Sơ cứu trẻ hóc dị vật

đăng bởi Tiên Tiên

Hóc dị vật đường thở ở trẻ (ở mũi, ở cổ, ở thực quản…) khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy khi con bị hóc dị vật phải làm sao? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về cách chữa hóc dị vật và hướng dẫn mẹ sơ cứu hóc dị vật ở trẻ. Mời ba mẹ tham khảo!

Mẹ nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật?

Nếu bé nuốt phải vật không sắc nhọn hoặc không có khả năng gây nguy hiểm và vật đó không bị mắc kẹt trong cổ họng, bé sẽ tự nuốt. Có khả năng bé sẽ đào thải vật đó ra theo phân của mình, và việc này cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại. 

Mẹ hãy đợi một khoảng thời gian, trong lúc đó, mẹ hãy theo dõi bé và gọi bác sĩ ngay nếu bé bắt đầu nôn mửa, chảy nước dãi, không chịu ăn, bị sốt, ho, khò khè hoặc phát ra tiếng huýt gió khi hít vào. 

Sơ cứu trẻ hóc dị vật đường thở

Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở

Mẹ cũng nên gọi cho bác sĩ ngay nếu mẹ không nhìn thấy vật trong phân của bé sau một vài ngày. (Để kiểm tra xem vật thể có trong phân của bé hay không, mẹ hãy đặt phân của bé vào lưới lọc và cho nước nóng chảy qua).

Nếu mẹ nghĩ bé nuốt phải vật sắc nhọn (như tăm hoặc kim) hoặc vật gì đó nguy hiểm ( như pin đồng hồ hoặc những viên nam châm nhỏ) mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức kể cả khi trông bé có vẻ vẫn khỏe mạnh.

Những vật sắc nhọn cần được loại bỏ ngay lập tức trước khi rơi xuống dạ dày. Vật sắc nhọn có thể làm thủng thực quản, dạ dày hoặc ruột của bé; rò rỉ các chất độc hại hoặc thậm chí tạo ra một dòng điện nhỏ.

(Một chiếc nam châm nhỏ rơi vào ruột có thể không gây ra vấn đề gì, nhưng hai hoặc nhiều nam châm có thể khiến cho các phần khác nhau của ruột dính vào nhau, dẫn đến ruột bị xoắn, tắc nghẽn hoặc thủng).

Bác sĩ xử lý trẻ bị hóc dị vật như thế nào?

Tùy thuộc vào vật bé nuốt phải mà bác sĩ sẽ có những cách xử lý khác nhau. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để tìm kiếm vị trí của vật bé nuốt phải.

Nếu bác sĩ nghĩ rằng dị vật di chuyển xuống cơ quan tiêu hóa của bé một cách dễ dàng (hầu hết các dị vật có thể tự di chuyển xuống cơ quan tiêu hóa của bé), bác sĩ sẽ đề nghị mẹ phải để mắt đến bé và quan sát việc tiêu hóa của bé trong một vài ngày.

Trong thời gian đó, bác sĩ tiến hành một vài xét nghiệm vật lý-chụp hình - chẳng hạn như hình chụp X-quang bổ sung hoặc chụp cắt lớp để quan sát vật thể một cách trực quan hoặc theo dõi tiến trình của vật.

Nếu dị vật bị mắc kẹt trong đường phế quản, thực quản hoặc dạ dày của bé - hoặc nếu dị vật là những vật sắc nhọn, những vật nguy hiểm khác, bác sĩ sẽ lấy vật đó ra thay vì để vật tự di chuyển xuống cơ quan tiêu hóa của bé.

Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi dạ dày (một dụng cụ dài, nhỏ và mảnh) nếu dị vật nằm trong thực quản hoặc dạ dày của bé. Còn nếu dị vật nằm trong đường phế quản của bé, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi phế quản. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật.

Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Mẹ hãy xem các hướng dẫn minh họa trong bài….. để thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Mẹ nên tham gia khóa học về kỹ thuật hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để học cách thực hiện các kỹ thuật này phòng trường hợp mẹ cần sử dụng.

Làm thế nào để ngăn bé cho đồ vật vào miệng?

Không có cách nào để ngăn bé cho đồ vật vào miệng cả. Cho đồ vật lên miệng là cách trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tìm hiểu về thế giới xung quanh theo bản năng của mình. Bé sẽ đút đồ vật vào miệng cho đến khi bé khoảng 4 tuổi.

Mẹ cũng không cần thiết phải tham gia các lớp học về các nguy hiểm khi trẻ hóc dị vật. Thay vào đó cẩn thận vẫn là điều quan trọng nhất.

Biện pháp an toàn phòng ngừa trẻ nuốt phải dị vật 

Dưới đây là một vài biện pháp đơn giản:

  • Kiểm tra sàn nhà và bàn để đồ để cất những đồ vật bé có thể lấy và đút vào miệng. Ví dụ như cúc, đồ trang sức, đinh ghim, tiền xu, vỏ bóng bay đã vỡ, nắp bút, kẹp giấy, đinh mũ, đinh vít, bút màu, viên bi, và pin cúc áo,... nên để xa tầm tay của trẻ.
  • Hãy để mắt đến trẻ đặc biệt khi mẹ đưa trẻ đến thăm nhà của người khác. Bé có thể đút vào miệng tất cả những đồ vật thu hút bé (và cả những đồ vật không an toàn).
  • Hãy để ý đến bé hơn trong những ngày nghỉ, kể cả khi gia đình tận hưởng kỳ nghỉ ở nhà hoặc ra ngoài bởi đồ ăn và đồ chơi hấp dẫn đối với trẻ có ở khắp nơi.
  • Hãy chắc chắn rằng đồ chơi, búp bê, thú nhồi bông an toàn cho bé và không có bộ phận nào có thể rơi ra.
  • Mẹ hãy tự tìm hiểu thêm về kỹ thuật hô hấp nhân tạo cho bé và đảm bảo rằng những người chăm sóc cho bé cũng đã được học cách thực hiện kỹ thuật hô hấp nhân tạo

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo