Móng chân mọc ngược (móng quặp) là hiện tượng móng mọc ngược vào trong và chọc vào thịt. Những móng chân này khiến trẻ bị đau và khó khăn khi di chuyển. Để biết cách xử lý móng chân mọc ngược mời ba mẹ tìm hiểu tình trạng này với bài viết dưới đây!
Dấu hiệu trẻ bị móng chân mọc ngược - móng quặp?
Móng chân bị mọc ngược là móng chân bị cắm hoặc mọc vào da. Bất kỳ ngón chân nào cũng đều có thể bị mọc ngược nhưng hiện tượng này xảy ra thường xuyên nhất ở ngón cái. Dấu hiệu của móng chân mọc ngược là đỏ hoặc sưng da ở rìa móng.
Khi móng chân bé mọc ngược, ngón chân của bé sẽ bị đau khi đi giày hoặc tất chật. Bé có thể sẽ khóc và gập ngón chân hoặc bàn chân của mình. Nếu trẻ đã biết đi thì trẻ sẽ đi khập khiễng hoặc nhăn mặt khi đi.
Hình ảnh móng chân trẻ mọc ngược (móng quặp)
Nếu móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng, mẹ sẽ thấy một vết phồng rộp chứa chất lỏng màu trắng hoặc vàng, và vùng da xung quanh bị đỏ. Nếu bị vỡ, vết phồng rộp đó có thể bị chảy mủ. Ngón chân của bé sẽ bị sưng đỏ nhiều hơn khi móng mọc dài ra.
Nguyên nhân khiến móng chân mọc ngược
Móng chân quá dài hoặc có xu hướng cong xuống sẽ dễ xảy ra hiện tượng móng chân mọc ngược. Mang giày hoặc vớ quá chật cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc móng chân bị mọc ngược.
Xử lý móng chân mọc ngược - móng quặp cho bé?
Mẹ có thể ngâm chân bé trong nước xà phòng ấm (không quá nóng) trong khoảng 10 phút, thực hiện hai hoặc ba lần mỗi ngày (hầu hết trẻ đều thích nghịch nước xà phòng nên sẽ không quá khó để thuyết phục trẻ ngâm chân). Sau đó, mẹ hãy lau khô và thoa một chút thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem bôi lên vùng da chỗ móng chân móng ngược.
Mẹ có thể thử giũa móng ra khỏi da hoặc dùng móng tay của mẹ nhẹ nhàng nhấc móng chân lên và chèn một lượng nhỏ bông vô trùng hoặc gạc giữa móng và da.
Mẹ chỉ nên sử dụng lực từ tay vừa đủ để nâng móng chân bé và thay bông nhiều lần trong một ngày. ( Nếu bé không chịu ngồi yên, mẹ hãy thử giũa móng hoặc chèn băng gạc khi bé ngủ).
Nếu mẹ nhận thấy móng chân mọc ngược khiến bé cảm thấy thực sự khó chịu, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống một liều thuốc giảm đau không cần kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen.
Mẹ nên nhớ không bao giờ được cho trẻ uống aspirin, bởi aspirin có thể gây ra hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé đến bác sĩ để kiểm tra trước khi cho trẻ uống bất cứ thứ gì.
Cho bé mang giày hoặc dép đế bằng cho đến khi ngón chân của bé khỏi hẳn và để bé đi chân trần trong nhà.
Phòng tránh hiện tượng móng chân mọc ngược
Cách tốt nhất là mẹ nên cắt móng chân cho trẻ đúng cách và đảm bảo giày, tất vừa vặn với bàn chân của bé.
Mẹ hãy sử dụng bấm móng chân để cắt móng chân cho bé thay vì dùng kéo và cắt theo đường thẳng - không cắt theo đường cong. Mẹ nên cắt móng chân cho bé trước khi quá dài và tự gãy hoặc rách.
Chẳng hạn, một chiếc móng quá dài có thể bị gãy nếu nó bị mắc trong tất của bé, trong khi phần móng chân bị gãy còn lại quá ngắn và bắt đầu mọc vào thịt của bé thay vì mọc ra ngoài.
Mặt khác, mẹ cũng không nên cắt móng chân của bé quá ngắn. Luôn để lại một phần nhỏ phía đầu móng và dũa các cạnh một chút để móng chân không quá sắc. Mẹ hãy cắt móng chân cho bé khi bé ngủ nếu bé không chịu ngồi yên cho mẹ cắt.
Bàn chân của bé phát triển rất nhanh, nên việc kiểm soát kích cỡ giày của bé là điều rất quan trọng. Giày quá chật đặc biệt là ở phía trước có thể khiến ngón chân bị chèn ép gây ra hiện tượng móng chân mọc ngược. Ngay cả những đôi tất chật cũng có thể khiến móng chân của bé mọc quặp vào phần thịt ở ngón chân.
Khi nào mẹ nên đưa bé đến bác sĩ?
Nếu móng chân mọc ngược không có dấu hiệu cải thiện sau khoảng một tuần điều trị tại nhà, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Liên hệ bác sĩ nếu vùng da ở ngón chân mọc ngược của bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng - khi diện tích da bị đỏ tăng lên đáng kể, chảy mủ hoặc có bất kỳ vết đỏ nào xuất hiện ở ngón chân.
Nếu móng chân của bé bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể điều trị cho bé bằng thuốc kháng sinh uống hoặc bôi. Bác sĩ có thể sẽ phải cắt một phần móng chân bị mọc quặp vào da của bé.
Nếu vấn đề về móng chân mọc ngược nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến khoa phẫu thuật nhi khoa (chuyên về phẫu thuật chân cho trẻ em)
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo