Những vết thương hở sâu và dài cần được khâu để phòng ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ bị sẹo và cầm máu. Mẹ nên đưa trẻ đến khâu vết thương ở phòng khám hoặc bệnh viện với chỉ khâu vết thương chuyên dụng. Vậy trẻ sẽ được điều trị vết khâu như thế nào? Khi nào cần quan tâm đến thẩm mĩ của vết khâu? Để tìm hiểu rõ hơn mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau!
Vết thương nào cần được khâu?
Nếu mẹ cảm thấy lo lắng, hãy đến ngay phòng khám hoặc phòng cấp cứu để kiểm tra vết thương của bé.
Nhìn chung, một vết thương sâu, dài hoặc một vết thương hở sâu hơn khoảng 0,6cm hoặc dài hơn khoảng 1,25cm sẽ cần khâu để phòng ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ bị sẹo và cầm máu.
Mẹ sẽ cần đưa bé đến phòng khám hoặc phòng cấp cứu trong các trường hợp sau đây:
- Nếu vết thương vẫn không ngừng chảy máu sau 10 phút cho dù mẹ đã dùng băng gạc hoặc một miếng vải sạch để ép chặt lên vết thương
- Nếu trong vết thương có các mảnh vụn như bụi bẩn hoặc sỏi không thể rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm
- Nếu vết thương là vết đâm hoặc bị nhiễm bẩn hoặc do vật bị rỉ sét
- Nếu vết thương là do động vật hoặc một trẻ khác cắn
Những vết thương hở lớn và sâu cần được khâu để chống nhiễm trùng
Vì da ở lòng bàn tay và ngón tay khá căng nên cần được khâu ngay cả khi vết thương không quá lớn. Và vết thương trên mặt cũng cần được khâu để giảm nguy cơ để lại sẹo sau này.
Điều quan trọng là vết thương phải được khâu trong vòng sáu đến tám tiếng để có kết quả tốt nhất. Sau khoảng thời gian đó, các mũi khâu có thể không đảm bảo vết thương sẽ an toàn và khả năng cao sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
Điều trị khâu vết thương ở bệnh viện
Tùy thuộc vào đồ vật gây ra vết thương cho bé, các bác sĩ có thể sẽ chụp X-quang vùng bị thương của bé để xem xét xem liệu có sót lại bất kỳ mảnh vụn nào bên trong cần phải loại bỏ hay không
Trước khi khâu, bác sĩ sẽ gây tê ở vùng bị thương cho bé. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ dùng thuốc gây tê tại chỗ.
Nhưng trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ trước để làm tê vùng bị thương, tiếp đó mới gây tê bằng thuốc gây tê tại chỗ. Sau đó vết thương sẽ được vệ sinh sạch sẽ và khâu kín.
Trẻ cần được giữ yên một cách nhẹ nhàng (ví dụ mẹ có thể cho bé nằm gọn trong một chiếc khăn) để bác sĩ có thể khâu vết thương cho trẻ một cách thuận lợi. Một số trẻ sẽ cần dùng thuốc an thần để bình tĩnh hơn trong khi chữa trị.
Nếu chỗ khâu nằm ở vị trí dễ bị căng ra khi di chuyển (như trên khớp), bác sĩ có thể sử dụng nẹp giữ vị trí đó cố định để vết thương không bị rách ra.
Các phương pháp chữa trị thay thế cho khâu vết thương
Keo dán vết thương: Đây là một loại keo dán da khi sử dụng sẽ tạo thành một lớp dính liên kết trên vết thương trong vòng một phút sau khi tiếp xúc với da. Keo dán vết thương sẽ đặc biệt hữu dụng cho các vết thương thẳng ở vị trí bằng phẳng, và các khu vực không bị chịu nhiều áp lực (ví dụ như vết thương ở trán).
Sử dụng keo dán vết thương sẽ bớt đau hơn khâu vết thương, bác sĩ cũng có thể vẫn dùng thuốc gây tê tại chỗ để thực hiện dễ dàng hơn nếu trẻ bị đau khi chạm vào vết thương. Đây là một cách nhanh chóng, không cần phải kiêng nước và sẽ bong ra trong khoảng từ 7 đến 10 ngày thay vì phải tháo chỉ nếu như khâu.
Băng dính thay thế chỉ khâu da: Loại băng dính này đôi khi được sử dụng thay cho chỉ khâu nếu vết thương không quá sâu.
Băng y tế: Băng y tế đôi khi được sử dụng cho các vết thương có các cạnh sắc thẳng, đặc biệt là trên da đầu.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Bác sĩ có thể kê cho bé một loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu vết thương gây ra bởi một vật bẩn hoặc rỉ sét, mẹ phải cho con đi tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
Thẩm mĩ sau khi khâu vết thương
Nếu vết thương của bé lớn và không đều hoặc khi bé bị thương trên mặt, mẹ hãy cân nhắc đưa bé đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để được tư vấn.
Mặc dù phần lớn các vết thương cần được khâu không cần đến phẫu thuật thẩm mỹ, vì hầu hết các vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian. Nhưng nếu vết thương có nguy cơ cao để lại sẹo mẹ nên tham khảo phẫu thuật thẩm mỹ để con luôn tự tin sau này.
Cách chăm sóc bé sau khi khâu vết thương
Mẹ cần phải làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen theo liều thích hợp để giảm đau khi thuốc tê hết tác dụng. (Mẹ tuyệt đối không được cho bé uống aspirin, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye, một hội chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng).
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ cách giữ cho vết khâu được sạch sẽ và khô ráo trong một hoặc hai ngày, sau đó mẹ có thể nhẹ nhàng vệ sinh bằng xà phòng và nước ấm.
Mẹ nên bôi một lớp kem kháng sinh mỏng sau khi rửa và lau khô vết thương theo lời khuyên của bác sĩ (trừ khi bé sử dụng keo dán vết thương thay vì khâu). Mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách quấn vết thương bằng băng gạc để giữ sạch sẽ trong vài ngày.
Mẹ cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng các mũi khâu vẫn còn nguyên. Nếu mẹ thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vết thương của bé bị nhiễm trùng như đỏ hoặc các vệt đỏ kéo dài từ vết thương, làm bé đau đớn, sốt hoặc nổi hạch, mẹ hãy gọi bác sĩ ngay lập tức để được chữa trị. Mẹ nên hạn chế cho bé hoạt động vì hoạt động có thể khiến vết thương bị rách lại sau khâu.
Khi nào thì bé sẽ được tháo chỉ và tháo chỉ như thế nào?
Đa số các trường hợp, mẹ sẽ cần đưa bé quay trở lại phòng khám hoặc bệnh viện thường là sau 3 đến 10 ngày để tháo chỉ mũi khâu, tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của mũi khâu. Đôi khi, các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu hủy khi vết thương đó phải khâu nhiều lớp, hoặc khi các mũi khâu ở vị trí móng rô, lưỡi và đôi khi ở mặt.
Mẹ đừng cố gắng tự tháo chỉ cho con. Mẹ sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn và bỏ sót chỉ khâu, và nếu trẻ không chịu ngồi yên khi mẹ tháo, vết thương có thể trở nên tệ hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể nhờ bác sĩ xem xét liệu rằng vết thương đang lành lại hay chưa và hẹn lịch đưa bé đến tháo chỉ.
Mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ hoặc dầu chuyên dùng để bôi vào vết khâu sau khi tháo chỉ theo lời khuyên của bác sĩ để giúp vết thương mau lành và giảm sẹo. Sau khi vết khâu đã lành, mẹ hãy chăm chỉ dùng kem chống nắng ở vết thương cho bé trong ít nhất là vài tháng để bảo vệ làn da mới và giảm sẹo.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo