Nếu vết thương chảy máu nhiều trẻ cần được xử lý vết thương ngay lập tức. Những vết thương hở, vết thương sâu chảy máu nhiều sẽ khiến trẻ mất nhiều máu và có thể bị sốc. Vậy mẹ cần làm gì để cầm máu cho con? Nếu trẻ bị chảy máu quá nghiêm trọng mẹ nên làm gì? Mời ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu nghiêm trọng
Mẹ cần phải nhanh chóng sơ cứu cho bé. Nếu con bị bất tỉnh hoặc bị sốc, hãy nhờ người gọi cấp cứu ngay lập tức trong lúc mẹ sơ cứu cho bé. Mẹ hãy đặt bé nằm xuống, nâng chân của bé lên cao khoảng 15cm.
Mẹ cần phải làm vậy để làm tăng lưu lượng máu đến não và giảm nguy cơ bé bị sốc. Nếu có thể, hãy nâng phần bị thương đang bị chảy máu lên để làm giảm lưu lượng máu đến khu vực đó.
Tiếp theo, mẹ hãy sử dụng băng hoặc vải vô trùng áp trực tiếp lên vết thương của bé. Nếu không có, mẹ có thể dùng trực tiếp lòng bàn tay của mình (sau khi đã rửa tay). Mẹ cần phải giữ vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.
Giữ chặt vết thương của trẻ để cầm máu
Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu, mẹ hãy giữ nguyên lực ép để giảm thiểu tối đa lượng máu chảy ra cho đến khi có người hỗ trợ mẹ. Nếu máu thấm qua băng gạc, mẹ không nên gỡ miếng gạc ra hoặc tháo ra băng lại. Thay vào đó, mẹ hãy đắp thêm một miếng băng khác lên vết thương. (không nên động chạm vào phần máu đã đông).
Cả mẹ và bé đều cần phải giữ bình tĩnh. Lo lắng sẽ làm nhịp tim của bé tăng, dẫn đến máu được bơm đến chỗ bị thương nhiều hơn.
Khi máu đã ngừng chảy, mẹ hãy giữ nguyên băng hoặc vải ở đó. Để duy trì áp lực, mẹ hãy buộc một miếng băng khác, hoặc quấn nilon hoặc băng dính một cách chắc chắn xung quanh vị trí băng và vùng bị thương. (Tuy nhiên, mẹ đừng quấn quá chặt nếu không sẽ làm giảm tuần hoàn máu của con)
Nếu con thức và tỉnh táo, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất càng sớm càng tốt. Còn nếu con bị choáng, hãy gọi xe cứu thương ngay.
Mẹ có nên sử dụng dây thun quấn chặt để cầm máu cho con không?
Mẹ hoàn toàn không nên sử dụng cách này. Dây thun quấn chặt sẽ cầm máu, nhưng lại hoạt động bằng cách chặn dòng máu bên dưới nơi bị buộc lại, dẫn đến thương tích nghiêm trọng và đau đớn dữ dội.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên nên sử dụng dây thun quấn chặt để cầm máu đối với những chấn thương nặng nhất, chẳng hạn như bị một bộ phận bị đứt lìa ra hoặc tay chân bị dập nát, và trong trường hợp không còn phương pháp nào khác giúp cầm máu.
Nếu mẹ không thể cầm máu bằng cách tạo áp lực lên vết thương, mẹ hãy gọi cấp cứu ngay.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo