Trẻ lên cơn co giật sẽ khiến mẹ vô cùng căng thẳng. Trong trường hợp thấy con có các biểu hiện co giật (không sốt hoặc sốt cao) mẹ cũng cần bình tĩnh và xử trí đúng cách. Các ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết những dấu hiệu trẻ bị co giật, nguyên nhân gây co giật ở trẻ và nên làm gì khi con bị co giật.
Dấu hiệu trẻ bị co giật?
Nếu đột nhiên con không phản ứng lại và nhìn chằm chằm một cách lơ đãng, hoặc bất ngờ co rúm người lại, bé có thể bị co giật nhẹ. Co giật nhẹ thường kéo dài từ vài giây đến vài phút.
Nếu con bất tỉnh, ngã xuống sàn và co giật hoặc chuyển động tay chân không kiểm soát, bé có thể bị co giật nghiêm trọng hơn. Co giật chỉ kéo dài hai đến ba phút, nhưng trong một vài trường hợp hiếm, cơn co giật của bé kéo dài hơn, và bé có thể bị tiêu chảy hoặc không thể kiểm soát bàng quang của mình.
Trẻ lên cơn co giật hơn 3 phút sẽ gây nguy hiểm
Có nhiều loại co giật khác nhau. Co giật có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào và thường kéo dài từ vài phút đến hơn nửa giờ.
Mẹ nên làm gì khi con bị co giật?
Mẹ hãy theo dõi thời gian cơn động kinh kéo dài. Nếu bé co giật hơn ba phút, mẹ hãy gọi cấp cứu ngay. Trong lúc đợi cấp cứu đến, mẹ hãy xoay con sang một bên để bé không bị nghẹn nước bọt và lau nước bọt khỏi miệng để giữ cho đường thở của con được thông thoáng.
Mặc dù lúc này các mẹ rất muốn dỗ dành con, nhưng mẹ không thể làm gì khác ngoài việc đảm bảo bé không làm tổn thương chính mình.
Nếu con đã từng bị co giật một vài lần trước đó, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ quay lại video lần co giật sau của con. Việc này sẽ giúp bác sĩ xác định được loại động kinh của con và loại thuốc nào là phù hợp với con nhất.
Nguyên nhân gây co giật
Co giật xảy ra khi các tế bào thần kinh trong não hoạt động bất thường do tổn thương thần kinh, các vấn đề về hóa học của não hoặc sốt cao. Cả tổn thương thần kinh và bất thường hóa học não có thể do bẩm sinh hay do chấn thương não hoặc chấn thương hệ thần kinh, chẳng hạn khi bị đánh vào đầu.
Co giật ở trẻ nhỏ thường không có dấu hiệu nào cả. Sốt cao thường là nguyên nhân chính gây ra những cơn co giật này. Những cơn co giật do sốt thường không gây nguy hiểm và khá phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Đôi khi trẻ nhỏ nín thở một cách không kiểm soát khi bị thương, khi sợ hãi hoặc khi tức giận, cũng có thể dẫn đến một cơn co giật, nhưng những cơn co giật thường vượt ra khỏi hoạt động của não bộ trong vòng vài năm. Nếu con bị hai cơn co giật trở lên mà không phải do sốt, chấn thương đầu hoặc khó thở, bé có thể bị động kinh.
Mẹ nên làm gì nếu nghĩ rằng con đã bị co giật?
Trước tiên hãy gọi bác sĩ nhi khoa, để đánh giá mức độ nghiệm trọng của cơn co giật và đánh giá xem liệu con có cần đi khám bác sĩ ngay không. (Nếu mẹ không thể gặp bác sĩ, hãy gọi cấp cứu ngay)
Bác sĩ sẽ đề nghị mẹ đưa con đi chụp điện não đồ (EEG) để ghi lại hoạt động điện của não. Mẹ có thể hơi sợ khi xem kỹ thuật viên gắn điện cực vào đầu của con, nhưng việc này hoàn toàn không gây đau đớn.
Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ có thể đưa ra kết luận liệu con có bị động kinh hay không, liệu bé có thể bị co giật lại lần nữa hay không và liệu bé có cần xét nghiệm thêm hay không.
Các xét nghiệm sau đó có thể là chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thần kinh
Co giật có gây tổn thương não không?
Với một người mắc bệnh trong nhiều năm, những cơn động kinh ngắn không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho não. Tuy nhiên, những cơn co giật dài (thường là mười phút trở lên) có thể gây tổn thương não ở một số người.
Vì vậy, các bác sĩ coi một cơn động kinh kéo dài từ năm phút trở lên là một cấp cứu y tế, ngay cả đối với trẻ em.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo