Những trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay

đăng bởi Tiên Tiên

Trong một số trường hợp nguy hiểm mẹ cần đưa con đi tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Có thể kể đến các trường hợp như trẻ bị sốt cao, chân tay tím tái, khó thở, co giật, chấn thương đầu, gãy xương, chảy máu nghiêm trọng, rách da, ngộ độc, nôn trớ, tiêu chảy… Mẹ hãy tìm hiểu các dấu hiệu dưới đây để xác định được khi nào nên đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Làm thế nào để mẹ biết được liệu con có đang bị khó thở hay con đang có một cơn co giật nghiêm trọng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể những gì mẹ cần phải làm trong các trường hợp y tế khẩn cấp thường gặp.

Khó thở

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu con có những dấu hiệu suy hô hấp như:

  • Khò khè
  • Cánh mũi phập phồng
  • Hiện tượng rút lõm ở vùng da phía trên xương quai xanh, phần giữa hoặc dưới của xương sườn
  • Thở nhanh liên tục
  • Phát ra tiếng huýt sáo, tiếng ho hoặc tiếng rít khi thở ra và hít vào (thở khò khè)

Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu:

  • Da xung quanh miệng con chuyển sang màu xanh hoặc nhịp thở của con nhiều hơn 60 lần/phút

Co giật

Những dấu hiệu cho thấy con đang bị co giật:

  • Đột nhiên con không phản ứng lại và nhìn chằm chằm một cách lơ đãng hoặc trông con như đang không tự chủ
  • Trở nên vô thức kèm theo co giật hoặc vung vẩy

Mẹ nên làm gì:

  • Xoay con sang một bên để tránh bị nghẹn nước bọt, và lau sạch nước bọt chảy ra từ miệng con để giữ cho đường thở thông thoáng.

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ khi:

  • Cơn co giật của con kéo dài dưới 3 phút

Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu:

  • Cơn co giật của con kéo dài trên 3 phút
  • Xung quanh miệng của con chuyển sang màu xanh hoặc nhịp thở của con nhiều hơn 60 lần/phút
  • Con đã từng bị co giật và mẹ không thể đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Trẻ co giật hơn 3 phút cần được đưa đi cấp cứu ngay

Trẻ co giật hơn 3 phút cần được đưa đi cấp cứu ngay

Ngã hoặc va đập đầu

Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu con có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi con ngã hoặc bị va đập đầu:

  • Thở không đều
  • Con bị co giật hoặc động kinh
  • Bất tỉnh, không có ý thức

Những điều mẹ cần làm lúc này:

  • Không di chuyển con trừ khi con có nguy cơ bị tổn thương thêm nếu không di chuyển
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu con ngừng thở
  • Nếu con bị chảy máu, mẹ hãy dùng một tấm vải sạch và ấn chặt lên vết thương

Mẹ hãy đưa con đến phòng cấp cứu hoặc đi gặp bác sĩ ngay lập tức trong các trường hợp sau:

  • Con đã bị bất tỉnh, cho dù sau đó trông con như không có vấn đề gì
  • Con bị nôn hơn một lần
  • Con buồn ngủ một cách bất thường
  • Con nhìn có vẻ yếu, không tỉnh táo hoặc có vấn đề về sự phối hợp, thị lực hay giao tiếp bằng lời nói
  • Con bị chảy máu tai
  • Con bị chảy máu từ mũi hoặc miệng không ngừng từ 5-10 phút kể từ khi mẹ ấn chặt vào vết thương 

Gãy xương

Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu:

  • Các xương nhô ra khỏi da của con (Không chạm vào phần xương nhô ra, hãy phủ một tấm vải sạch lên đó)
  • Con có thể có vết nứt hoặc gãy xương hộp sọ, cổ, lưng hoặc vùng xương chậu (Không được di chuyển vị trí của con)
  • Con dường như bị đau dữ dội ở một vùng nào đó hoặc con khóc mãi không nguôi, không thể nào dỗ được

Gọi tham khảo ý kiến bác sĩ nếu con có những dấu hiệu của gãy xương:

  • Bầm tím, sưng, đau và cứng ở một vùng trên cơ thể con
  • Cơn đau tăng lên khi con vận động
  • Con không  muốn cử động chân tay của mình
  • Chân tay của con dường như bị cong khỏi vị trí của nó
  • Mẹ có thể nghe thấy tiếng răng rắc trong vết thương

Chảy máu nghiêm trọng

Gọi cấp cứu nếu:

  • Con bị mất ý thức, không phản ứng hoặc thở không đều
  • Mẹ không thể cầm máu cho con trong vòng 10 phút bằng cách dùng một miếng vải sạch ấn chặt vào vết thương

Những điều mẹ cần phải làm là:

  • Đặt con xuống và nâng cao bàn chân của con lên khoảng 15cm 
  • Nếu như có thể, mẹ hãy nâng cao phần cơ thể đang bị chảy máu của con
  • Ấn chặt một lực chắc chắn lên vết thương của con bằng miếng vải sạch cho đến khi mẹ có thể cầm máu cho con
  • Nếu máu thấm qua lớp băng gạc đang dùng, mẹ chỉ cần đặt thêm một lớp băng khác lên trên
  • Khi máu đã ngừng chảy, mẹ hãy để lại lớp băng gạc tại chỗ và buộc một miếng băng khác – hoặc quấn màng bọc thực phẩm hay băng keo – một cách chắc chắn quanh khu vực bị thương (nhưng không được chặt đến mức làm gián đoạn sự lưu thông tuần hoàn máu)

Mẹ hãy đưa con đến phòng cấp cứu nếu như:

  • Con thức và tỉnh táo
  • Mẹ đã không gọi được xe cấp cứu

Rách da hoặc trầy xước

Mẹ nên làm gì:

  • Lập tức dùng một lớp băng hoặc vải sạch ấn chặt vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy
  • Kiểm tra các mảnh vụn có trong vết thương của con; mẹ hãy cố gắng xả mạnh bằng nước mát hoặc dùng nhíp để cẩn thận nhấc những mảnh vụn lớn hơn ra khỏi vết thương
  • Nhẹ nhàng rửa vết thương của con bằng xà phòng và nước ấm hoặc ngâm vùng bị thương trong bồn tắm sau đó lau khô
  • Bôi một loại thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương của con
  • Bao bọc vết thương của con bằng băng sạch nếu vết thương có thể bị bẩn hoặc cọ vào quần áo

Mẹ hãy gọi cấp cứu khi:

  • Mẹ dùng một tấm vải sạch ấn một lực chắc chắn lên vết thương nhưng vẫn không thể cầm máu cho con trong vòng 10 phút

Mẹ hãy đưa con đến phòng cấp cứu khi:

  • Các vết đứt trên da con trông có vẻ sâu hoặc có mép lởm chởm như hình răng cưa. (Con có thể cần phải khâu vết thương lại.) 
  • Có các mảnh vụn găm vào vết thương của con (như bụi bẩn hoặc sỏi) mà mẹ không thể lấy ra được
  • Con bị thương ở trên mặt
  • Con bị một con vật hoặc một bạn nhỏ khác cắn rách da
  • Con có vết thương đâm sâu hoặc vết đứt do vật bẩn gây ra

Gọi cho bác sĩ nếu mẹ thấy những dấu hiệu vết thương của con bị nhiễm trùng trong những ngày tiếp theo:

  • Vùng da bị thương đỏ, có mủ, rỉ nước, sưng hoặc khi chạm vào thấy ấm

Ngộ độc

Mẹ hãy gọi cấp cứu trong các trường hợp sau:

  • Con bất tỉnh, không phản ứng hoặc cực kỳ buồn ngủ
  • Con đang bị co giật
  • Vùng xung quanh miệng con chuyển sang màu xanh hoặc nhịp thở của con nhiều hơn 60 lần/phút
  • Con bị bỏng ở môi hoặc miệng

Mẹ nên làm gì:

  • Lấy phần còn lại của thứ mà con đã bị nuốt ra khỏi cơ thể con
  • Đừng cố làm cho con nôn ra
  • Cố gắng làm con nhổ ra bất cứ thứ gì còn sót lại ở trong miệng
  • Mẹ hãy giữ một mẫu nhỏ thứ mà con nuốt phải nếu như có hộp để đựng.

Nôn trớ

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu con có những triệu chứng sau:

  • Nôn trong hơn 24 giờ
  • Tã của con không bị ướt trong khoảng 6 tiếng, môi và miệng khô, con khóc nhưng không chảy nước mắt nếu như con đã hơn 3 tuần tuổi; con buồn ngủ một cách bất thường, nước tiểu có màu vàng sẫm, thóp bị trũng (những điểm mềm trên đầu con)
  • Con nôn ra một ít máu
  • Nôn dữ dội, dai dẳng trong vòng nửa tiếng sau khi ăn

Mẹ hãy đưa con đến phòng cấp cứu nếu con bị nôn và kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Con khóc không nguôi, luân phiên kéo chân vào và duỗi chân ra, uốn cong lưng trong đau đớn.
  • Con nôn ra những thứ nhìn có màu xanh, đen hoặc đỏ (khi đó mẹ hãy cố gắng lấy một ít mẫu để vào túi nhựa)
  • Khối u cứng hoặc sưng ở bụng và đau khi chạm vào
  • Con nôn hơn một lần sau khi bị chấn thương đầu

Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu:

  • Con không phản ứng lại với các kích thích

Tiêu chảy 

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu con có những triệu chứng sau:

  • Con nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị tiêu chảy (đột nhiên con đi vệ sinh thường xuyên và phân nhiều nước hơn bình thường)
  • Tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 24 giờ
  • Tã của con không bị ướt trong khoảng 6 tiếng, môi và miệng khô, con khóc nhưng không chảy nước mắt nếu như con đã hơn 3 tuần tuổi; con buồn ngủ một cách bất thường, nước tiểu có màu vàng sẫm, thóp của con bị trũng (những điểm mềm trên đầu con)
  • Con đi tiểu ra phân đen hoặc có máu trong phân

Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu như:

  • Con không có phản ứng nào

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo