Bộ dụng cụ sơ cứu đầy đủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm những gì?

đăng bởi Tiên Tiên

Bộ dụng cụ sơ cấp cứu y tế gia đình hay hộp sơ cứu (first aid kit) khẩn cấp là vật dụng cần thiết trong mỗi gia đình. Trong hộp sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần chuẩn bị dụng cụ băng bó vết thương, dụng cụ sơ cứu cầm máu, nhiệt kế thuốc giảm đau, thuốc sát trùng, dung dịch muối… và đặc biệt là thông tin liên hệ khẩn cẩm. Hãy luôn đặt một bộ dụng cụ sơ cứu trong tủ y tế gia đình và một túi sơ cứu y tế dự phòng khi đi ra ngoài hay đi du lịch.

Mẹ có thể tự chuẩn bị một bộ dụng cụ của riêng mình từ đầu, hoặc mẹ mua một bộ trọn gói. Một bộ sơ cứu đóng gói sẵn cũng không chắc sẽ có hết tất cả mọi thứ mẹ cần, vì vậy mẹ có thể sẽ phải bổ sung thêm một số dụng cụ khác nữa.

Dưới đây là một số mẹo và hướng dẫn về những dụng cụ mẹ nên có trong bộ sơ cứu của mình. Mẹ hãy nhớ rằng, khi mẹ thu thập các dụng cụ trong bộ sơ cứu, mẹ phải để các dụng cụ này ở trong tủ có khóa ngoài tầm với của con.

Bộ dụng cụ y tế sơ cứu khẩn cấp

Bộ dụng cụ y tế sơ cứu khẩn cấp

Những vật dụng nên có trong bộ dụng cụ sơ cứu

Dưới đây là một số gợi ý về những thứ mẹ nên có trong bộ dụng cụ sơ cứu:

  • Nhiệt kế điện dành cho trẻ em.
  • Thuốc giảm đau dạng lỏng cho trẻ em và trẻ nhỏ có chứa paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra mẹ cần thêm một muỗng đo hoặc ống tiêm không có kim. Luôn luôn thực hiện theo các hướng dẫn về liều lượng trên nhãn.
  • Kem dưỡng da dành cho da cháy nắng và kích ứng nhẹ.
  • Kem sát trùng cho vết cắt và vết trầy xước. Phù hợp khi sử dụng cho các vết thương do bị cắt, trầy xước hoặc bỏng nhẹ sau khi đã làm sạch để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số loại kem sát trùng cũng có thể chứa thuốc gây tê cục bộ nhẹ để giảm đau.
  • Nhíp để gắp các mảnh vụn nhỏ và gai ra.
  • Các gói nước đá hoặc gel đặt trong tủ lạnh dùng để chườm lên da giúp giảm sưng. Một gói đậu Hà Lan đông lạnh cũng có tác dụng như vậy, nhưng mẹ hãy bọc trong một chiếc khăn sạch để tránh gây bỏng lạnh cho da khi tiếp xúc trực tiếp với nước đá.
  • Dung dịch muối và thuốc nhỏ mắt giúp rửa trôi các vết bẩn ra khỏi mắt của trẻ.
  • Khăn tẩm thuốc khử trùng.. Đây là một cách khá thuật tiện để làm sạch vết rách hoặc các vết trầy xước. Để làm sạch vết thương, mẹ chỉ cần lau nhẹ nhàng từ vết thương ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn và vi trùng.
  • Một cặp kéo sắc để cắt thạch cao và băng vừa với vết thương.
  • Thuốc chống côn trùng.
  • Thạch cao dính theo các kích cỡ và hình dạng khác nhau.
  • Các loại băng, bao gồm băng hình tam giác và các dải băng có kích thước 2,5cm và 5cm để cố định băng hoặc giữ vết thương ngay tại chỗ.
  • Đinh ghim an toàn để cố định băng hoặc dây treo ngay tại chỗ.
  • Băng dính.
  • Băng ngón tay.
  • Gạc vô trùng.
  • Găng tay vô trùng dùng một lần.
  • Kem kháng histamin giúp làm dịu vết thương do côn trùng cắn và vết chích.
  • Một bản hướng dẫn sơ cứu. Mẹ nên đọc hướng dẫn trước khi mẹ thực hiện sơ cứu.

Nếu con bị hen suyễn, hoặc bị dị ứng với nọc ong, đậu phộng, động vật có vỏ và một số dị ứng đe dọa đến tính mạng khác, mẹ hãy luôn mang theo thuốc bên mình. Mẹ cũng nên  mang theo một bộ dụng cụ sơ cứu dự phòng.

Đảm bảo rằng các dụng cụ trong bộ sơ cứu luôn còn hạn sử dụng và được bổ sung, thay thế khi đã quá hạn.

Mẹ có cần sắm nhiều hơn một bộ dụng cụ sơ cứu không?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và lối sống của riêng mẹ. Có lẽ mẹ cần một bộ dụng cụ đầy đủ cho cả gia đình, một bộ nhỏ đựng vừa trong túi xách, ba lô hoặc túi đựng tã và một bộ để trên xe.

Điều quan trọng là mẹ phải cất giữ tất cả các dụng cụ này trong hộp, hoặc túi được buộc chặt, an toàn và tránh xa tầm tay của những em bé hiếu kỳ. Bất kỳ vật dụng nào trong bộ sơ cứu đều có thể gây nguy hiểm nếu để trong tay trẻ.

Mẹ cần phải liên hệ với ai trong trường hợp khẩn cấp?

Mẹ cần phải ghi tên và số liên hệ của một số người lên các dụng cụ quan trọng nhất trong bộ sơ cứu của gia đình. Mẹ có thể dán băng keo, băng dính chắc chắn hoặc khâu các thông tin liên lạc của một số người dưới đây lên bộ dụng cụ sơ cứu:

  • Bác sĩ quen của gia đình
  • Bệnh viện địa phương
  • Hai người hàng xóm hoặc bạn bè thân thiết nhất của mẹ. Mẹ có thể gọi cho bạn bè hoặc hàng xóm nếu mẹ cần người giúp đỡ chăm sóc bé lớn hoặc cần được đưa đến bệnh viện.

Đồng thời mẹ nên lưu những số liên lạc này vào danh bạ hoặc dán ở một nơi rõ ràng để gia đình và người trông trẻ có thể liên hệ một cách dễ dàng.

Bộ dụng cụ sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mang theo khi đi du lịch

Bộ dụng cụ sơ cứu là vật dụng cần thiết phải mang theo khi mẹ đi du lịch cùng với em bé. Mẹ có thể mua một bộ dụng cụ sơ cứu đã được đóng gói sẵn, hoặc chuẩn bị riêng một bộ của riêng mẹ. Những dụng cụ sơ cứu cơ bản cần có trong một bộ dụng cụ bao gồm:

Thuốc theo toa

Nếu bé đang uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ hãy mang theo đủ thuốc cho bé đến ngày cuối cùng của kỳ nghỉ.

Nhiệt kế

Nhiệt kế kỹ thuật số là chính xác nhất. Để đo nhiệt độ cơ thể của bé, mẹ hãy đặt nhiệt kế dưới cánh tay của bé, đặt cánh tay của bé ngang ngực.

Thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh

Thuốc giảm đau có chứa paracetamol hoặc ibuprofen có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Mẹ hãy mua các gói thuốc giảm đau dạng bột đóng thành từng liều tiện dụng và chỉ cần pha vào nước cho trẻ dùng.

Hoặc mẹ mua các loại thuốc giảm đau dạng lỏng có muỗng đo. Mẹ phải luôn thực hiện theo các hướng dẫn về liều lượng ghi trên nhãn và không được cho bé uống paracetamol và ibuprofen cùng một lúc.

Thuốc sát trùng dạng kem bôi hoặc dạng xịt

Sát trùng giúp ngăn các vết cắt và trầy xước bị nhiễm trùng. Mẹ nên sát trùng vết thương sau khi đã rửa sạch.

Băng keo cá nhân

Mang theo các miếng băng keo cá nhân có kích thước và hình dạng khác nhau để băng bó các vết cắt hoặc vết trầy xước.

Băng vết thương và băng dính

Băng bó một vết trầy xước lớn thì sẽ tốt hơn. Mẹ sẽ cần băng dính để giữ băng cố định.

Nhíp

Để gắp các mảnh vụn vỡ và gai.

Thuốc chống côn trùng

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ về loại thuốc chống côn trùng phù hợp nhất cho bé.

Kem kháng sinh histamin

Để làm dịu vết côn trùng cắn và vết chích.

Kem dưỡng da 

Dành cho da bị kích ứng nhẹ và cháy nắng.

Gói bù nước dạng bột

Để ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy và nôn mửa.

Gói đá hoặc gel

Dùng các gói này chườm lên các vết sưng và vết bầm tím để giảm sưng.

Dung dịch muối và thuốc nhỏ mắt

Giúp rửa sạch bụi bẩn tránh bị đau mắt.

Số điện thoại liên lạc khẩn cấp

Nếu mẹ đang đi du lịch nước ngoài, hãy lưu các thông tin liên hệ dưới đây phòng trường hợp có vấn đề nghiêm trọng xảy ra:

  • Số điện thoại xe cứu thương khẩn cấp
  • Số điện thoại và địa chỉ của bệnh viện gần nơi ở của mẹ
  • Số điện thoại người có thể giúp mẹ ngay lập tức, có thể là nhân viên khách sạn hoặc nhân viên nơi mẹ đang ở.

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo