Mặc dù bố mẹ luôn nỗ lực bảo vệ để đảm bảo an toàn tốt nhất cho con, nhưng tai nạn ở trẻ vẫn xảy ra. Dưới đây là ví dụ về một số tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và các cách phòng ngừa:
Bỏng
Bỏng là một trong tai nạn phổ biến nhất ở trẻ em, có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
- Bỏng do cháy nắng
- Bỏng do điện và bị điện giật khi bé nhét ngón tay, đồ vật vào ổ cắm hoặc cắn dây điện
- Bỏng do lửa từ bếp lò, đèn, diêm, thuốc lá, lò sưởi hoặc từ cháy nhà
- Bỏng do chạm vào các đồ vật nóng, chẳng hạn như bếp, lò sưởi và lò vi sóng
- Bỏng do nước nóng và hơi nước từ chảo, cốc, bình đun nước nóng và nước tắm
Cách phòng ngừa:
- Đặt nhiệt độ máy sưởi không quá 50 độ C.
- Không bao giờ được để đồ ăn đã nấu chín trên bếp khi mẹ không thể coi chừng và để tay cầm của nồi nằm ngoài tầm với của con. Luôn giám sát trẻ khi trẻ ở trong bếp.
- Lắp đặt thiết bị báo khói ở trong nhà hoặc gần phòng ngủ của mẹ và luôn bật thiết bị.
Ngộ độc
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), mỗi ngày tại Mỹ có hơn 300 trẻ em bị ngộ độc. Ngộ độc xảy ra do:
- Trẻ nuốt phải dầu gội, dung dịch sau khi cạo râu, nước hoa, thuốc tẩy, nước rửa tay và nicotine lỏng trong thuốc lá điện tử
- Uống thuốc, vitamin không đúng liều
- Tiếp xúc với khí CO từ các thiết bị gas như bếp lò, lò sưởi
Cách phòng ngừa:
- Bỏ thuốc đã hết hạn hoặc thuốc không sử dụng, kể cả các loại thuốc được kê đơn hay không được kê đơn.
- Cất thuốc, sản phẩm chăm sóc cá nhân, dung dịch tẩy rửa và hóa chất xa tầm tay (và ngoài tầm nhìn) của trẻ nhỏ.
- Lắp đặt máy dò khí CO.
Đuối nước
Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 14 tuổi, và thậm chí một lượng nước nhỏ cũng gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Đuối nước là tai nạn nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ
Mẹ hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để giảm nguy cơ trẻ gặp nguy hiểm:
- Hãy chú ý tới nước trong nhà vệ sinh, bồn tắm, xô, thùng đá và máy làm mát có chứa nước hoặc nước đá.
- Hãy chắc chắn rằng bồn tắm nước nóng, bồn tắm nước khoáng, bồn tạo sóng và bể bơi không gây nguy hiểm cho bé.
- Đưa bé tránh xa đài phun nước, mương thủy lợi, hố sâu và giếng.
- Chú ý theo dõi con khi bé chơi đùa với nước.
Cách phòng ngừa:
- Hãy chắc chắn rằng xô và thùng không có nước khi mẹ không sử dụng.
- Đóng nắp bồn cầu xuống và đóng phòng tắm lại.
- Không bao giờ để bé tiếp xúc với nước khi không có mẹ.
Ngã
Khi bé học cách đứng, đi, chạy và leo trèo, bé sẽ không thể tránh khỏi những cú ngã và va chạm. Hầu hết những cú ngã này đều không quá nghiêm trọng, nhưng té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho trẻ sơ sinh, bao gồm chấn thương đầu, gãy xương, bong gân, nhiễm trùng hoặc bầm tím.
Bé hay ngã nhất từ một số vị trí sau:
- Ghế cao
- Giường, bàn thay đồ và các đồ nội thất khác
- Cầu thang
- Sàn trơn
- Giỏ hàng
- Xe đồ chơi
- Ghế trẻ sơ sinh
- Xe tập đi cho bé
- Cửa sổ không có song chắn
Cách phòng ngừa:
- Lắp song chắn cho cửa sổ, cầu thang và hành lang.
- Đưa bé đến các sân chơi phù hợp lứa tuổi của bé với các thiết bị có bề mặt mềm.
- Không bao giờ để em bé một mình trên bàn thay đồ hoặc đồ nội thất khác khi không có người lớn bên cạnh.
Nghẹt thở
Trẻ nhỏ thường bỏ khá nhiều thứ vào miệng. Ví dụ nếu bé nhìn thấy những viên bi nhiều màu sắc, có lẽ bé sẽ với lấy và bỏ vào miệng ngay lập tức. Dưới đây là một số ví dụ về các đồ vật hàng ngày có thể gây nguy hiểm cho con:
- Các mẩu thức ăn nhỏ (bao gồm thức ăn cho vật nuôi), đồ chơi, pin, nắp chai, đồng xu, bóng bay, viên bi, bút đánh dấu, nam châm, nút, dây cao su, kẹp tóc nhỏ, dây buộc tóc và hạt nở đều là những đồ vật có thể gây nghẹt thở.
- Dây chuyền, dây rút trên quần áo, băng đô bé, dây, cà vạt và ruy băng cũng như dây trên đồ chơi, đồ gia dụng, rèm cửa sổ và đồ đạc khác có thể quấn vào cổ bé và siết cổ bé lại.
- Dây đai an toàn trên ghế bành hoặc xe đẩy được buộc không đúng cách, bé có thể trượt xuống và bị kẹt.
- Giường cũi có tấm chắn có thể đổ vào người trẻ. Chăn, gối, tấm chắn giường và nệm không khí cũng có thể đè lên khiến trẻ bị nghẹt thở.
Cách phòng ngừa:
- Đặt cũi và giường cách xa cửa sổ có rèm hoặc dây.
- Kiểm tra giữa ghế sofa và đệm ghế xem có đồ chơi nhỏ nào bị rơi xuống không. Bàn tay bé nhỏ của còn có thể thò vào cả những góc nhỏ nhất.
- Chú ý đến các vật có thể khiến bé nghẹt thở và để xa trẻ nhỏ.
- Không để bé một mình.
- Tìm hiểu các thao tác sơ cứu khẩn cấp khi nghẹt thở và kỹ thuật hô hấp nhân tạo và đảm bảo rằng những người chăm sóc cho bé cũng đã được học cách thực hiện các kỹ thuật này rồi.
Các chấn thương phổ biến khác
Bố mẹ sẽ không thể ngờ được những thứ có thể gây chấn thương cho con. Dưới đây là những chấn thương khác cần chú ý:
- Chấn thương mũi do bé va vào một vật đang đứng yên, ngã xuống nơi có bề mặt cứng, va chạm vào một đồ chơi đang bay hoặc đánh nhau với những đứa trẻ khác
- Các vật bị mắc kẹt trong lỗ mũi hoặc tai, chẳng hạn như đá nhỏ, viên vitamin, sỏi và đậu Hà Lan
- Vết cắt và vết trầy xước từ móng tay nhọn, vật nuôi, vật sắc nhọn, mép đồ nội thất, gậy và các vật nhọn khác bên ngoài
- Sái tay do mẹ bế bé lên bằng một tay, khi cánh tay bé bị giật mạnh, hoặc do mẹ nắm tay bé và xoay bé xung quanh.
- Chấn thương mắt do bụi, cát, thuốc xịt hóa học hoặc các vật lạ
- Vết cắn từ động vật, côn trùng.
Cách phòng ngừa:
- Trang bị những vật dụng bảo vệ bé cho ngôi nhà là một cách giữ an toàn cho con khỏi những nguy hiểm trong nhà một cách lâu dài.
- Học cách sơ cứu, học cách phán đoán liệu chấn thương có thể điều trị tại nhà hay không hay cần chăm sóc y tế khẩn cấp, sẽ giúp chấn thương của bé không trở nên tồi tệ hơn.
An toàn khi đi xe hơi
Khi nói đến ô tô, va chạm không phải là mối lo ngại duy nhất. Một số những nguy hiểm khác có thể xảy ra:
- Ghế ngồi ô tô có kích thước không phù hợp với trẻ hoặc được lắp đặt không đúng cách (hoặc không cho bé ngồi trên ghế ô tô)
- Trẻ bị say nắng vì xe quá kín
- Mắc kẹt trong cửa sổ hoặc cốp xe
- Trẻ vô tình ngồi chơi trước xe.
Cách phòng ngừa:
- Hãy chắc chắn rằng ghế ô tô của con không bị hỏng và được lắp đặt đúng cách.
- Luôn thắt dây an toàn cho trẻ
- Đặt điện thoại di động của mẹ hoặc một vật dụng thiết yếu khác bên cạnh ghế ô tô của con để mẹ không bỏ quên con trên xe sau khi đỗ xe.
- Đi bộ quanh xe trước khi lên xe để đảm bảo không có trẻ em nào đang chơi gần đó.
- Luôn đóng cốp xe và kéo cửa sổ lên để trẻ không thể trèo vào trong khi xe đang đỗ.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo