Sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

đăng bởi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp tai nạn là điều không một bố mẹ nào mong muốn khi nuôi con.

Thế nhưng trẻ ở những độ tuổi này lại dễ có nguy cơ phải đối mặt với các sự cố do con hiếu động và chưa nhận thức được sự nguy hiểm hoặc do sự bất cẩn, lơ là trong phút chốc của người lớn khi trông nom trẻ...

Trong một số trường hợp, nếu không sơ cứu trẻ kịp thời, con có thể sẽ phải chịu những di chứng nặng nề về cả tâm lý và thể chất, hoặc thậm chí là tử vong.

Bố mẹ nên tham gia các lớp học về cách sơ cứu trẻ, ví dụ như học về hô hấp nhân tạo để sơ cứu con khi con bị nghẹt thở.

Vì thế việc trang bị kỹ năng sơ cứu trong những tai nạn thường gặp là điều bố mẹ có con nhỏ nào cũng nên làm để có thể chủ động cứu con khi trẻ gặp tai nạn ngoài ý muốn.

Để hiểu rõ về các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách sơ cứu trong từng trường hợp, mời bố mẹ tiếp tục tìm hiểu trong bài viết dưới đây của POH nhé!

 

MỤC LỤC

Sơ cứu cho trẻ bị hóc, nghẹn, sặc dẫn đến nghẹt thở

Sơ cứu trẻ bị ngộ độc

Dụng cụ sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sơ cứu các vết cắn và trầy xước ở trẻ

Sơ cứu trẻ bị bầm tím

Sơ cứu chấn thương đầu ở trẻ

Sơ cứu trẻ bị bỏng

Trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay

Sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Trẻ bị móng chân mọc ngược - móng quặp

Sơ cứu trẻ hóc dị vật

Sơ cứu cho trẻ bị say nắng

Trẻ bị sốc độ cao

Trẻ say tàu xe

Sơ cứu trẻ bị điện giật

Tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa

Sơ cứu khi trẻ bị các mảnh vụn gỗ hay thủy tinh bắn vào da

Sơ cứu cho trẻ bị co giật

Sơ cứu - khâu vết thương cho trẻ

Sơ cứu cho trẻ nhét dị vật vào mũi hoặc tai

Sơ cứu vết thương hở

Sơ cứu trẻ bị rét cóng

Sơ cứu trẻ bị chảy máu nghiêm trọng

 

Sơ cứu cho trẻ bị hóc, nghẹn, sặc dẫn đến nghẹt thở

Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ bị sặc sữa là do sữa từ dạ dày trào ngược lên mũi, họng và đường thở.

Khi bị sặc sữa, con sẽ khó thở, nôn ra sữa từ miệng hoặc sữa chảy ra từ mũi, ho sặc sụa, thậm chí tím tái và nghẹt thở.

Trẻ sơ sinh bị tím tái là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy, đây cũng là dấu hiệu báo động cho tất cả các trường hợp tai nạn liên quan đến đường thở của trẻ.

Vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu kịp thời cho trẻ trước khi cơ thể con xuất hiện dấu hiệu tím tái.

Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa tại nhà cơ bản mà mẹ nào cũng nên biết là nên đặt trẻ nằm nghiêng hoặc đầu nghiêng sang một bên để tránh cho sữa tràn vào đường thở, sau đó tìm cách hút, thấm hết sữa trong mũi và họng trẻ.

Không nên cho trẻ bú khi con đang khóc vì như vậy rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa.

Sau khi sơ cứu trẻ sặc sữa tại nhà, nếu thấy hơi thở của con vẫn khó khăn, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ thăm khám và có các biện pháp sơ cứu sâu hơn.

Trong tất cả biểu hiện của các tai nạn liên quan đến đường thở của trẻ như hóc, nghẹn, sặc... thì nghẹt thở là biểu hiện nghiêm trọng nhất.

Khi con bị nghẹt thở thì tính mạng của con chỉ còn được tính bằng giây và phụ thuộc hoàn toàn vào việc sơ cứu kịp thời của người lớn.

Bố mẹ nên học cách sơ cứu khi trẻ khó thở để xử lý cho trẻ trước khi tình hình của con diễn biến xấu hơn và dẫn đến tình trạng nghẹt thở.

Các biện pháp sơ cứu khi con bị nghẹt thở thường được áp dụng là động tác ép lưng, đẩy ngực và hồi sức tim phổi. Mời bố mẹ tham khảo thêm cách thực hiện tại bài viết Sơ cứu cho trẻ bị hóc, nghẹn, sặc dẫn đến nghẹt thở.

Sơ cứu trẻ bị ngộ độc

Trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con còn rất yếu. Vì thế các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm tươi sạch có nguồn gốc an toàn.

Thế nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể kiểm duyệt chính xác được hết tất cả các loại thức ăn mà trẻ ăn vào bụng, vì thế nên mới dẫn đến các trường hợp ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ.

Để chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn đúng cách thì trước tiên mẹ cần biết các dấu hiệu báo động tình trạng ngộ độc ở trẻ. Khi ăn phải loại thức ăn độc hại, cơ thể con sẽ phản ứng bằng cách buồn nôn, nôn, tiêu chảy (có thể có máu), khó thở, mệt mỏi,...

Mẹ nên biết cách điều trị trẻ bị ngộ độc thức ăn tại nhà để sơ cứu cho con, tránh tình trạng con mất nước do tiêu chảy hoặc nôn trớ quá nhiều. Việc sơ cứu sớm và kịp thời cũng giúp con hạn chế được các di chứng nguy hại do ngộ độc gây ra.


Bố mẹ không nên để các loại hóa chất ở nơi trẻ có thể tiếp cận dễ dàng như thế này.

Bên cạnh đó trẻ lại hay tò mò và có thể bỏ bất kì thứ gì trong tầm với của mình vào mồm ví dụ như thuốc, nước lau nhà,... nên ngộ độc ở trẻ không chỉ là ngộ độc thực phẩm mà còn có thể là ngộ độc các hóa chất nguy hiểm.

Vì thế việc xác định nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc là việc làm rất quan trọng mà bố mẹ nào cũng cần biết để cứu mạng con khi tình huống bất ngờ xảy ra.

Mẹ cũng nên phòng tránh ngộ độc hóa chất ở trẻ bằng cách để tất cả những vật chứa hóa chất rời xa tầm với cũng như tầm nhìn của trẻ và luôn luôn để mắt đến con, đặc biệt là khi con đã có thể tự bò, tự đi đến những nơi mình muốn.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về cách sơ cứu con trong trường hợp này tại bài viết Sơ cứu trẻ bị ngộ độc.

Dụng cụ sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mẹ nên chuẩn bị thuốc cho trẻ sơ sinh cũng như vật dụng y tế cho trẻ sơ sinh sẵn trong nhà để có thể sử dụng bất kì lúc nào.

Các vật dụng y tế nên có sẵn trong nhà gồm có nhiệt kế, băng gạc vô trùng, dung dịch sát trùng, các loại kem chống côn trùng, kem bôi dị ứng được bác sĩ khuyên dùng,...

Các loại thuốc chuẩn bị cho bé sơ sinh gồm có thuốc giảm đau và hạ sốt cho trẻ sơ sinh, dung dịch bù nước, thuốc chữa dị ứng, thuốc hen (nếu trẻ bị hen suyễn),...

Tất cả các loại thuốc này đều cần được bác sĩ chỉ định an toàn với trẻ sơ sinh và cần được kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên.

Vật dụng y tế cho trẻ sơ sinh cơ bản nhất mà gia đình nào cũng nên có là nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ.

Mẹ cũng có thể mua bộ dụng cụ hồi sức sơ sinh để ở nhà nếu mẹ đã học qua các lớp sơ cứu và biết cách sử dụng các thiết bị có trong bộ này.

Bộ dụng cụ này sẽ rất hữu ích trong việc sơ cứu khi con có dấu hiệu nghẹt thở, ngừng thở nếu được sử dụng  kịp thời và đúng cách.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Dụng cụ sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!

Sơ cứu các vết cắn và trầy xước ở trẻ

Trẻ sơ sịnh bị xước da có thể dẫn đến các trường hợp nhiễm trùng do hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, không đủ sức chống lại các loại virus, vi khuẩn từ môi trường. Các vết thương của trẻ đều cần được giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách.

Vậy khi bé bị trầy xước nên bôi gì? Đối với các vết trầy xước nhẹ thì mẹ không cần phải bôi thuốc gì cho bé mà chỉ cần rửa sạch và băng kín lại là đủ.

Nếu con bị xước sâu hơn thì mẹ có thể hỏi bác sĩ về loại thuốc bôi sát trùng an toàn và thuốc bôi giúp vết thương của con đóng vẩy khô, liền da nhanh hơn.

Trong trường hợp da con bị tổn thương do bị con vật hoặc côn trùng cắn thì mẹ nên xác định được loài vật nào đã cắn con để có biện pháp sơ cứu phù hợp.

Khi con bị côn trùng cắn, mẹ nên xác định được con vật cắn con để có cách sơ cứu phù hợp.

Xử lý vết cắn của trẻ nói chung đều cần làm sạch đầu tiên, sau đó tùy vào tình hình của trẻ để có biện pháp xử trí tiếp theo. Nếu con chỉ bị muỗi, dĩn,... cắn gây ngứa thì mẹ có thể bôi thuốc cho con để làm dịu cơn ngứa.

Nếu con bị ong, rắn hay các loài vật có độc cắn thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Trường hợp chó cắn, mèo cắn cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện và tiêm phòng bệnh dại nếu cần thiết.

Để hiểu hơn về cách sơ cứu cho trẻ trong trường hợp này, mời mẹ tham khảo thêm thông tin trong bài viết Sơ cứu các vết cắn và trầy xước ở trẻ.

Sơ cứu trẻ bị bầm tím

Trẻ sơ sinh bị bầm tím là do va chạm với các đồ vật khác khiến các mao máu nhỏ ở dưới da bị vỡ khiến máu bị rò rỉ và thấm vào các mô dưới da. Vết bầm của trẻ ban đầu có màu tím, sau đó chuyển dần sang vàng và biến mất trong khoảng 2 tuần.

Bầm tím chân, nhất là ở cẳng chân và đầu gối là vị trí bầm tím thường gặp nhất ở trẻ vì khi con học cách tự di chuyển thì đôi chân bé nhỏ là bộ phận dễ va chạm với các đồ vật trong nhà nhất.

Rất may là các vết bầm ở chân thường lành tính và không gây nguy hiểm cho bé.

Đôi khi, trẻ xuất hiện vết bầm tím bị cứng và sưng to do va chạm mạnh hoặc bị ngã. Đối với các vết bầm này mẹ có thể xử lý bằng cách làm tan vết bầm cho trẻ.
 

Trẻ mới tập đi rất dễ bị ngã, bầm tím người do giữ thăng bằng chưa tốt.

Cách làm tan vết bầm cho trẻ đơn giản nhất là chườm lạnh cho trẻ, mẹ có thể dùng khăn sạch, lạnh áp sát vào vết bầm của trẻ càng lâu càng tốt.

Nhiệt độ lạnh sẽ giúp các mao mạch bị tổn thương của con nhanh chóng co lại, giúp giảm sưng và giảm viêm tại vết bầm hiệu quả.

Trong trường hợp trẻ có vết tiêm bị bầm tím thì mẹ nên theo dõi thêm các biểu hiện của con chứ không nên bôi hay chườm vật gì lên vết bầm nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu trẻ vẫn chơi đùa vui vẻ, ăn và ngủ tốt thì vết tím này có thể là do thuốc tiêm chưa tan hết chứ không phải dấu hiệu nguy hiểm.

Nếu vết tím của trẻ lâu khỏi, con có biểu hiện choáng váng, mệt mỏi, vật vã, quấy khóc thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị chính xác, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ bị bầm tím do va đập mạnh vào vùng đầu.

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin trong bài viết Sơ cứu trẻ bị bầm tím.

Sơ cứu chấn thương đầu ở trẻ

Trẻ nhỏ ở độ tuổi tập bò, tập đi rất thích khám phá mọi ngóc ngách của thế giới nhưng con lại chưa hiểu thế nào là nguy hiểm và không lường trước được tai nạn có thể xảy ra.

Thêm vào đó, khả năng giữ thăng bằng của con cũng chưa thành thạo nên việc cụng đầu, té ngã va chạm với đầu là điều thường xuyên xảy ra.

Vậy khi bé bị té sưng đầu phải làm sao? Mẹ nên kiểm tra và chườm lạnh lên vết sưng để giúp con giảm sưng, giảm viêm.

Thời gian chườm lạnh càng lâu càng tốt, kéo dài ít nhất 10 phút và mẹ cần đảm bảo miếng chườm luôn đủ lạnh để làm dịu vết sưng của con.

Nếu bé bị ngã đập đầu phía sau thì khi ngủ mẹ nên tránh cho con nằm ngửa để tránh gây áp lực lên vết sưng khiến vết sưng lâu lành.

 

Đầu của con rất dễ bị chấn thương nếu con bị ngã từ trên giường xuống

Trẻ sơ sinh ngã ngửa và đập đầu xuống đất có thể khiến não bị tổn thương do hộp sọ của con còn rất mềm. Mẹ nên theo dõi các phản ứng của con khi trẻ bị ngã đập đầu để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi trẻ bị ngã đập đầu sốt hoặc có các dấu hiệu như nôn mửa liên tục, chảy máu tai, mệt mỏi, li bì, co giật thì rất có thể con đã bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu, có khả năng ảnh hưởng tới não. Mẹ nên gọi cấp cứu và đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Để đề phòng tai nạn con bị ngã đập đầu xuống nền cứng, mẹ nên trải thảm mềm trong nhà, giữ cho sàn nhà luôn khô ráo, lắp tấm chắn cầu thang và không nên rời mắt khỏi trẻ dù chỉ trong chốc lát.

Mời mẹ đọc tiếp bài viết Sơ cứu chấn thương đầu ở trẻ để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sơ cứu trẻ bị bỏng

Làn da của con mỏng manh và dễ tổn thương hơn da người lớn rất nhiều, vì thế da con rất dễ bị tổn thương do nhiệt, hay còn gọi là bị bỏng. Trong tất cả các nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng thì cháo, bột và nước sôi là hai nguyên nhân phổ biến nhất.

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, mẹ cần nhanh chóng sơ cứu cho con bằng cách xối nước sạch liên tục để nhanh chóng hạ nhiệt độ ở vùng da bị bỏng. Sau đó che chắn vết bỏng cho con bằng gạc sạch để giữ vệ sinh và bảo vệ vết thương không bị cọ xát quá nhiều.

Bé bị bỏng cháo thường sẽ bỏng sâu hơn bỏng nước do cháo đặc hơn và giữ nhiệt lâu hơn. Nếu con bị bỏng cháo, mẹ nên nhanh chóng cởi bỏ quần áo tại vết bỏng và thực hiện sơ cứu giống như bỏng nước ở trẻ.

Trẻ bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Nhiều mẹ có thói quen bôi kem đánh răng vào vết bỏng cho trẻ nhưng việc làm này có thể vô tình khiến cho nhiệt trong vết bỏng không thoát ra được khiến vết bỏng nặng thêm và còn có nguy cơ nhiễm trùng.

Cách sơ cứu hữu hiệu nhất khi trẻ bị bỏng là rửa vết bỏng liên tục dưới vòi nước sạch.

Vậy trẻ bị bỏng bôi thuốc gì?

Nếu không có chỉ định của bác sĩ thì mẹ không nên bôi bất kì thứ gì lên vết bỏng của con mà chỉ nên sơ cứu với nước sạch và che chắn cẩn thận là được. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ không nên tự ý làm vỡ vết phồng rộp trên da của trẻ.

Trường hợp bé bị bỏng phồng rộp nhiều (trên 5% diện tích cơ thể) hoặc bị bỏng tại các vị trí nhạy cảm như mặt, bộ phận sinh dục,... thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chữa trị kịp thời.

Mẹ cũng nên trang bị sẵn kiến thức sơ cứu cho con trong các trường hợp bỏng khác ví dụ như bỏng do lửa hoặc bỏng do nhiệt.

Để trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về các trường hợp bỏng ở trẻ và cách giữ an toàn cho con khỏi các nguồn nhiệt, mời mẹ tham khảo thêm thông tin tại bài viết Sơ cứu trẻ bị bỏng.

Trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay

Cấp cứu trẻ sơ sinh kịp thời là việc làm cực kì quan trọng để giảm thiểu tối đa di chứng và cứu mạng con trong những trường hợp khẩn cấp. Vì thế bố mẹ nuôi con nhỏ nên biết đến những dấu hiệu sức khỏe báo động của trẻ để đưa con đi cấp cứu kịp thời.

Mẹ cần nhận biết chính xác các dấu hiệu nặng và đưa con đi cấp cứu kịp thời để bảo vệ con khỏi các di chứng một cách tốt nhất.

Ví dụ như sốt khi nào cần đi viện, dấu hiệu suy hô hấp, co giật khi nào thì nguy hiểm, dấu hiệu chấn thương nặng khi con ngã đập đầu, dấu hiệu ngộ độc và rất nhiều các trường hợp khác.

Thông tin về một số các dấu hiệu báo động của trẻ trong những tai nạn thường gặp nói trên được POH gửi đến mẹ trong bài viết Trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay, mời mẹ tham khảo thêm nhé!

Sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Nguyên nhân chảy máu cam là do các mao mạch nhỏ trong mũi bị vỡ ra do mũi bị va chạm mạnh, có dị vật, bị chấn thương hay tổn thương do các loại bệnh lý như cảm lạnh, dị ứng, xoang,...

Không khí quá khô hoặc một số loại thuốc cũng có thể khiến con bị chảy máu cam.

Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam thường được các mẹ sử dụng nhất là cho con nằm ngửa hoặc ngửa cổ lên để ngăn máu chảy ra ngoài.

Thực tế đây là một cách sơ cứu không có tác dụng giảm chảy máu mà còn khiến máu chảy ngược vào họng, khiến trẻ dễ nôn ọe hoặc sặc máu.

Bịt lỗ mũi bằng bông để sơ cứu trẻ chảy máu cam cũng là cách làm không được khuyến khích. Việc làm này vẫn khiến máu chảy khi rút bông ra và việc nhét bông vào mũi trẻ cũng có thể vô tình khiến mũi con bị tổn thương nặng hơn.

Trẻ có thể bị chảy máu cam nếu con ngoáy mũi quá mạnh.

Cách điều trị chảy máu mũi chuẩn xác nhất là cho trẻ ngồi hoặc bế trẻ với tư thế hơi cúi đầu về phía trước, dùng khăn, giấy sạch lau phần máu đã chảy ra, đồng thời dùng ngón tay sạch ấn nhẹ vào cánh mũi bên chảy máu trong vòng 10-15 phút rồi lặp lại vài lần nếu máu chưa ngừng chảy.

Nếu trẻ sốt chảy máu cam hoặc bị chảy máu mũi nhiều do va đập mạnh và mũi của con có dấu hiệu sưng tấy, hoặc con thường xuyên chảy máu mũi không rõ nguyên nhân thì mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để bác sĩ đánh giá tình trạng của con và giúp con cầm máu nhanh hơn.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Sơ cứu trẻ bị chảy máu cam để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trẻ bị móng chân mọc ngược - móng quặp

Móng quặp là gì? Móng quặp hay móng mọc ngược là tình trạng hai bên rìa của móng mọc đâm sâu vào phía trong da. Tình trạng này thường gặp ở chân, đặc biệt là ở ngón chân cái.

Trẻ bị móng chân mọc đâm vào thịt có rất nhiều nguyên nhân, có thể do bố mẹ cắt móng chân cho trẻ không đúng cách, bị chấn thương ở móng, đi tất hoặc giầy quá chật,...

Biểu hiện của móng quặp ở trẻ là sưng đau ở vùng rìa móng, có thể xuất hiện mủ trắng hoặc chảy dịch quanh ngón chân.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, vị trí móng quặp có thể là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn có hại phát triển, gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho trẻ.

 

Ngón chân con có thể sưng đau, mưng mủ khi bị móng mọc ngược.

Nếu con chỉ bị móng quặp nhẹ, mẹ có thể xử lý tại nhà bằng cách cắt móng gọn gàng và giữ vệ sinh chân tay thật tốt cho trẻ. Trong trường hợp khóe móng chân của con đã mưng mủ, tốt nhất mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để xử lý móng quặp.

Các bác sĩ có thể sẽ dùng dụng cụ bẻ móng quặp chuyên dụng, vô trùng để giúp con xử lý phần móng đâm vào thịt, sau đó con sẽ được vệ sinh móng sạch sẽ và dùng kháng sinh nếu cần thiết.

Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Trẻ bị móng chân mọc ngược - Móng quặp nhé!

Sơ cứu trẻ hóc dị vật

Trẻ nhỏ thường dùng miệng để khám phá tất cả mọi thứ nên con cũng rất dễ nuốt hoặc bị hóc các loại dị vật. Trẻ có thể nuốt các vật tròn, nhỏ hoặc bất kì thứ gì trong tầm tay của mình.

Cách sơ cứu khi trẻ nuốt dị vật nên được quyết định tùy theo loại dị vật mà con nuốt.

Đối với những vật nhỏ thì con có thể tự đào thải chúng qua phân nhưng nếu con nuốt pin, nam châm hoặc các vật sắc nhọn thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xác định vị trí của dị vật và lấy dị vật ra ngoài.

Nếu trẻ nuốt phải các vật chứa hóa chất nguy hiểm có khả năng gây ngộ độc thì mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong trường hợp con nuốt các đồ vật to khiến chúng không thể trôi xuống ruột và mắc ở họng thì đó là hóc dị vật.

Hóc dị vật được coi là tai nạn nguy hiểm nhất có thể xảy ra với trẻ nhỏ vì nếu dị vật bịt kín đường thở thì tính mạng của con chỉ được tính bằng giây và phụ thuộc vào việc sơ cứu của người lớn.

Đẩy lưng để giúp con tống dị vật ra khỏi đường thở là biện pháp sơ cứu thường được sử dụng khi trẻ hóc dị vật.

Nhiều trường hợp sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật thành công nhưng con vẫn phải chịu di chứng nặng nề vì não bị tổn thương do thiếu oxy quá lâu.

Vì thế bố mẹ không chỉ cần biết cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật mà còn cần phải giữ bình tĩnh để nhận biết dấu hiệu sớm khi con bị hóc và thực hiện sơ cứu nhanh chóng, chính xác để cứu mạng con nhanh nhất có thể.

Biểu hiện của trẻ bị hóc dị vật có thể nhận biết sớm nhất là con không thể ho, khóc hay phát ra bất kì tiếng động nào từ cổ, khó thở hoặc không thở được và mặt con có thể chuyển từ đỏ sang tái dần nếu thiếu oxy quá lâu.

Cách cấp cứu khi bé hóc dị vật đường thở thường được thực hiện tại chỗ là đẩy lưng và hồi sức tim phổi. Bố mẹ nào cũng nên trang bị kiến thức về hai động tác sơ cứu quan trọng nào để đề phòng các trường hợp trẻ bị nghẹt thở do hóc dị vật hay do nguyên nhân khác.

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về cách sơ cứu cho con trong trường hợp này tại bài viết Sơ cứu trẻ hóc dị vật.

Sơ cứu cho trẻ bị say nắng

Say nắng ở trẻ nhỏ rất dễ xảy ra do con dễ bị mất nước và khả năng điều tiết để tự hạ nhiệt độ cơ thể ở trẻ còn yếu khi phải tiếp xúc quá lâu với hơi nóng và ánh sáng mặt trời.

Biểu hiện ở trẻ bị say nắng là nhiệt độ cơ thể tăng nhưng không đổ mồ hôi, da khô, đỏ, mạch đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn hay thậm chí là bất tỉnh. Trẻ bị say nắng quá lâu có thể khiến nhiều cơ quan bị tổn thương và đe dọa đến tính mạng.

Cách chữa cảm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đầu tiên là phải tìm cách hạ nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Mẹ nên gọi cấp cứu, trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến thì đưa trẻ vào bóng râm, cởi bớt quần áo trên người, chườm mát và bổ sung nước cho trẻ.

 

Trẻ nhỏ rất dễ bị say nắng, vì thế bố mẹ không nên cho trẻ chơi đùa ở ngoài trời nắng quá lâu.

Mẹ cũng nên liên tục nói chuyện và thu hút sự chú ý của trẻ để con giữ bình tĩnh và ngăn trẻ rơi vào trạng thái hôn mê.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngất do say nắng tốt nhất là chườm mát vào các vị trí cổ, nách, bẹn và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Để hạn chế tình trạng say nắng ở trẻ, mẹ không nên cho trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng, đặc biệt là vào buổi trưa, cho trẻ mặc quần áo sáng màu, thoáng mát và thường xuyên bổ sung đầy đủ nước cho trẻ.

Để hiểu hơn về biểu hiện cũng như cách sơ cứu cho con khi trẻ bị say nắng, mời mẹ đọc thêm bài viết Sơ cứu cho trẻ bị say nắng.

Trẻ bị sốc độ cao

Hội chứng sợ độ cao tiếng anh là Acrophobia, có nghĩa là sự ám ảnh về độ cao. Những người mắc hội chứng này thường mất bình tĩnh, kích động và khó chịu khi phải đứng ở những nơi quá cao. Hội chứng này được coi là một ám ảnh về tâm lý.

Vì thể nếu muốn vượt qua chứng sợ độ cao, người đó nên tập các bài tập giúp tâm lý thư giãn và áp chế nỗi sợ, ví dụ như yoga hay thiền, và đến thăm khám các bác sĩ tâm lý.

Hội chứng sốc độ cao (Acute Moutain Sickness - AMS) lại là một hội chứng có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào khi lên đến một độ cao nhất định.

Trẻ có thể bị sốc độ cao khi đến những vùng có địa hình cao hơn mặt nước biển.

Không giống như dấu hiệu sợ độ cao, dấu hiệu của hội chứng sốc độ cao có thể đến từ từ và không liên quan nhiều đến vấn đề tâm lý.  

Các dấu hiệu như nôn nao, đau đầu, chóng mặt, khó thở, khó ngủ,... của hội chứng sốc độ cao xuất hiện là do cơ thể không nhận được đủ oxy như bình thường.

Nếu con bị sốc độ cao, bạn có thể phát hiện các dấu hiệu này ở trẻ khi cho con đi máy bay hoặc khi con di chuyển đến các khu vực cao hơn mực nước biển.

Mời mẹ đọc bài viết Trẻ bị sốc độ cao để hiểu rõ hơn về hội chứng AMS ở trẻ cũng như cách xử lý khi trẻ mắc hội chứng này.

Trẻ say tàu xe

Trẻ nhỏ bị say tàu xe cũng có nguy cơ bị say máy bay, say sóng hay thậm chí là có dấu hiệu như say xe khi chơi xích đu, tuy nhiên tình trạng này của con sẽ giảm dần khi con lớn lên.

Nhưng trong khi chờ đợi điều đó, mẹ vẫn cần biết cách để đối phó với cơn say xe của con trong những năm đầu đời.

Vậy làm thế nào để bé không bị say xe? Cách chống say xe hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ chính là ngủ, mẹ nên khuyến khích con ngủ khi đi xe để hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu ở trẻ.

 

Cách chống say xe an toàn cho trẻ em là để trẻ ngủ trong suốt chuyến đi.

Mẹ chỉ nên dùng siro chống say xe cho bé hoặc miếng dán say tàu xe cho trẻ em, thuốc chống say xe cho trẻ nếu được sự đồng ý của bác sĩ vì những cách này không phải là cách chống say xe an toàn cho mọi trẻ nhỏ.

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin về trường hợp này trong bài viết Trẻ say tàu xe.

Sơ cứu trẻ bị điện giật

Nguyên lý bị điện giật là do trẻ tiếp xúc với nguồn điện bằng cách sờ hoặc cầm cái gì đó vào ổ điện, nghịch hoặc cắn dây điện,... khiến năng lượng điện chạy qua cơ thể hoặc một phần cơ thể và gây ra tình trạng giật điện.

Trẻ bị điện giật có ảnh hưởng gì không?

Mức độ tổn thương của trẻ khi bị giật khác nhau tùy theo cường độ dòng điện, thời gian và vị trí con bị giật điện. Nếu cường độ dòng điện nhỏ và con chỉ tiếp xúc thoáng qua thì con có thể chị cảm thấy tê tê và ngứa ran tại vị trí giật.

Nhưng với các dòng điện có cường độ lớn hơn thì con có thể bị bỏng nặng, co giật, tổn thương não, ngừng thở, thậm chí là tử vong.

Bố mẹ nên bịt hết tất cả các ổ điện trong tầm với của trẻ bảo vệ con khỏi nguy cơ bị điện giật trong nhà.

Trước khi áp dụng cách sơ cứu khi bị điện giật cho trẻ, mẹ cần phải ngắt nguồn điện, sau đó kiểm tra hơi thở và tình trạng của trẻ và thực hiện sơ cứu. Nếu con không thở, mẹ cần làm hồi sức tim phổi và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Mẹ nên tuân thủ đúng quy trình cấp cứu người bị điện giật để cấp cứu cho trẻ. Nếu không thể ngắt nguồn điện thì mẹ cần tách con ra khỏi dòng điện bằng cách dùng các vật không dẫn điện để đẩy trẻ ra chứ tuyệt đối không dùng tay để chạm vào trẻ khi con đang bị giật điện.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, mời mẹ tìm hiểu thêm trong bài viết Sơ cứu trẻ bị điện giật.

Tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa

Các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em phổ biến nhất là bỏng, ngã, đuối nước, đứt tay, chân,... Tai nạn nào cũng có thể làm tổn thương trẻ và để lại di chứng lâu dài cho con nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách.

Để phòng tránh các loại tai nạn thường gặp cho trẻ, bố mẹ nên theo sát con thường xuyên, không để trẻ ở một mình khi không có người lớn giám sát, đặt tất cả các đồ vật nguy hiểm ra ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ,...

Bố mẹ nên thường xuyên để mắt đến trẻ để bảo vệ con kịp thời khỏi những tai nạn thương tích thường gặp.

Tai nạn được coi là nhẹ với người lớn có thể là mối nguy lớn cho trẻ, vì thế bố mẹ không nên chủ quan trong bất kì tình huống nào.

Thông tin về các tai nạn thường gặp và cách xử lý đối với từng trường hợp được POH gửi đến bố mẹ trong bài viết Tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa, mời bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Sơ cứu khi trẻ bị các mảnh vụn gỗ hay thủy tinh bắn vào da

Trẻ sẽ có nguy cơ bị thủy tinh đâm vào chân nếu bố mẹ cho con đi chân trần khi trẻ chơi đùa ở công viên hoặc khu vui chơi.

Vì thế mỗi khi đi ra ngoài, trẻ nên được đi giầy hoặc dép có cài quai vừa vặn để bảo vệ cũng như giữ vệ sinh cho đôi chân bé nhỏ của con.

Con cũng có thể dẵm mảnh thủy tinh hoặc dằm ở trong nhà nếu mọi ngóc ngách trong nhà không được vệ sinh kĩ lưỡng. Rất may là các mảnh dằm nhỏ mắc vào chân trẻ thường có thể lấy ra tại nhà.
 

Những mảnh dằm nhỏ mắc vào chân trẻ có thể lấy ra tại nhà nếu mẹ biết cách và có đầy đủ dụng cụ thực hiện.

Trẻ bị dằm đâm vào chân lâu ngày có thể khiến con đau nhức, khó khăn khi đi lại hoặc thậm chí là nhiễm trùng.

Nếu mẹ không thể giúp con loại bỏ dằm ra khỏi chân thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ giúp đỡ, tránh để dằm mắc quá lâu trong da bé.

Mời mẹ tham khảo thêm cách lấy dằm cho trẻ tại nhà và các thông tin khác trong bài viết Sơ cứu khi trẻ bị các mảnh vụn gỗ hay thủy tinh bắn vào da.

Sơ cứu cho trẻ bị co giật

Trẻ có thể bị co giật do sốt, chấn thương đầu, thiếu oxy hoặc con bị động kinh. Đối với trẻ dưới 6 tuổi thì nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao khiến não bộ bị kích thích dẫn đến tình trạng co giật.

Khi bị sốt cao co giật, con có thể có một số biểu hiện kèm theo như mắt ngước lên trên, sùi bọt mép, toàn thân hoặc một số bộ phận co giật mạnh.

Bố mẹ có thể sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng an toàn để nước bọt của con chảy ra ngoài, không bít kín đường thở của trẻ. Sau đó chườm ấm liên tục tại vùng bẹn, nách cho trẻ để giúp con hạ nhiệt độ cơ thể.
 

Khi sơ cứu trẻ sốt cao co giật, mẹ nên đặt con nằm tư thế an toàn là nghiêng sang một bên.

Sau khi sơ cứu trẻ sốt co giật xong và cơn co giật của con đã hết, mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra sức khỏe và điều trị cho trẻ, phòng ngừa co giật tiếp tục tái phát.

Để hạn chế tình trạng sốt cao co giật ở trẻ, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời khi con mới bị sốt, bù đủ nước cho con, mặc quần áo thoáng mát và thường xuyên chườm ấm hạ sốt cho trẻ.

Mời mẹ đọc thêm về trường hợp này trong bài viết Sơ cứu cho trẻ bị co giật.

Sơ cứu - khâu vết thương cho trẻ

Nếu áp dụng cách cầm máu cho trẻ sơ sinh trong vòng 10 phút bằng cách dùng khăn sạch ấn mạnh lên vết thương mà vẫn không thể ngăn được vết thương của con chảy máu thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay, không nên tiếp tục sơ cứu tại nhà.

Vết thương chảy máu nhiều thường là các vết thương rộng, sâu và cần phải khâu để cầm máu, ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành và hạn chế sẹo cho trẻ.

Sau khi khâu xong, mẹ có thể thấy vết thương của con chảy nước vàng trong, đây là một chất dịch được cơ thể tiết ra để giảm thiểu nhiễm trùng tại vết thương và sẽ tự hết.
 

Trẻ nên được khâu vết thương nếu vết thương quá sâu, chảy nhiều máu khiến con đau đớn.

Nếu thấy nước vàng đục, có mùi hôi, vết thương sưng đỏ, khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng của trẻ. Lúc này mẹ cần đưa con đến bệnh viện để con được chữa trị đúng cách.

Cách làm vết thương không chảy nước nhiễm trùng hiệu quả nhất là thường xuyên sát trùng, thay rửa băng gạc tại vết thương, giữ gìn vệ sinh, hạn chế va chạm vào vị trí khâu và uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.

Mời mẹ đọc thêm về trường hợp này tại bài viết Sơ cứu - khâu vết thương cho trẻ.

Sơ cứu cho trẻ nhét dị vật vào mũi hoặc tai

Trẻ bị mắc các dị vật vào mũi, vào tai là tai nạn rất dễ gặp, đặc biệt là khi con đã có thể tự di chuyển.

Các dị vật này có thể lấy ra dễ dàng nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác hoặc đường thở của trẻ nếu không được xử lý đúng cách.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ có dị vật trong mũi hoặc trong tai là rất quan trọng. Trường hợp trẻ mắc dị vật trong tai, con có thể phản ứng không nhanh nhạy với âm thanh như bình thường, hay kéo tai hoặc tai bị chảy dịch.

Dấu hiệu trẻ có dị vật trong mũi mẹ có thể nhận thấy là tiếng thở của con không đều, mũi có dịch bất thường chảy ra, con khó chịu và có thể bị chảy máu cam.

Đặc biệt là sau khi trẻ sặc thức ăn mẹ nên kiểm tra kĩ mũi của trẻ vì rất có thể các mảnh thức ăn bị mắc ở đó, thường gặp nhất là cơm.

Nếu mắc dị vật ở tai, trẻ sẽ thấy khó chịu và gãi tai thường xuyên hơn.

Mẹ có thể tham khảo mẹo chữa khi bị sặc cơm lên mũi hoặc các loại thức ăn khác cho trẻ. Mẹo này thường được các mẹ thực hiện bằng cách kích thích mũi để con hắt xì khiến hạt cơm bay ra ngoài.

Đối với các dị vật khác, mẹ có thể tự lấy dị vật ở mũi cho trẻ bằng cách hướng dẫn con xì mũi để đẩy dị vật ra ngoài, nếu con không thể làm như vậy thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để loại bỏ dị vật một cách an toàn nhất.

Cách lấy dị vật trong tai trẻ thì không nên được thực hiện tại nhà vì lỗ tai trẻ rất bé và nhạy cảm, chỉ cần lỡ tay một chút cũng có thể khiến thính giác của trẻ bị tổn thương.

Khi trẻ mắc dị vật trong tai, tốt nhất là nên đưa trẻ đến phòng khám, cơ sở y tế uy tín để lấy dị vật ra ngoài.

Để hiểu rõ hơn về cách sơ cứu cho con trong tình huống thường gặp này, mời mẹ đọc thêm bài viết Sơ cứu cho trẻ nhét dị vật vào mũi hoặc tai.

Sơ cứu vết thương hở

Vết thương hở là gì? Vết thương hở là vết thương mà phần da bên ngoài vết thương bị rách ra. Các vết thương hở thường rỉ máu, chảy máu, đau và sưng đỏ.

Ví dụ như trẻ sơ sinh bị đứt tay, bị ngã xước chân, bị cào xước da, bị cắn chảy máu,... được coi là vết thương hở. Vì làn da của con rất mỏng manh nên các vết thương hở của con cũng dễ xuất hiện hơn so với người lớn.

Trẻ có vết thương hở nên bôi thuốc gì?

Nếu con bị thương nặng, sâu, chảy nhiều máu thì mẹ không nên tự ý bôi thuốc gì cho con mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để con được chăm sóc kĩ hơn, ví dụ như khâu, uống kháng sinh hoặc tiêm phòng uốn ván nếu cần thiết.

 

Để không phải lo lắng con bị đạp đinh phải làm sao, bố mẹ nên đi giầy vừa chân cho trẻ mỗi khi đi ra ngoài.

Đặc biệt là khi trẻ bị vật rỉ sét làm chảy máu, con cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ xem xét con có cần tiêm phòng uốn ván hay không để ngăn chặn vi khuẩn uốn ván gây hại cho tính mạng của trẻ.

Những vết xước nhẹ có bị uốn ván không? Những vết xước nhẹ do con bị ngã, bị cào xước da có thể không cần tiêm uốn ván mà mẹ chỉ cần sát trùng vết thương kĩ càng và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là được.

Để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cho trẻ, bố mẹ không nên để các vật sắc nhọn, dễ vỡ gần tầm mắt và tầm với của trẻ, luôn đi giầy dép cho con khi cho trẻ ra ngoài chơi và để mắt tới trẻ 24/24.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về cách sơ cứu khi trẻ gặp chấn thương này trong bài viết Sơ cứu vết thương hở nhé!

Sơ cứu trẻ bị rét cóng

Khi trẻ bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể của con hạ xuống và con có thể bị tổn thương mô da, rối loạn nhịp tim, khó thở, thậm chí hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh dễ nhận biết nhất là da của con lạnh thay vì ấm như bình thường, con run rẩy không kiểm soát, không quấy khóc, nặng hơn nữa là con chậm phản ứng, mệt mỏi và có dấu hiệu lả đi.

Để phát hiện trẻ bị lạnh người, mẹ nên sờ vào các bộ phận như bàn tay, bàn chân, hai bên má và trán trẻ. Nếu mẹ thấy lạnh thì tức là nhiệt độ ở các bộ phận này của trẻ thấp hơn nhiệt độ lòng bàn tay mẹ và con đang có dấu hiệu bị nhiễm lạnh.

Trẻ sơ sinh bị lạnh trán, mệt mỏi, chậm phản ứng có thể là dấu hiệu báo hiệu con đang bị nhiễm lạnh.

Khi phát hiện con bị nhiễm lạnh, mẹ nên đưa trẻ vào nơi ấm áp, khuất gió rồi cởi bớt quần áo của mẹ và con để mẹ ôm con và sưởi ấm cho trẻ bằng chính thân nhiệt của mẹ, mẹ có thể kẹp hai tay của con vào nách, hay chân con vào đùi để sưởi ấm cho con nhanh hơn.

Nếu mẹ đã sơ cứu cho con mà thấy thân nhiệt của con không cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Sơ cứu trẻ bị rét cóng để hiểu rõ hơn về cách xử trí thích hợp trong trường hợp này.

Sơ cứu trẻ bị chảy máu nghiêm trọng

Cách sơ cứu vết thương chảy máu nghiêm trọng cho trẻ cần được tiến hành càng nhanh càng tốt.

Mẹ nên gọi cấp cứu trong khi dùng miếng vải sạch hoặc tay sạch ấn mạnh lên vết thương của trẻ, nâng cao vị trí bị thương của con cao hơn đầu để giúp con hạn chế mất máu.

Tạo áp lực liên tục lên vết thương là cách cầm máu hiệu quả khi chờ xe cấp cứu đến.

Khi áp dụng các phương pháp cầm máu cho trẻ, mẹ cần giữ tâm trạng bình tĩnh, liên tục an ủi, nói chuyện với bé để con không bị hoảng loạn và giữ cho con tỉnh táo trước khi xe cấp cứu đến nơi.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về các bước sơ cứu cần thiết trong bài viết Sơ cứu trẻ bị chảy máu nghiệm trọng.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo