Viêm thanh khí phế quản (tên tiếng anh là Croup) là một dạng viêm cấp tính đường hô hấp, trường hợp nặng ảnh hưởng đến phổi. Các triệu chứng viêm thanh khí phế quản bao gồm thở khò khè, sốt, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi khác thường… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ thông tin chi tiết về căn bệnh này cũng như cách điều trị viêm thanh khí phế quản ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị viêm thanh khí phế quản.
Viêm thanh khí phế quản là bệnh gì?
Viêm thanh khí phế quản (còn gọi là viêm thanh quản hay bạch cầu thanh quản) là bệnh phổ biến ở trẻ em do nhiễm virus. Bệnh này làm thanh quản (ống tạo ra âm thanh) và khí quản (đường dẫn khí đến phổi) bị sưng lên khiến trẻ khó thở. Trẻ bị viêm thanh khí phế quản thường ho khàn đặc và khỏi trong vài ngày.
Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi dễ mắc viêm thanh khí phế quản. Tuy nhiên trẻ lớn hơn vẫn có nguy cơ gặp tình trạng này.
Trẻ sẽ bị viêm thanh khí phế quản nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 12 vì thời tiết lạnh. Nhưng bé cũng có thể mắc nhiều lần quanh năm nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản
Các dấu hiệu một em bé bị viêm thanh khí phế quản rất dễ nhận thấy. Tiếng ho của con rất đặc biệt, giống như tiếng một con gấu vậy. Các mẹ hẳn sẽ rất lo lắng khi con ho khản đặc, nhưng thực tế trẻ sẽ không bị viêm quá nặng.
Trẻ bị viêm thanh khí phế quản có tiếng ho khàn đặc
Mẹ có thể đọc thêm bài viết Ho gà ở trẻ sơ sinh để phân biệt tiếng ho của trẻ khi bị ho gà và viêm thanh khí phế quản!
Các triệu chứng khác của bệnh viêm thanh khí phế quản bao gồm:
- Trẻ hít vào tạo ra một âm thanh chói tai và cao vút, thở khò khè
- Sổ mũi
- Đau họng
- Sốt
- Mệt mỏi khác thường
- Da nhợt nhạt
Viêm thanh khí phế quản thường nặng hơn vào ban đêm và khi bé khóc.
Điều trị viêm thanh khí phế quản
Trong một số trường hợp trẻ sẽ hồi phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu mẹ lo lắng về sức khỏe của bé thì nên đưa con tới thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ một đơn thuốc tiêu sưng và giúp trẻ bớt khó chịu.
Bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ thử một số phương pháp điều trị tại nhà để giảm các triệu chứng của bé và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn:
- Khuyến khích bé uống nhiều nước. Nếu trẻ còn bú mẹ nên khuyến khích trẻ bú thêm. Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu. Có thể khuyến khích trẻ bú thêm nếu con đang bú mẹ. Giai đoạn này trẻ thường sẽ biếng ăn hơn.
- Paracetamol cho trẻ sơ sinh hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh dạng lỏng có thể giúp bé bớt khó chịu nếu bé bị sốt và đau. Em bé có thể uống paracetamol cho trẻ sơ sinh từ hai tháng nếu bé chào đời sau 37 tuần và nặng hơn 4kg (9lb). Con có thể uống ibuprofen cho trẻ sơ sinh nếu con đã ba tháng tuổi và nặng ít nhất 5kg (11Ib) . Lưu ý đọc thông tin về liều lượng trên bao bì, hoặc kiểm tra với bác sĩ và dược sĩ nếu mẹ chưa rõ về liều lượng dùng cho trẻ em.
- Nếu trẻ khóc và trông có vẻ mệt mỏi, trẻ sẽ ho dữ dội hơn. Mẹ hãy an ủi và trấn an con bằng cách ôm hôn và vỗ về bé. Đặt trẻ trên đùi hoặc bế thẳng sẽ giúp con dễ thở hơn.
- Theo dõi hơi thở của trẻ khi ngủ để biết tình trạng của con
Đừng sử dụng hơi nước để cố gắng làm dịu cơn đau của em bé. Điều này không có tác dụng và cho dù mẹ có cẩn thận đến đâu em bé vẫn có nguy cơ bị bỏng hơi nước. Đừng cho bé uống thuốc ho hay các loại thuốc thông mũi vì những loại thuốc này sẽ không có ích gì trong việc điều trị viêm thanh khí phế quản.
Các biến chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản
Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh đều nhẹ và sẽ đỡ hơn sau vài ngày, thậm chí không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu thanh quản và khí quản của trẻ sưng quá to trẻ sẽ bị khó thở nghiêm trọng. Mẹ cần gọi cho xe cứu thương ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng sau đây:
- Thở rất khó khăn
- Đột nhiên có vẻ rất buồn ngủ hoặc thờ ơ
- Môi và mặt tái đi
- Dường như có vết lằn ở cổ và lồng ngực
Đồng thời mẹ nên chú ý những trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để kịp thời phát hiện vấn đề và đảm bảo an toàn cho con.
Khi vào bệnh viện, em bé sẽ được thở oxy. Con cũng sẽ được sử dụng steroid để tiêu sưng ở đường thở .
Viêm thanh khí phế quản sẽ kéo dài bao lâu?
Hiện tượng này thường sẽ giảm đi sau vài ngày nhưng trong một số trường hợp nặng bệnh có thể kéo dài tới hai tuần. Trong thời gian này mẹ hãy áp dụng những phương pháp làm giảm các triệu chứng của bé tại nhà.
Một khi trẻ đã khỏi bệnh cơ thể sẽ thực hiện chức năng giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Mẹ sẽ hơi mệt đó nhưng tất cả rồi cũng sẽ qua.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo