Chảy máu cam ở trẻ thường gặp khi thời tiết quá nóng hoặc con bị ngã dập mũi. Chảy máu cam bình thường không nguy hiểm, tuy nhiên mẹ cần có cách sơ cứu đúng để ngăn máu chảy ra nhanh nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nguyên nhân chảy máu cam và hướng dẫn cách chữa chảy máu mũi ở trẻ. Mời ba mẹ theo dõi!
Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ
Niêm mạc lót bên trong mũi gồm nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ gây chảy máu - đặc biệt là khi chúng bị khô hoặc bị kích thích.
Nguyên nhân phổ biến của chảy máu cam bao gồm cảm lạnh, dị ứng và viêm xoang; do độ ẩm thấp; do chấn thương (như ngoáy mũi, có dị vật trong mũi hoặc bị va đập vào mũi). Đôi khi do một vấn đề về y khoa như cấu trúc bất thường hoặc sự phát triển không bình thường trong mũi và một số loại thuốc có thể gây chảy máu.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?
Đầu tiên mẹ hãy giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng an ủi con. Chảy máu cam là một hiện tượng rất phổ biến và không đáng lo ngại.
Mẹ hãy để con ngồi trong lòng của mẹ và hơi nghiêng về phía trước. Sử dụng khăn giấy hoặc khăn lau sạch, mềm, nhẹ nhàng bóp hai bên cánh mũi của con lại. Mẹ hãy làm một cách nhẹ nhàng với một lực đều tay trong vòng 10 phút (Mẹ không nên dừng lại sớm hơn để nhìn xem con có còn chảy máu nữa không)
Trẻ sơ sinh bị chảy máu cam
Trong thời gian này, mẹ có thể đánh lạc hướng con bằng cách hát cho con nghe, cùng con đọc một cuốn sách hoặc xem video (tùy theo tuổi của con)
Sau mười phút, mẹ hãy dừng tay và nhìn xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu con vẫn còn bị chảy máu, hãy tiếp tục làm như lúc nãy thêm mười phút nữa. (Nếu trông con có vẻ khó chịu khi mẹ ấn hai lỗ mũi của con xuống, mẹ có thể chỉ bịt một bên mũi bị chảy máu trong trường hợp mũi của con chảy máu ở một bên)
Mẹ cũng có thể áp một miếng gạc lạnh vào sống mũi của con. Nếu như mẹo này không hiệu quả, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ của con.
Có 2 lời khuyên quan trọng cho mẹ:
- Không đặt con nằm xuống hoặc ngả đầu ra phía sau. Không để máu chảy xuống cổ họng của con vì máu có vị rất kinh khủng và có thể làm con bị nôn mửa.
- Đừng đút kín bông vào mũi con trong hoặc sau khi con bị chảy máu cam. Máu có thể bắt đầu chảy lại ngay sau khi mẹ lấy bông ra khỏi mũi con và làm vỡ những cục máu đông đã hình thành.
Điều trị nếu trẻ không ngừng chảy máu cam
Bác sĩ có thể dùng thiết bị nội soi để tìm ra nơi chảy máu trong mũi của con. Bác sĩ có thể đặt bạc nitrat vào chỗ bị chảy máu, sử dụng thuốc nhỏ mũi để làm se các mạch máu lại hoặc đặt bông ngâm thuốc vào mũi của con.
Nếu con bị chảy máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ phải dùng băng gạc để đắp lên mũi của con, nhưng điều này hiếm khi cần thiết.
Nếu con bị va đập vào đầu hoặc mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm và theo dõi vết thương khi có dấu hiệu sưng tấy. Bác sĩ làm điều này để chắc chắn rằng con không bị gãy mũi hay bị nứt xương sọ.
Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có phải là một dấu hiệu đáng lo ngại?
Thường thì câu trả lời là không. Trẻ em hay bị chảy máu cam, đặc biệt là mùa đông khi không khí khô và sự nhiễm trùng rất phổ biến.
Mẹ có thể nhìn thấy cục máu khô trên giường của con vào buổi sáng nếu con bị chảy máu cam từ đêm. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp việc mẹ không nên lo lắng nếu con bị chảy thường xuyên.
Những trường hợp mẹ nên gọi cho bác sĩ để trao đổi về chứng chảy máu cam của con:
- Con bị chảy máu mũi sau một cú va đập vào đầu, mũi hoặc sau khi con bị ngã
- Mẹ lo rằng con đã mất máu quá nhiều. Chảy máu cam thường trông có vẻ đáng sợ nhưng thực tế sẽ không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu mẹ quá lo lắng mẹ hãy gọi điện cho bác sĩ.
- Con vừa mới dùng một loại thuốc mới và bắt đầu bị chảy máu cam nhiều hơn
- Con bị chảy máu cam thường xuyên hơn và bị nghẹt mũi kinh niên
- Con bị chảy máu cam và dễ bị bầm tím hoặc chảy máu từ các khu vực khác như từ nướu răng, lợi
Các biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ
Nếu không khí trong nhà quá khô, mẹ hãy sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng của con vào ban đêm. Ngăn cản con cho bất cứ thứ gì vào mũi, và nếu con có thói quen đưa ngón tay vào mũi, mẹ hãy thường xuyên cắt tỉa móng tay cho con để hạn chế việc móng tay làm tổn thương niêm mạc mũi.
Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về cách điều trị dị ứng phù hợp riêng cho con nếu mẹ nghĩ rằng con bị chảy máu cam do dị ứng. Mẹ cũng có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng nước muối nhỏ mũi để giữ ẩm cho mũi của con.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo