Trẻ bị chấn thương đầu ở trẻ rất nguy hiểm. Ngay khi trẻ bị va đập hoặc ngã đập đầu xuống đất mẹ cần kiểm tra tình trạng của con ngay lập tức. Các trường hợp nặng có thể chấn thương sọ não, chảy máu nhiều, chảy máu tai, có vết bầm sau tai, không tỉnh táo, buồn nôn, co giật...và cần được đưa tới bác sĩ ngay lập tức. Các chấn thương ở đầu nhẹ hơn gây sưng u đầu, bầm tím nhẹ có thể sơ cứu theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây!
Những chấn thương nhẹ ở đầu rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các con thích khám phá thế giới xung quanh nhưng chưa hiểu được những mối nguy hiểm, vậy nên vài cú va chạm gây ra chấn thương đầu nhẹ là một phần rất đỗi bình thường trong quá trình trưởng thành.
Cách điều trị những chấn thương ở đầu nhẹ
Mẹ hãy nhẹ nhàng an ủi con và nhanh chóng áp một túi chườm lạnh lên cục u đầu trong khoảng 5 phút sau khi con tự làm đau mình. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và bầm tím.
Chườm lạnh giúp giảm sưng và bầm tím khi trẻ bị chấn thương vùng đầu nhẹ
Mẹ có thể tự làm túi chườm lạnh bằng cách bọc một gói rau củ đông lạnh vào trong một chiếc khăn sạch. Cách này khá là hiệu quả vì mẹ có thể dùng gói rau củ tạo thành khuôn xung quanh vết thương. Nếu không mẹ hãy đặt những viên đá lạnh vào túi nhựa sau đó bọc vào trong một cái khăn để làm thành một túi chườm lạnh.
Nếu trong nhà không còn thứ gì đông lạnh, mẹ có thể ngâm một chiếc khăn trong nước lạnh rồi vắt nước đi để chườm lạnh cũng được. Khăn chườm sẽ nhanh hết lạnh hơn so với một túi chườm đông lạnh, vì vậy mẹ sẽ phải ngâm rồi vắt lại nhiều lần để giữ cho khăn đủ mát.
Phải nhanh chóng chườm vào vết sưng cho con. Me hãy chườm vết sưng cho con trong ít nhất là 10 phút. Đọc cho con nghe một câu chuyện hoặc cho con xem một chương trình yêu thích để con ngồi yên và mẹ có thể chườm vết sưng cho con.
Mẹ có thể cho con uống paracetamol để giảm đau. Và tốt hơn hết là không cho con uống ibuprofen vì ibuprofen có thể làm chảy máu dưới vết sưng.
Bố mẹ hãy cố gắng giữ cho con tránh xa những trò đùa nghịch ngợm trong vài ngày. Nếu có thể mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi ở nhà vài ngày cho đến khi con hoàn toàn bình phục.
Khi nào mẹ nên lo lắng về chấn thương vùng đầu của trẻ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi thường xuyên bị đụng trúng đầu trong khi đi khám phá xung quanh. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ không nên quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi con sát sao trong 24 giờ tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu mẹ không an tâm hãy đưa con đến gặp bác sĩ. Nếu phòng khám bệnh ở địa phương đóng cửa hoặc mẹ không có giấy hẹn từ trước, mẹ có thể đưa bé đến sở y tế gần nhất Mẹ hãy gọi điện trước để chắc chắn rằng trung tâm y tế đó điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không mẹ hãy đưa bé đến khoa chấn thương nhẹ gần nhất.
Nếu con còn yếu và chóng mặt, mẹ nên đưa con đến khoa tai nạn và cấp cứu (A&E) của cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra chấn thương của con. Nếu con bị chấn thương đầu nghiêm trọng, con cần được điều trị y tế khẩn cấp. Mẹ hãy gọi cấp cứu nếu con có các biểu hiện sau:
- Không có ý thức, ngay cả khi con vẫn đang tỉnh (mở mắt)
- Bắt đầu buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật và không phản ứng lại với các kích thích
- Nôn nhiều lần
- Có vết bầm tím, sưng hoặc vết cắt dài ít nhất 5cm trên đầu của con, hoặc vết thương bị chảy máu nặng
- Chảy máu từ tai hoặc có vết bầm sau tai
- Có chất lỏng trong suốt chảy ra từ tai hoặc mũi của con
- Con lên cơn động kinh, co giật hoặc con bị ngất đi
Phòng ngừa những chấn thương đầu cho trẻ
Trẻ có bản tính tò mò vì vậy thật khó để ngăn con khỏi việc bị thương. Con nhất định phải có vài cú ngã để con có thể tự đứng, tự đi và học cách phối hợp tốt hơn.
Những điều tốt nhất mà mẹ có thể làm để hạn chế những chấn thương ở đầu là:
- Đảm bảo chắc chắn rằng ngôi nhà được trang bị các vật dụng bảo vệ an toàn cho con.
- Không bao giờ để con trên bàn thay tã, trên giường hay ghế sofa mà không có người giám sát dù chỉ trong 1 phút. Con có thể lăn xuống và bị đập đầu bất cứ lúc nào.
- Luôn luôn kiểm tra kỹ xem con đã được giữ chặt bằng đai an toàn của ghế ô tô, xe lôi hay xe đẩy chưa. Mẹ rất dễ quên việc này khi mẹ đang vội hoặc đang mệt.
- Đội mũ bảo hiểm cho con nếu mẹ chở con bằng xe đạp vì hộp sọ của con còn mỏng và dễ bị tổn thương. Ghế xe đạp chỉ phù hợp cho những bé từ 9 tháng tuổi trở lên.
- Giữ cho sàn nhà bếp và sàn phòng tắm khô ráo, không có một miếng gạch trơn nào để tránh nguy cơ trượt ngã.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo