Bị dằm gỗ, dằm thủy tinh đâm vào da sẽ khiến bé khó chịu. Cách tốt nhất là mẹ phải nhổ dằm ra ngay để bé không bị mưng mủ và đau khi chạm vào. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với mẹ cách tốt nhất để lấy dằm ra khỏi da con và những nguy hiểm khi mẹ không lấy được dằm. Mời các ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC
Mẹo lấy dằm gỗ, dằm thủy tinh đâm vào da
Hậu quả của việc không thể lấy dằm ra khỏi cơ thể con
Mẹo lấy dằm gỗ, dằm thủy tinh đâm vào da
Hầu hết các mảnh vụn gỗ và các vật nhỏ như mảnh thủy tinh có thể được lấy ra tại nhà bằng nhíp và kim.
Mẹ hãy khử trùng cả hai dụng cụ bằng một ít cồn hoặc bằng diêm rồi làm nguội. Rửa tay mẹ và vết thương của bé bằng xà phòng và nước.
Mẹ hãy dỗ dành con. Hãy đặt con vào lòng trong khi mẹ lấy mảnh vụn đó ra, hoặc có một người lớn khác giữ và an ủi con.
Dằm đâm vào da khiến trẻ rất khỏ chịu
Nếu mảnh vỡ không quá sâu, mẹ có thể dễ dàng lấy mảnh vụn ra bằng nhíp theo hướng dẫn dưới đây:
- Kẹp mảnh vỡ nhẹ nhàng ở chân (nơi mảnh vỡ trồi lên khỏi da) bằng nhíp và kéo thẳng ra, kéo theo hướng mà mảnh vỡ đang đâm vào da bé.
- Nếu mảnh vỡ không ra ngoài, mẹ đừng làm mảnh vỡ bị đứt ra - chắc chắn mẹ muốn lấy hết chúng ra mà không sót mảnh nào.
Nếu một mảnh vỡ rất nhỏ đang nhô ra, mẹ có thể loại bỏ bằng cách:
- Dán một miếng băng dính lớn vào vị trí có mảnh vỡ và sau đó nhấc lên. Điều này đôi khi làm các mảnh vụn vỡ, chẳng hạn như những mảnh từ cây như cây tầm ma hoặc gai xương rồng.
- Một cách khác mẹ có thể thực hiện là bôi một lớp keo trắng hoặc sáp tẩy lông lên vùng da bị dính các mảnh vụn trong năm phút; sau đó bóc ra. Hầu hết các mảnh vụn nhỏ sẽ được lấy ra cùng với lớp keo hoặc sáp.
Nếu cả hai phương pháp này đều không khả thi, hoặc nếu mảnh vỡ đâm sâu vào da bé và mẹ không lấy ra được, mẹ cần sử dụng phương pháp kim tiệt trùng:
- Ngâm vùng bị thương trong nước ấm vài phút để làm mềm da, trừ khi mảnh vỡ là vụn gỗ. Còn nếu mảnh vỡ là vụn gỗ, mẹ hãy bỏ qua bước ngâm vì có thể làm cho mảnh vỡ bị phồng lên.
- Sử dụng kim để nhẹ nhàng tạo một khe trên da ngay trên phần ngâm và từ từ lấy các mảnh vỡ ra bằng nhíp.
Khi đã lấy mảnh vụn ra, mẹ hãy:
- Rửa vết thương cho bé bằng xà phòng và nước ấm.
- Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại.
Hậu quả của việc không thể lấy dằm ra khỏi cơ thể con
Nếu các mảnh vụn gỗ, thủy tinh hoặc các mảnh vụn khác đâm vào da của con rất lớn hoặc là một vật thể cong, mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ để lấy ra. Nhưng nếu nó là một vật rất nhỏ, vật đó sẽ tự rơi ra sau vài ngày.
Các mảnh vỡ có thể tự ra, đặc biệt nếu con ngâm mình trong bồn. Nước ấm sẽ làm lỏng phần da xung quanh mảnh vỡ và giúp những mảnh vụn đó rơi ra dễ dàng hơn.
Nhiễm trùng từ mảnh vụn thì không phổ biến, nhưng mẹ nên theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Mẹ hãy đưa con đến bác sĩ ngay nếu mẹ thấy vết thương ấm lên, đỏ, sưng hoặc mưng mủ.
Những mảnh vụn có nguy hiểm không?
Những mảnh vụn không hẳn là nguy hiểm, nhưng cũng có khả năng gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bé chưa tiêm phòng đầy đủ, một mảnh vụn có thể gây ra uốn ván, một bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua vết thương.
Mẹ hãy cho bé tiêm vắc-xin DTaP để phòng ngừa uốn ván. Vắc-xin DTap thường được tiêm lúc trẻ 2, 4 và 6 tháng tuổi; và tiêm lại khi trẻ 15 đến 18 tháng tuổi ; khi trẻ 4 đến 6 tuổi; và một lần nữa khi trẻ 11 đến 13 tuổi. Sau đó, nên tiêm lại sau mỗi 10 năm. Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu mẹ không chắc chắn con đã được tiêm DTaP hay chưa.
Mẹ có thể làm gì để giúp con phòng tránh việc bị thương?
Dưới đây là một số mẹo để tránh các mảnh vụn:
- Đừng để trẻ đi chân đất ra ngoài (hoặc trong nhà nếu là sàn gỗ chưa được xử lý).
- Nếu mẹ làm vỡ kính, mẹ phải dọn sạch tất cả các mảnh nhỏ rơi vãi.
- Đảm bảo bất kỳ lan can tay bằng gỗ trong nhà và đồ chơi bằng gỗ của con đều nhẵn và không bị tách
- Kiểm tra thiết bị ở sân chơi để tìm các vật liệu bị sờn có thể bị tách và yêu cầu sửa chữa các thiết bị này.
- Giữ bé tránh xa bụi rậm và cây có gai hoặc các nguyên nhân khác có thể khiến các mảnh vụn đâm vào da bé.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo