Sơ cứu cho trẻ bị say nắng

đăng bởi Tiên Tiên

Nếu em bé bị tăng thân nhiệt, mệt mỏi, người lả đi, tim đập nhanh, nôn mửa và thở gấp trong thời tiết khô nóng, rất có thể trẻ đã bị say nắng. Vậy say nắng là gì? Dấu hiệu trẻ sơ sinh say nắng là gì? Nên làm gì khi con bất ngờ bị say nắng? Phòng chống say nắng như thế nào? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Say nắng là gì?

Say nắng là một tình trạng nguy hiểm xảy ra khi cơ thể bé trở nên quá nóng. Về cơ bản, say nắng là khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trong khi khả năng hạ nhiệt giảm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị say nắng. Bé có thể bị say nắng nếu ở bên ngoài quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, đặc biệt khi bé bị mất nước hoặc mặc quần áo quá ấm.

Không bao giờ được cho trẻ ngồi trong xe ô tô khi xe quá nóng hoặc để trẻ một mình trong xe đang đỗ  bởi điều đó có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Say nắng có thể xảy ra trong vòng một vài phút trong xe hơi vì nhiệt độ trong xe tăng nhanh hơn so với bên ngoài. 

Dấu hiệu trẻ bị say nắng

Bé sẽ có một vài biểu hiện nhẹ ban đầu như kiệt sức vì quá nóng. Mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi bé khát nước hoặc mệt mỏi một cách bất thường, hay da bé mát và đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu bé đã lớn, bé sẽ biết kêu ca khi con bị chuột rút ở chân hoặc bị co thắt dạ dày.

Dấu hiệu trẻ bị say nắng 

Dấu hiệu trẻ bị say nắng 

Nếu tình trạng kiệt sức vì nóng của bé chuyển thành say nắng, bé có thể có những triệu chứng sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể bé khoảng  39,4 độ C hoặc cao hơn, nhưng không đổ mồ hôi
  • Da bé nóng, đỏ và khô 
  • Mạch đập nhanh
  • Người lả đi
  • Không tỉnh táo
  • Chóng mặt 
  • Đau đầu (có thể khiến bé cáu kỉnh)
  • Nôn mửa
  • Thở gấp, thở không sâu
  • Ngất lịm đi (bé có thể không phản ứng mạnh như bình thường khi mẹ gọi tên bé hoặc chọc vào da)
  • Bất tỉnh

Mẹ nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ bị say nắng?

Mẹ cần hạ nhiệt độ bên trong cơ thể của bé xuống càng nhanh càng tốt. Mẹ cần làm điều này càng nhanh càng tốt - một đứa trẻ bị say nắng nghiêm trọng có thể dễ dàng rơi vào tình trạng bất tỉnh.

Đầu tiên, mẹ hãy gọi cấp cứu. Sau đó cởi quần áo của bé và đặt bé nằm trong một khu vực mát mẻ. Nếu mẹ đang ở ngoài trời nắng, mẹ hãy tìm chỗ có bóng râm. Nếu có thể, mẹ hãy đưa bé vào một căn phòng mát mẻ. Trong khi đang chờ xe cứu thương đến, mẹ hãy lau cơ thể bé bằng khăn hoặc giẻ được nhúng trong nước mát và quạt cho bé. Mẹ có thể sử dụng quạt điện hoặc đơn giản là quạt cho bé bằng quyển tạp chí. 

Nói chuyện với bé để bé giữ bình tĩnh, không cho bé uống bất cứ thứ gì. Mẹ có thể muốn cho bé uống acetaminophen, nhưng acetaminophen sẽ không giúp bé hạ nhiệt độ do say nắng.

Nếu bé có dấu hiệu kiệt sức vì nóng nhưng nhưng chưa đến mức say nắng, mẹ hãy đưa bé vào trong nhà, đến phòng điều hòa nếu có thể. Cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé từ 4 tháng tuổi trở lên, mẹ hãy cho bé uống một ít nước.

Mẹ cũng có thể tắm mát cho bé và để bé trong nhà cho đến hết ngày. Nếu bé không có dấu hiệu hồi phục nhanh chóng, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu.

Phòng tránh say nắng ở trẻ sơ sinh

Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao khá nhanh, đặc biệt là nếu bé không quen với thời tiết nóng (ví dụ vào đầu mùa hè chẳng hạn).

Vì vậy mẹ hãy cho bé mặc quần áo nhẹ và rộng. Cố gắng để bé trong bóng râm khi mẹ đưa bé ra ngoài, và kiểm tra để chắc chắn nhiệt độ trong xe ô tô mát mẻ khi bé ngồi trong xe. Mẹ cũng hãy cho bé uống nhiều nước hơn bình thường vào những ngày nắng nóng và nếu có thể, hãy để bé trong nhà vào những ngày nắng nóng gay gắt.

Nếu trong nhà rất nóng và không có điều hòa, mẹ hãy đưa bé đến thư viện công cộng, trung tâm thương mại hoặc một số phòng công cộng đặc biệt để tránh nóng.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo