Sơ cứu trẻ nhét dị vật vào mũi hoặc tai

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ có thể bị kẹt dị vật trong mũi hoặc tai từ tình huống rất đơn giản như một hạt cơm sặc lên mũi, nhét một chiếc cúc áo mà con đang chơi hay bị côn trùng bay lạc vào. Nếu không thể lấy dị vật trong tai và mũi của trẻ ra, điều  này rất nguy hiểm và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu nào cho thấy có dị vật trong tai hoặc mũi của con? Nhưng lấy dị vật trong mũi và tai trẻ như thế nào?  Và làm gì để phòng ngừa trẻ nhét dị vật vào tai và mũi? Mời ba mẹ đọc bài viết sau đây!

 Chắc hẳn các mẹ đều đã được nghe những câu chuyện về các em bé và trẻ nhỏ đưa mọi thứ vào mũi và tai của bé, từ một hạt đậu, cái cúc áo hoặc một miếng ngũ cốc cho đến một con côn trùng. Nhưng thực tế hành động trên của bé là cực kỳ nguy hiểm, có khả năng gây nhiễm trùng tai, mũi và ảnh hưởng không tốt cho bé sau này.  

Nên làm gì khi trẻ có dị vật vào mũi hoặc tai?

Trước hết mẹ cần phải hết sức bình tĩnh và cố gắng trấn an con rằng con sẽ không sao hết. Nếu vật ở phía ngoài và có thể nhìn rõ (bé cần phải ngồi yên), thì mẹ hoàn toàn có thể dùng nhíp để gắp vật ra.

Nguy cơ lớn nhất là mẹ có thể đẩy hạt đậu, cúc áo hoặc miếng ngũ cốc vào sâu hơn trong khi cố gắng lấy ra bằng tăm bông hoặc nhíp. Vì vậy hãy để bác sĩ giúp mẹ thực hiện việc này. 

 Không nên tự ý lấy dị vật trong tai bằng bông tăm hoặc nhíp

Không nên tự ý lấy dị vật trong tai bằng bông tăm hoặc nhíp

Các bác sĩ có kẹp nhỏ và các dụng cụ y tế với những phương pháp chuyên nghiệp sẽ lấy đồ vật ra khỏi tai và mũi cho bé an toàn.

Nếu việc tự lấy đồ vật ra là không dễ dàng, mẹ cần phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ có thể nắm rõ tình hình và giải quyết một cách sớm hơn và dễ dàng hơn, và với những vật rất khó để lấy ra, mẹ sẽ phải chờ đợi lâu hơn một chút. Ví dụ như, một hạt đậu có thể phồng lên và khó lấy ra hơn, và một chiếc pin cúc áo cũng có thể gây tổn thương mô nghiêm trọng.

Dấu hiệu trẻ có dị vật kẹt trong mũi và tai

Trẻ nhỏ rất thích đặt mọi thứ - từ hạt cườm cho đến hạt bỏng ngô - lên mũi hoặc vào tai, và trẻ có thể không nhận ra rằng có thứ gì đó đã bị mắc kẹt bên trong.

Dấu hiệu: Mẹ có thể nhận thấy một bên mũi của con bị chảy nước, và dịch tiết ra có mùi khó chịu. (Nếu trẻ đang bị cảm lạnh gây sổ mũi thì cả hai bên mũi có thể sẽ bị chảy nước mũi chứ không phải chỉ một bên). Con có thể khóc vì đau hoặc khó chịu, hoặc bị chảy máu mũi.

Nếu có thứ gì đó lọt vào tai, con có thể sẽ kêu ca với mẹ rằng con nghe không rõ. Con cũng có thể liên tục kéo tai lên, tai bé bị chảy dịch hoặc khó chịu.

Bác sĩ sẽ lấy vật bị kẹt ra bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ sử dụng một số công cụ và vận dụng các kỹ thuật y tế nhất định. Bác sĩ sẽ nhìn vào tai hoặc mũi của bé, rồi sau đó sẽ quyết định cách tốt nhất để tiến hành lấy vật ra khỏi. Dưới đây là một số cách bác sĩ thường làm:

  • Bịt bên mũi không bị mắc kẹt của bé lại và yêu cầu bé cố gắng xì mũi. Nếu bé không thể tự bịt mũi, bác sĩ sẽ nhờ mẹ che miệng của con lại để hỗ trợ, bé cần thở nhanh, gấp để làm bật đồ vật bị kẹt ra khi bác sĩ bịt phần mũi bên kia lại. (Đây là hai kỹ thuật mẹ có thể thử ở nhà trước khi đến phòng khám hoặc bệnh viện, nếu mẹ cảm thấy ổn khi thử với mình trước).
  • Bác sĩ sẽ sử dụng cái kẹp nhỏ, giống như nhíp; tăm bông hoặc một máy hút để lấy vật bị kẹt ra. (Nếu có côn trùng trong tai của bé, bác sĩ sẽ sử dụng dầu khoáng để làm ngạt côn trùng trước).
  • Đẩy dị vật ra ngoài bằng nước
  • Dùng nam châm để hút dị vật bằng kim loại ra.

Nếu việc điều trị đặc biệt khó khăn, bác sĩ sẽ phải gây mê bé trước khi thực hiện. Có lẽ mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên về tai mũi họng.

Sau khi lấy được dị vật ra ngoài, tai hoặc mũi của con sẽ được kiểm tra lại để đảm bảo không còn thứ gì khác ở đó. Bác sĩ có thể kê cho bé toa thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc nhỏ tai, hoặc thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

Phòng ngừa con nhét dị vật vào mũi và tai

Để phòng ngừa con nhét dị vật vào mũi và tai, mẹ cần phải đảm bảo rằng tất cả các đồ chơi của con đều phù hợp với lứa tuổi và giám sát con một cách chặt chẽ khi con chơi.

Để tiền xu và các vật dụng nhỏ khác ngoài tầm với của trẻ. Và tất nhiên, mẹ nên dạy con không nên cho bất cứ thứ gì vào mũi hoặc tai của bé vì như vậy là rất nguy hiểm.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo