Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị điện giật. Tai nạn bị điện giật là vô cùng nguy hiểm. Sau khi phát hiện trẻ bị điện giật nên làm gì? Những cách phòng chống điện giật ở trẻ hiệu quả là gì? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau!
Trẻ bị điện giật có ảnh hưởng gì không?
Nếu em bé chạm vào dòng điện bằng ngón tay, chân hoặc miệng - dòng điện sẽ chạy qua một phần cơ thể. Tùy thuộc vào cường độ, loại dòng điện và thời gian bé chạm, bé có thể bị giật, bỏng hoặc chấn thương nghiêm trọng.
Một cú sốc điện nhỏ có thể không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, một dòng điện mạnh đi vào cơ thể bé tại một vị trí và di chuyển qua các vị trí khác có thể làm hỏng tất cả các mô nơi dòng điện di chuyển qua.
Tai nạn điện giật cực kỳ nguy hiểm
Nếu bé bị điện giật, con có thể bị bỏng da; tê hoặc ngứa ran; co thắt cơ, đau đầu; hoặc khiếm thính. Một cú sốc điện mạnh có thể khiến bé bất tỉnh, ngừng thở hoặc gây co giật, ngừng tim, tổn thương não hoặc các cơ quan khác, thậm chí tử vong.
Nên làm gì nếu bé bị giật điện?
Nếu mẹ tận mắt nhìn thấy bé bị điện giật, mẹ hãy tắt nguồn điện ngay nếu có thể - rút dây điện, tắt cầu dao hoặc rút cầu chì ra khỏi hộp cầu chì.
Mẹ nên nhớ không được chạm vào bé bằng tay trần khi bé đang tiếp xúc với dòng điện và cũng không được chạm vào khu vực nước có dòng điện chảy ra, mẹ có thể bị điện giật. Để sơ cứu cho bé, mẹ hãy sử dụng một vật không phải là kim loại và không dẫn điện, như chổi gỗ hoặc cuốn tạp chí được cuộn lại.
Nếu bé bị bất tỉnh, mẹ hãy kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé không thở, hãy nhờ ai đó gọi cấp cứu giúp mẹ, trong khi mẹ thực hiện các kỹ thuật hồi sức tim phổi cho bé. Nếu mẹ ở một mình với em bé, hãy thực hiện các kỹ thuật hồi sức tim phổi cho bé trong hai phút, sau đó gọi cấp cứu.
Nếu nhịp thở của bé vẫn đều đặn, mẹ hãy chú ý màu da của bé. Nếu da bé có vẻ xanh xao, hãy gọi y tế khẩn cấp. Mẹ cũng hãy tiếp tục theo dõi nhịp thở của bé và bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu bé ngừng thở.
Ngoài ra, mẹ hãy tìm phần da bị bỏng của bé. Một cú sốc điện có thể gây bỏng nghiêm trọng. Ngay cả khi vết bỏng không quá rõ nhưng vẫn có thể sâu và đau phần bên trong. Đặc biệt các vết bỏng trên môi đôi khi rất khó nhìn thấy.
Nếu bé bị bỏng, mẹ đừng chườm đá hay bôi thuốc mỡ hoặc bất cứ thứ gì khác lên trừ khi mẹ chắc chắn vết bỏng rất nhỏ. Nếu vết bỏng lớn, mẹ hãy đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu vết bỏng rất nhỏ, mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ gia đình.
Bác sĩ có thể làm sạch và băng vết bỏng cho bé và kiểm tra xem có tổn thương nào bên trong hay không, những vết thương mà mẹ khó phát hiện ra. Nếu mẹ nghĩ em bé bị đau, hãy hỏi bác sĩ xem liệu mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen được không.
Nếu bác sĩ nghĩ rằng bé bị tổn thương nội tạng, bác sĩ sẽ xét nghiệm cho bé để kiểm chứng. Và nếu bé bị bỏng nặng hoặc tổn thương bên trong, bé sẽ phải nhập viện.
Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị giật điện
Đối với trẻ sơ sinh, các nguyên nhân phổ biến khiến các tai nạn giật điện xảy ra:
- Trẻ cắn hoặc nhai dây điện
- Trẻ chọc các vật bằng kim loại vào ổ cắm hoặc cho miệng vào ổ cắm
- Trẻ chơi với dây điện và đèn (ví dụ đèn trang trí)
Cách phòng chống điện giật ở trẻ
Dưới đây là một số cách cụ thể mẹ có thể thực hiện để bảo vệ bé khỏi bị điện giật:
- Mẹ hãy che các ổ điện lại bằng nắp đậy và đặt các đồ đạc nặng để chắn các ổ điện đi nếu có thể cho đến khi bé học được cách tránh xa các ổ điện,.
- Thay các dây điện đã bị sờn và để tất cả dây điện ngoài tầm với của trẻ.
- Hãy chắc chắn rằng tất cả các thiết bị trong nhà đều có nhãn chứng nhận đảm bảo an toàn.
- Sử dụng bộ ngắt mạch chạm đất (GFCI) cho các ổ cắm trong phòng tắm, nhà bếp và sân. GFCI là một bộ ngắt mạch hoạt động nhanh được thiết kế để tắt nguồn điện nếu dòng điện bị gián đoạn. Những bộ ngắt mạch này sẽ giúp ngăn ngừa điện giật ở những khu vực ẩm ướt.
- Rút phích cắm của các thiết bị khi không sử dụng trong phòng tắm, hoặc sử dụng trong phòng khác. (Chẳng hạn như sấy tóc trong phòng ngủ chứ không phải trong phòng tắm.)
- Khi ra ngoài với con, mẹ hãy chú ý các cột điện bị hỏng và dây điện bị rơi - đặc biệt là sau cơn bão.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo