Côn trùng cắn và trầy xước là tai nạn thường gặp ở trẻ vì vậy các bước sơ cứu vết cắn và trầy xước rất đáng quan tâm. Các vết côn trùng cắn, đốt thường sưng đỏ, ngứa, đau nhức. Các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm đau nhức khi bị cắn. Đối với các vết thương trầy xước, vết thương hở các mẹ nên sát trùng và băng lại. Ngoài ra cần trọng với nguy cơ nhiễm trùng và cảm xúc hoảng sợ sau khi bị thương của trẻ. Để biết rõ hơn các bước sơ cứu khi trẻ bị côn trùng cắn hoặc xước da mời ba mẹ tìm hiểu bài viết!
Nên xử lý các vết cắt, rách hoặc xước da của trẻ như thế nào?
Bé sẽ rất dễ bị một vài vết cắt và vết trầy xước, đặc biệt là khi bé năng động hơn. Đó là một phần không thể tránh khi bé khám phá môi trường xung quanh. Tuy nhiên, những vết cắt và trầy xước chỉ là những tai nạn nhỏ thôi, và thường thì mẹ có thể điều trị cho bé ngay tại tại nhà.
Sơ cứu vết thương hở cho trẻ sơ sinh
Với một vết cắt, mẹ hãy sử dụng một miếng vải mỏng sạch hoặc bất kỳ loại vải sạch nào để buộc vết thương ngay lập tức. Đừng sử dụng bông gòn vì lông tơ ở bông có thể dính vào vết thương.
Mẹ có thể cần phải buộc vết thương đó trong vài phút tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của vết cắt.
Sơ cứu vết cắt của trẻ tại nhà
Nếu vết cắt ở cánh tay hoặc chân của bé, mẹ hãy cố gắng nâng vết thương đó lên để ngăn máu chảy ngược lại vào vết thương.
Khi máu đã ngừng chảy, băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng:
- Rửa tay.
- Đặt vết cắt dưới vòi nước máy và mở vòi nước để làm sạch hoàn toàn vết thương. Đừng lo lắng nếu vết thương bắt đầu chảy máu trở lại. Mẹ có thể bóp khu vực xung quanh vết cắt một chút nếu cần thiết. Chảy máu sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn từ vết cắt. Làm sạch vết cắt hoặc vết xước là rất quan trọng, bởi vì nếu nó có bụi bẩn trong đó, vết thương sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Lau khô nhẹ nhàng vùng vết cắt bằng khăn sạch.
Mẹ không cần phải sử dụng kem sát trùng lên vết cắt, vì kem sát trùng không giúp vệ sinh cũng như làm lành được vết cắt. Thay vào đó, nhẹ nhàng bôi dầu sáp lên vết thương. Dầu sáp giúp ngăn vết thương không bị khô và tạo thành vảy. Điều này là tốt vì hai lý do sau đây:
- Các vết thương đã tạo vảy có thể bị ngứa và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
- Các vết thương được giữ ẩm và có một lớp che phủ ít để lại sẹo. Việc để lại sẹo hay không cũng phụ thuộc vào vết cắt.
Mẹ hãy băng bó vết cắt khi máu đã ngừng chảy và vết cắt đã sạch. Nếu vết cắt nhỏ, mẹ có thể sử dụng băng vết thương để giúp vết thương mau lành. Dùng băng keo giữ cho vết cắt được kín, ngăn ngừa vi khuẩn và giúp vết cắt mau lành.
Khi mẹ sử dụng băng keo dạng lỏng, bé có thể khó vì cảm thấy hơi đau nhói. Nhưng băng lỏng rất tốt trong việc bảo vệ vết thương chống nhiễm trùng và còn có thể giúp ngăn ngừa để lại sẹo. Mặc dù bé có thể sẽ hơi khó chịu trong một thời gian ngắn khi mới sử dụng, nhưng phương pháp này thực sự hiệu quả.
Băng lỏng cũng an toàn hơn cho bé vì nếu mẹ sử dụng thạch cao hoặc băng keo, bé có thể sẽ lấy những thứ đó ra và đặt vào miệng, có thể dẫn đến nghẹt thở.
Băng keo dạng lỏng đơn giản sẽ tự tiêu sau 5 đến 10 ngày. Băng lỏng cũng không thấm nước, vì vậy mẹ vẫn có thể tắm cho bé như bình thường.
Nếu vết cắt lớn hơn, mẹ cần phải dùng băng vô trùng chẳng hạn như gạc được cố định bằng băng dính hoặc thạch cao để băng vết cắt lại. Dưới đây là cách thực hiện:
- Sử dụng băng gạc lớn hơn một chút so với vết cắt của bé.
- Giữ các cạnh của băng, tránh để ngón tay của mẹ chạm vào phần sẽ che đi vết cắt.
- Cố định băng để nó nhẹ nhàng kéo các phần da bị cắt lại với nhau.
- Thay băng nếu bị bẩn hoặc ướt, hoặc nếu máu đã thấm qua.
Nếu mẹ vẫn cảm thấy lo lắng về vết thương của bé, mẹ hãy đưa bé đến gặp một y tá tại phòng phẫu thuật tại địa phương, hoặc đưa bé đến khoa chấn thương nhẹ hoặc khoa tai nạn và cấp cứu (A&E) gần nhất. Các bác sĩ và y tá sẽ có thể tư vấn cho mẹ về cách điều trị tốt nhất.
Điều trị vết cắn của bé như thế nào?
Các bé thường cảm thấy sợ hãi nếu bị cắn. Mẹ hãy ôm con và trấn an con, nhưng cũng cần nhanh chóng xử lý vết cắn, ngay cả khi vùng da đó không bị rách ra:
- Loại bỏ bất cứ thứ gì xung quanh vết cắn và phần da quanh đó, chẳng hạn như tóc, bụi bẩn hoặc nước bọt.
- Làm sạch vết cắn ngay lập tức bằng nước ấm trong vài phút. Hãy thực hiện bước này ngay cả khi vùng da đó không bị rách ra.
- Nếu vết thương không chảy máu, mẹ hãy giúp cho vết thương chảy máu nhẹ bằng cách bóp nhẹ. Máu chảy ra sẽ giúp làm sạch vùng vết cắn đó.
- Nếu vết thương bị chảy máu nhiều, mẹ hãy đặt một miếng băng sạch hoặc băng vô trùng lên trên và ấn xuống để cầm máu.
- Lau khô vết thương và băng lại bằng một miếng thạch cao hoặc băng sạch. Không cần phải bôi kem sát trùng.
Mẹ có thể cho bé uống một liều paracetamol hoặc ibuprofen vừa phải để giúp làm dịu cơn đau.
Vết cắn sẽ dễ bị nhiễm trùng, cho dù là bị động vật cắn hay trẻ khác cắn. Nước bọt của vật nuôi trong gia đình có chứa nhiều vi khuẩn và virus.
Sơ cứu vết côn trùng đốt ở trẻ sơ sinh
Điều quan trọng là mẹ phải nhanh chóng nhận được hỗ trợ y tế nếu vết cắn làm da bé bị rách ra để tránh nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng. Mẹ hãy đặt một cuộc hẹn trong ngày với bác sĩ, hoặc đưa bé đến khoa chấn thương nhẹ gần nhất nếu vết cắn đã xuyên qua da bé.
Khi nào nên đưa bé đến khoa tai nạn và cấp cứu?
Nếu vết thương của bé chảy máu không ngừng sau vài phút mặc dù mẹ đã cố cầm máu vết thương, hoặc nếu vết thương của bé có vẻ như khá sâu và cần được khâu mẹ hãy đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được hỗ trợ.
Đưa bé đến khoa tai nạn và cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương. Ở Việt Nam, số điện thoại cứu thương là 115.
Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
Kiểm tra vết thương của bé hàng ngày để xem có các dấu hiệu nhiễm trùng dưới đây hay không:
- Vùng da xung quanh vết thương bị sưng và đỏ.
- Bé dường như cảm thấy vết thương ngày càng đau hơn. Mẹ có thể nhận thấy điều này mỗi khi mẹ thay băng cho bé.
- Vết thương có mủ bên trong hoặc xung quanh. Mủ là một chất lỏng màu vàng đục hoặc màu trắng đục chảy ra từ vết thương.
- Cảm thấy nóng khi chạm vào vết thương
- Trẻ bị sốt từ 38 độ C trở lên, ra mồ hôi và ớn lạnh.
- Mẹ nhận thấy các hạch bạch huyết sưng dưới cằm, cổ, nách hoặc háng của bé.
- Có những vệt đỏ lan ra từ vết thương.
Nếu vết thương của bé trông có vẻ như bị nhiễm trùng, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Nếu không thể đặt lịch hẹn một bác sĩ nào ở khoa phẫu thuật, mẽ hãy đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất hoặc khám ở khoa chấn thương nhẹ.
Mặc dù vậy mẹ cũng nên tìm hiểu trước để đưa con tới khám ở những bệnh viện, trung tâm có chuyên môn và các phương tiện điều trị cho trẻ sơ sinh
Ở một vài trường hợp hiếm, một vết thương bị nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc máu, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Đó là lý do tại sao việc chẩn đoán vết thương bị nhiễm trùng sớm là rất quan trọng.
Mẹ có cần lo lắng về bệnh dại hoặc uốn ván nếu con bị động vật cắn không?
Bệnh dại và uốn ván cực kỳ hiếm gặp. Miễn là đã được tiêm chủng đầy đủ bé rất hiếm khi có nguy cơ mắc bệnh uốn ván.
Mẹ cần nhận được sự hỗ trợ y tế ngay nếu con chẳng may bị động vật cắn trong chuyến du lịch. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ mắc bệnh dại, bác sĩ sẽ yêu cầu con tiêm một loạt các liều thuốc chống dại.
Mẹ nên làm gì nếu trẻ hoảng sợ và buồn bã sau khi bị cắn?
Bé sẽ cảm thấy thật đáng sợ khi bị cắn hoặc bị trầy xước. Những chú chó và cả mèo đều có vẻ quá to lớn và hung dữ với con.
Hãy trấn an con khi mẹ nhìn thấy các loại động vật hiền lành và thú cưng lại gần bé, nhưng hãy giữ khoảng cách nếu con không muốn chúng lại gần.
Mẹ hãy cố gắng không để con nhìn thấy mẹ đang lo sợ vì những tai nạn đó, bởi con có thể nhận ra sự lo lắng của mẹ khi có một con vật ở gần đó. Sau một tuần hoặc lâu hơn, con có thể sẽ quên vụ tai nạn đó đi.
Nếu bé bị tấn công nghiêm trọng và bị thương nặng, con có thể sẽ bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Hãy quan sát bé xem bé có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây hay không:
- Thái độ của con đối với động vật đã thay đổi. Con có vẻ rất lo lắng hoặc sợ hãi khi thấy động vật xung quanh mình sau khi tai nạn xảy ra.
- Con thường xuyên gặp những cơn ác mộng lặp đi lặp lại
- Con lo sợ việc phải xa mẹ khi mẹ ra ngoài. Do đó, dù trước đây con có thể đi chập chững vui vẻ trong công viên, nhưng giờ đây con chỉ muốn được mẹ bế thôi.
Mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu mẹ nghĩ con bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Cũng có khả năng bé sẽ trở lại bình thường và sẽ quên vụ tai nạn đó sau một vài tuần mà không cần phải điều trị gì cả.
Tuy nhiên, nếu bé tiếp tục bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương kéo dài hơn hai tháng hoặc trở nên tồi tệ hơn, mẹ hãy đưa bé trở lại gặp bác sĩ ngay.
Nếu mẹ lo lắng về việc vết cắn để lại sẹo trên người con và sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của con khi lớn lên, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ một vài phương pháp chữa trị, bao gồm cả phẫu thuật thẩm mỹ nếu vết sẹo quá nghiêm trọng.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo