Sơ cứu vết bầm tím ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Vết bầm tím ở trẻ thường xuất hiện khi con học được cách di chuyển nhiều hơn. Những vết bầm tím ở trẻ sơ sinh có thể đau hoặc không, bầm tím do va chạm hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân. Với các vết này mẹ cần làm gì để chữa bầm tím cho trẻ hiệu quả và nhanh chóng? Chườm gì để tan nhanh vết bầm tím? Cách xử lý hiệu quả nhanh chóng trong sơ cứu trẻ khi bị bầm tím là gì? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu!

Nguyên nhân gây ra các vết bầm tím ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bầm tím xảy ra khi da bé bị va hoặc đụng phải khiến các mạch máu nhỏ, hay còn được gọi là mao mạch, bị vỡ và rò rỉ máu. Máu thấm vào các mô dưới da, để lại một vệt màu tím nhạt sau đó dần chuyển sang màu vàng và biến mất sau khoảng hai tuần.

Ngay khi bé có thể di chuyển xung quanh, bé sẽ bị va chạm và xuất hiện những vết bầm tím nhiều hơn. Cho dù mẹ có trang bị những vật dụng an toàn cho trẻ em cho ngôi nhà cẩn thận đến mức nào thì việc bé bị va chạm và những cú ngã là điều không thể tránh khỏi.

Hình ảnh vết bầm tím ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh vết bầm tím ở trẻ sơ sinh

Nếu bé đang học đi, bé sẽ bị bầm tím nhiều nhất ở trên đầu. Vào mùa hè, khi con mặc quần ngắn, con có thể có thêm một vài vết bầm tím ở cẳng chân và đầu gối.

Cách điều trị vết bầm tím cho trẻ

Lúc đầu bé thường cảm thấy vết bầm tím sẽ đau hoặc sưng lên, vì vậy mẹ hãy ôm con vào lòng và hôn con thật nhiều để trấn an bé. Mẹ có thể hạn chế vết bầm lan rộng nếu mẹ thực hiện các phương pháp sau:

  • Làm mát vùng da bị bầm tím của bé bằng một miếng gạc lạnh. Tạo một miếng chườm bằng cách ngâm một miếng nỉ mỏng hoặc vải trong nước lạnh, hoặc gói một túi nước đá trong một chiếc khăn.
  • Giữ túi chườm và ép sát vào vết bầm tím của bé trong ít nhất 10 phút, hoặc cho đến khi con cảm thấy bớt đau. Mẹ chườm cho bé trong khi đang âu yếm bé hoặc đọc gì đó cho bé nghe sẽ dễ hơn vì phân 

Vết bầm tím của con sẽ tự lành, nhưng mẹ cũng có thể giúp vết bầm tím đó biến mất nhanh hơn bằng các phương pháp sau:

  • Nếu vết bầm tím của bé bị sưng, mẹ hãy chườm lạnh cho bé nhiều lần trong 24 giờ đầu tiên.
  • Gel hoặc kem làm giảm đau, tan vết bầm có đặc tính chống viêm và có thể giúp giảm vết thâm. Loại gel hoặc kem này đều được bán sẵn ở các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. Những mẹ hãy nhớ phải luôn làm theo chỉ dẫn trên bao bì.
  • Nếu bé dường như vẫn cảm thấy đau, mẹ có thể cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh.

Khi nào mẹ nên gọi bác sĩ?

Nếu bé bị bầm tím sau một tai nạn, chẳng hạn như bị ngã xuống cầu thang, mẹ hãy gọi bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra thêm các vết thương ở bên trong của bé.

Mẹ cũng nên gọi bác sĩ ngay nếu bất kỳ trường hợp nào dưới đây xảy ra:

  • Vết bầm tím không mờ đi hoặc biến mất sau hai tuần.
  • Bé có vẻ buồn bã hoặc choáng váng sau hơn 24 giờ xảy ra tai nạn.

Khi nào bầm tím được coi là một vấn đề nghiêm trọng?

Nếu trẻ bị đập mạnh vào đầu và xuất hiện vết bầm sau tai, mẹ hãy gọi cấp cứu ngay. Bầm tím sau tai có thể là dấu hiệu của hộp sọ bị nứt, vỡ.

Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bầm tím là điều bình thường, nhưng nếu mẹ lo lắng về các vết bầm tím của bé, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có thêm lời khuyên.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo