Trẻ bị vết thương thủng do vật sắc nhọn có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván nếu không được xử lý đúng cách. Vậy mẹ nên làm gì ngay sau khi trẻ bị vết thương hở, vết thương thủng? Có nên tiêm phòng uốn ván ngay không? Nên làm gì để phòng tránh những tai nạn gây vết thương hở, vết thương thủng cho trẻ? Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết sau.
Mẹ nên làm gì khi con dẫm phải vụn móng tay hoặc bị một vật sắc nhọn đâm vào?
Nếu con có vết thương thủng, mẹ cần rửa tay sạch sẽ và xem xét vết thương của con một cách kĩ càng. Hãy để vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ rồi mẹ hãy dùng xà phòng để rửa sạch vết thương trong vòng 5 phút.
Rửa sạch vết thương hở, vết thương thủng ngay khi phát hiện
Không cần phải xem xét kỹ, mẹ chỉ cần nhìn qua để chắc chắn rằng không có vật gì lạ trong vết thương của bé. Nếu mẹ thấy bất cứ vật gì, hoặc nếu một mảnh của vật gây ra vết thương bị mất (ví dụ như phần cuối của một cái móc), mẹ cần đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Đồng thời hãy đưa con đến bác sĩ nếu con chảy máu không ngừng và mẹ không thể cầm máu bằng áp lực. (Tuy nhiên, hầu hết các vết thương thủng thường không chảy máu nhiều).
Nếu không có vật gì bên trong, mẹ nên bôi thuốc mỡ kháng khuẩn vào vết thương của con rồi băng lại bằng băng sạch. Nếu bé có vẻ đau, mẹ hãy hỏi hỏi bác sĩ xem liệu bé có thể dùng một liều acetaminophen thích hợp được không.
Nếu bé bị thương do vật gì đó rất nhỏ, hoặc nếu vật gây ra thương tích bị gỉ hoặc bẩn, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám và kê thuốc kháng sinh cho bé để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra kĩ cho bé nếu bé bị động vật hoặc một người nào đó cắn làm thủng da.
Trẻ có cần phải đi tiêm phòng uốn ván sau khi bị vết thương thủng hay không?
Điều đó phụ thuộc vào những mũi tiêm phòng bé đã tiêm trước đó. Tiêm phòng uốn ván được coi như một phần trong danh sách các mũi tiêm chủng thông thường cho bé ở các độ tuổi 2, 4, 6 và 15 tháng.
Những mũi tiêm này sẽ bảo vệ bé khỏi bệnh uốn ván, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương.
Bác sĩ sẽ là người quyết định xem bé có cần đi tiêm phòng uốn ván bổ sung hay không, điều đó tùy thuộc vào tình trạng vết thương và số lần bé đi tiêm. (nếu bé đã được hơn 6 tháng tuổi và vẫn chưa tiêm đủ 3 mũi tiêm uốn ván, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ đưa bé đi tiêm phòng ngay lập tức.)
Nếu vết thương phức tạp (không sạch và nhỏ), bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc globulin, một loại thuốc giúp miễn dịch uốn ván ở người, có chứa kháng thể giúp chống nhiễm trùng uốn ván.
Mẹ cần làm gì để giúp bé không bị vết thương thủng?
Mẹ nên trang bị những vật dụng bảo vệ trẻ em cho ngôi nhà của mình để giúp bé không bị thương bởi các vật sắc nhọn. Hãy để các dụng cụ nhọn như que xiên hoặc dao ở một chỗ xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Không cho bé chạy nhảy và nô đùa với những vật sắc nhọn như bút chì, gậy hoặc mang theo những vật dễ vỡ (ví dụ như kính, cốc và đĩa thủy tinh) vì những vật này sẽ tạo ra các mảnh sắc nhọn nếu bị rơi vỡ.
Mẹ cần phải theo dõi con cẩn thận khi bé chơi với động vật để đề phòng bé bị động vật cắn. Và một khi bé đã biết đi, mẹ đừng để bé đi chân trần ở bất cứ đâu, hãy cho bé đi dép hoặc giày vì bé có thể giẫm lên một chiếc đinh cũ hoặc các vật sắc nhọn khác, đặc biệt là khi bé tham gia các hoạt động ở ngoài trời.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo