Sốc độ cao thường gặp ở người lớn nhưng ít ai biết trẻ sơ sinh cũng gặp hội chứng sợ độ cao. Lí do có thể vì con bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc càng lên cao càng khó thở. Cùng đọc bài viết sau để biết các dấu hiệu trẻ bị sốc độ cao và cách chống sốc độ cao cho trẻ.
Sốc độ cao là gì?
Sốc độ cao là tổng hợp các triệu chứng xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt oxy. Trẻ thường bị sốc độ cao khi bé ở nơi có độ cao lớn (khoảng 2440m trở lên).
Nhiều ý kiến cho rằng càng lên cao không khí càng ít oxy hơn. Trên thực tế, hàm lượng oxy trong không khí trên đỉnh núi cũng giống như ở dưới bãi biển, nhưng áp suất không khí trên đỉnh núi thì thấp hơn nhiều.
Áp suất không khí càng thấp, lượng oxy được nạp vào trong mỗi hơi thở càng ít. Nếu cơ thể bé không quen với lượng oxy ít ỏi này, bé có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Lượng oxy thấp khiến trẻ cảm thấy khó chịu
Sốc độ cao có thể xảy ra ở tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay cho dù có luyện tập thể thao đến cấp độ nào đi chăng nữa, chỉ đơn giản là một số người mẫn cảm hơn.
Những người sống ở độ cao cao hơn, và những người đã sống nơi cao một thời gian, sẽ quen với việc nhận ít oxy hơn và thích nghi với việc này. Nhưng những người thay đổi độ cao một cách đột ngột, đặc biệt là khi họ đang hoạt động thể chất, thường cảm thấy khó thích ứng.
Phân loại sốc độ cao
Sốc độ cao có thể chia làm nhiều loại. Hội chứng sốc độ cao khi leo núi (AMS - Acute Mountain Sickness) là loại nhẹ nhất, phổ biến nhất.
Khi chứng sốc độ cao khi leo núi phát triển nặng hơn hoặc khi một người mắc hội chứng sốc độ cao khi leo núi vẫn tiếp tục leo lên đỉnh núi mà không cho cơ thể thích nghi, sẽ xảy ra các tình trạng nghiêm trọng và ít phổ biến hơn.
Khi sốc độ cao ở mức độ nặng sẽ khiến chất lỏng và không khí tích tụ trong não - hay còn gọi là phù não do độ cao (HACE - High altitude cerebral edema) - hoặc trong phổi, hay còn gọi là phù phổi do độ cao (HAPE).
Sốc độ cao ở trẻ
Mẹ chưa thể chắc chắn bé có bị sốc độ cao hay không, nhưng nếu mẹ có dự định đi đến nơi có độ cao cao hơn, có lẽ mẹ sẽ phải dành thời gian để tìm hiểu về vấn đề này.
Ví dụ, nếu mẹ lái xe từ nơi có độ cao bằng so với mực nước biển đến nơi có độ cao 1500m, bé có thể sẽ bị sốc độ cao. Nếu mẹ dự định đi từ nơi có độ cao thấp đến nơi có độ cao 2440m trở lên, mẹ có thể di chuyển khoảng một vài ngày để đến đó. Hãy dành một hoặc hai đêm ở độ cao trung bình. Sau đó mỗi ngày đi lên thêm khoảng 300m độ cao và tiến dần lên độ cao 2440m.
Tuy nhiên, nếu bé bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hoặc bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến hô hấp, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra trước khi đưa bé đến nơi có độ cao cao hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé dưới 6 tuần tuổi, bởi trẻ ở độ tuổi này dễ bị sốc độ cao.
Dấu hiệu trẻ bị sốc độ cao
Không dễ để xác định sốc độ cao vì các triệu chứng ban đầu không rõ rệt. Các triệu chứng xuất hiện sớm nhất sau khoảng một hoặc hai giờ sau khi lên độ cao cao hơn, nhưng thông thường các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khoảng 8 đến 36 giờ sau khi đạt đến độ cao lớn.
Mẹ sẽ thấy bé có những hành vi khác thường như gặp khó khăn trong việc ăn và ngủ. Bé trở nên cáu kỉnh bất thường. Bé bị đau đầu, chóng mặt, hoặc mệt mỏi. Bé khó thở khi gắng sức. Bé cũng có thể buồn nôn và trớ.
Nếu bé bị sốc độ cao ở mức độ nghiêm trọng, nước da của bé có thể nhợt nhạt hoặc xanh xao. Bé có thể bị ho, khó đi lại và khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Nếu bé bị trớ, bé có thể có các dấu hiệu bị mất nước.
Mẹ có thể làm gì để giảm bớt các triệu chứng sốc độ cao của bé?
Nếu bé chỉ có dấu hiệu sốc độ cao nhẹ, mẹ có thể đưa bé đến nơi có độ cao thấp hơn để giúp bé thích nghi dần dần. Các triệu chứng thường giảm dần trong một vài ngày.
Trong thời gian đó, mẹ hãy luôn cho bé uống nước để tránh bị mất nước. Mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nước nhỏ hoặc dung dịch thay thế chất điện giải để tránh mất nước, đặc biệt là khi bé trớ.
Nếu bé bị đau đầu, mẹ có thể cho bé dùng liều acetaminophen thích hợp hoặc dùng ibuprofen (nếu bé 6 tháng tuổi trở lên). (Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ kiểm tra trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, kể cả các loại thuốc không kê đơn).
Mẹ cũng có thể khuyến khích bé hít thở sâu hơn và với tốc độ nhanh hơn một chút so với bình thường, để lấy được nhiều oxy hơn.
Mẹ phải làm thế nào nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn?
Nếu bé khó thở, trông xanh xao hoặc biểu hiện bất cứ điều gì ngoài sự khó chịu dù rất nhỏ, mẹ hãy đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức.Các bác sĩ đo oxy trong máu của bé và nhận định xem bé có bị sốc độ cao hay không.
Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, bé cần xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, chụp X-quang ngực hoặc chụp điện tâm đồ.
Nếu bé mắc hội chứng sợ độ cao khi leo núi (AMS), các bác sĩ sẽ cung cấp oxy và khuyên mẹ nên đưa bé xuống nơi có độ cao thấp hơn. Nếu bé bị phù não do độ cao hoặc phù phổi do độ cao, bé cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ, vì đây là các bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo