đang bị mất nước:

  • Môi, miệng và mắt khô, khóc không có nước mắt
  • Điểm thóp trên đầu bị lõm vào
  • Trẻ có ít tã ướt hơn bình thường
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Trẻ hôn mê hoặc không tỉnh táo
  • Bàn tay, bàn chân lạnh, tím tái

Tình trạng trẻ sơ sinh bị mất nước khá phổ biến. Trẻ rất nhạy cảm với chất lỏng vì cơ thể con còn nhỏ. Tính trên diện tích cơ thể, trẻ cần nhiều nước hơn so với người lớn.

 Hiện tượng trẻ sơ sinh mất nước

Hiện tượng trẻ sơ sinh mất nước

Nếu mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay. Mất nước có thể phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ mất nước

Một số lý do dễ khiến bé có thể bị mất nước:

Tiêu chảy và nôn

Đây là nguyên nhân gây mất nước phổ biến nhất ở trẻ. Nếu em bé bị nhiễm virus dạ dày, chẳng hạn như viêm dạ dày đường ruột, bé có thể bị mất nước do tiêu chảy và nôn mửa .

Trẻ sẽ không thể hấp thụ chất lỏng như bình thường nếu con bị tiêu chảy. Và bị ốm cũng có nghĩa là con không thể giữ chất lỏng trong cơ thể lâu dài.

Sốt

Sốt cũng là một nguyên nhân phổ biến gây mất nước. Khi bé bị sốt, bé đổ mồ hôi nhiều và nước bốc hơi khỏi da khi cơ thể bé cố gắng hạ nhiệt .

Quá nóng

Trẻ dễ bị đổ mồ hôi và mất chất lỏng khi ở ngoài nắng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Con cũng dễ rơi vào tình trạng quá nóng và đổ mồ hôi khi ở trong một căn phòng hẹp, ngột ngạt hoặc phải mặc quá nhiều quần áo.

Không uống nước hoặc lười bú mẹ

Em bé có thể không chịu uống nước nếu:

  • Con bị bệnh tay, chân và miệng .
  • Con bị tưa miệng. Nếu mẹ bị tưa núm vú, trong trường hợp này mẹ cũng cần điều trị dứt điểm để con không bị tưa miệng lại khi bú.
  • Trẻ bị đau họng
  • Trẻ đang mọc răng
  • Con bị nghẹt mũi hoặc cảm lạnh, khiến con không thoải mái khi uống nước.

Điều trị mất nước ở trẻ sơ sinh

Mất nước sẽ không quá nghiêm trọng và mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị mẹ sử dụng các phương pháp sau:

Cho bé uống nhiều chất lỏng

Nếu đang cho con bú sữa mẹ, hãy để con bú nhiều hơn. Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa công thức, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Không nên pha loãng sữa công thức để mong con uống nhiều nước hơn. Trẻ trên 6 tháng đang ăn dặm cũng nên uống bổ sung nước.

Bên cạnh việc cho con bú, uống sữa và uống nước, mẹ có thể cho con uống từng ngụm dung dịch bù nước (ORS) thường xuyên (khoảng vài lần trong 1 giờ đồng hồ). Một ngụm nhỏ ORS sẽ giúp bù nước, muối và đường mà con bị mất.

Không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước trái cây đóng chai hoặc đồ uống có ga, đặc biệt nếu con đang bị mất nước vì tiêu chảy và mất nước. Những loại nước này có thể khiến bệnh tiêu chảy của con nặng hơn.

Cho trẻ uống thuốc giảm đau

Nếu trẻ không bú hoặc uống nước được mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để con bớt khó chịu.

Với những trẻ sốt trên 38.5 độ, mẹ có thể cho bé dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng nếu bé chào đời sau 37 tuần và nặng hơn 4kg (9lb). Hoặc con có thể dùng ibuprofen nếu đã được ba tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg (11lb). Nếu không rõ về liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Giữ cho bé mát mẻ trong

Trong suốt thời gian nóng nực mẹ hãy để trẻ ở những nơi mát mẻ tránh ánh nắng mặt trời. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước.

Nếu trẻ chỉ bú mẹ con sẽ không cần bổ sung thêm nước trong những ngày nắng nóng, mẹ chỉ cần cho con bú nhiều hơn. 

Khi nào mẹ nên lo lắng về tình trạng mất nước của trẻ?

Mất nước nghiêm trọng thường là tác dụng phụ của các bệnh khiến trẻ ốm sốt khác như:

Nếu trẻ mất nước nghiêm trọng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị. Bác sĩ sẽ cho trẻ truyền nhỏ giọt để bổ sung nước hoặc dẫn nước qua một ống mềm vào bụng qua đường mũi.

Chú ý đảm bảo vệ sinh là cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm trùng và các bệnh khác ở trẻ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo