Sơ cứu trẻ bị bỏng lạnh

đăng bởi Tiên Tiên

Bỏng lạnh là gì? Dấu hiệu trẻ bị bỏng lạnh là gì? Các vùng da bị bỏng lạnh sẽ như thế nào? Mẹ xử trí bỏng lạnh như thế nào? Cách chữa bỏng lạnh là gì? Và làm sao để phòng tránh bỏng lạnh ở trẻ? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

Dấu hiệu trẻ bị bỏng lạnh

Mẹ và bé cùng ra ngoài khi thời tiết khá lạnh, và mẹ nhận thấy các ngón tay của bé đã chuyển sang màu trắng. Có phải bé đã bị bỏng lạnh hay không?

Câu trả lời là có thể bé đã bị rét cóng. Làn da của con người sẽ bị đông cứng từ từ trước khi chuyển sang giai đoạn bỏng lạnh - vì vậy nếu ngón tay của bé bắt đầu chuyển sang màu trắng, đó chính là dấu hiệu bé đang bị rét cóng. Khi điều này xảy ra, mẹ hãy đưa bé vào trong nhà ngay lập tức và cởi bỏ tất cả quần áo bị ướt lạnh trên người bé.

 Hình ảnh tay trẻ khi bị bỏng lạnh

Hình ảnh tay trẻ khi bị bỏng lạnh

Mẹ hãy ôm lấy bé và nhẹ nhàng làm ấm ngón tay của bé bằng cách đặt các ngón tay của bé vào nách của mẹ. Sau đó hãy cho bé ngâm tay vào nước ấm, nhưng đừng nóng quá - khoảng 40 đến 41 độ C là tốt nhất. (Nếu nhà không có nhiệt kế, mẹ hãy nhúng thử khuỷu tay của mình vào nước để đảm bảo nước không bị quá nóng).

Đừng chà ngón tay của bé hoặc sử dụng các thiết bị sưởi ấm, như máy sấy tóc, để làm ấm tay cho bé, vì điều này có thể làm mô da ở tay của bé bị tổn thương thêm.

Nếu ngón tay của bé trông có vẻ như sáp, cứng, hơi vàng hoặc bắt đầu sưng phồng lên, thì chứng tỏ tay của bé đã bị bỏng lạnh. Bỏng lạnh là sự đóng băng của da và được chia làm nhiều cấp độ.

Ở cấp độ nhẹ, bé sẽ chỉ bị tổn thương tới bề mặt da. Nhưng ở cấp độ nặng hơn, bỏng lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các mô da ở sâu hơn, có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả cơ bắp và thậm chí là xương.

Xử trí khi mẹ nghĩ con bị bỏng lạnh

Mẹ hãy nhanh chóng bọc bé trong một chiếc chăn dày và đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Trong trường hợp bỏng lạnh, bé sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mô vĩnh viễn.

Nếu mẹ có thể, hãy bọc các khu vực bị bỏng lạnh của bé bởi băng vô trùng. Nếu ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu bị đông cứng, hãy quấn sao cho các ngón tách biệt với nhau.

Mẹ cần làm ấm em bé một cách từ từ trên đường đến bệnh viện bằng cách nhẹ nhàng cầm nắm các vùng bị đông cứng nếu các vùng này không được bọc lại trong quần áo hay chăn chấm, sưởi ấm bé bằng nhiệt độ cơ thể của mẹ.

Khi các vùng bị đông cứng bắt đầu ấm hơn, mẹ hãy cố gắng đứng để các vùng da đó “đóng băng” trở lại, vì điều này sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

Làn da bị đông cứng của bé có thể rất đỏ và đau rát khi được sưởi ấm. Các nhân viên y tế trong phòng cấp cứu có thể sẽ cho bé uống thuốc để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Và đồng thời cũng sẽ kiểm tra vấn đề thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể ở mức độ thấp gây nguy hiểm.

Khi trở về nhà, nếu bé bị sốt hoặc vùng bị bỏng lạnh bắt đầu đổi màu hoặc bị chảy dịch, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé trở lại phòng cấp cứu hoặc đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Phòng tránh tình trạng bỏng lạnh ở trẻ

Mẹ cần hết sức cảnh giác về vấn đề này. Bé có thể sẽ bị lạnh cóng từ trước mẹ một thời gian khá dài, một phần là vì trẻ sơ sinh mất nhiệt từ da nhanh hơn người lớn, hay nói cách khác trẻ em sẽ cảm thấy lạnh nhanh hơn người lớn (do trẻ sơ sinh có tỷ lệ bề mặt da so với trọng lượng cơ thể cao hơn).

Nếu bé được mẹ bế, bé sẽ không thể di chuyển để tạo ra nhiều nhiệt lượng cho cơ thể. Và những em bé chưa biết nói sẽ không thể nói với mẹ về các triệu chứng ban đầu của bỏng lạnh, ví dụ như cảm giác “gai người”.

Vì vậy đừng để bé ở ngoài trời lâu khi trời lạnh và chỉ nên đưa bé đi dạo một chút quanh khu phố hoặc di chuyển bằng ô tô nếu đi xa. Mẹ nên nhớ không nên cho bé mặc quần áo hoặc đi giày quá chật, vì sẽ khiến cho việc tuần hoàn máu bị hạn chế và có thể làm tăng khả năng bị tê cóng hoặc bỏng lạnh.

Nếu mẹ ra ngoài với bé trong thời tiết lạnh, hãy thường xuyên kiểm tra tay bé xem có bị các dấu hiệu của rét cóng hay không - ví dụ như là da trở nên trắng hơn bình thường.

Các dấu hiệu sẽ thường xuất hiện đầu tiên trên chân tay và các khu vực tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với gió lạnh. Mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra mặt, tay, ngón tay và ngón chân của bé, kể cả khi mẹ nghĩ rằng bé đã mặc rất nhiều quần áo và đã đủ ấm.

Mẹ nên cởi bỏ quần áo ướt của bé (như găng tay mà bé đang mang) ngay lập tức, vì hơi ẩm trên quần áo sẽ hút nhiệt ra khỏi làn da (do đó mẹ nên mang theo thêm một đôi găng tay dự phòng cho bé trong những tháng mùa đông).

Mẹ phải đặc biệt thận trọng vào những ngày lạnh, có gió. Gió sẽ làm cho da bé mất nhiệt nhanh hơn, làm tăng nguy cơ bé bị hạ thân nhiệt và tê cóng.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo