Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Virus hợp bào hô hấp (RSV) gây nhiễm trùng ngực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một loại virus truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp và trong không khí. Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus RSV sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Không có thuốc để trị virus này, các phương pháp điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp chủ yếu là điều trị triệu chứng. Ngoài ra ba mẹ nên để trẻ tiêm vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ.

Virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus - RSV) là gì?

Virus hợp bào hô hấp (sin-SISH-ul) là một loại virus phổ biến gây nhiễm trùng ngực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus làm cho các đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi của bé (các tiểu phế quản) bị sưng, viêm và bị tắc do chất nhầy. Điều này làm giảm lượng không khí có thể đi vào phổi của bé, khiến bé khó thở hơn .

Virus RSV rất phổ biến và hầu hết trẻ sẽ gặp phải chứng bệnh này vào lúc 2 tuổi. Bệnh nặng nhất trong những tháng mùa đông khi thời tiết lạnh.

Có thể mẹ quan tâm: Ho, cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ nhiễm virus hợp bào hô hấp cao

Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ nhiễm virus hợp bào hô hấp cao

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm virus RSV cũng chỉ như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản và viêm phổi ở trẻ. Trẻ rất dễ mắc virus RSV vì phổi của trẻ còn nhỏ và chưa phát triển hoàn toàn 

RSV lây lan như thế nào?

RSV là một loại virus truyền nhiễm, rất dễ lây lan trong không khí. Điều này có nghĩa là khi người nhiễm vi-rút ho hoặc hắt hơi, vi-rút sẽ lây lan trong những giọt nhỏ chất nhầy và nước bọt bắn vào không khí. Nếu em bé của bạn tiếp xúc trực tiếp với virus RSV trong không khí, bé có thể bị nhiễm bệnh.

Một em bé cũng có thể bị nhiễm virus gián tiếp khi người mang bệnh hắt hơi hoặc ho lên đồ chơi và các bề mặt. Virus có khả năng tồn tại ngoài cơ thể trong khoảng từ bốn giờ đến bảy giờ.

Trẻ sẽ dễ nhiễm virus hơn khi con đến nhà trẻ hoặc những người xung quanh con (người trông trẻ, anh, chị em) mắc bệnh.

Các triệu chứng trẻ sơ sinh nhiễm RSV

Sau khi tiếp xúc với vi-rút, phải mất khoảng ba ngày đến năm ngày các triệu chứng mới xuất hiện. Hầu hết các bé đều có triệu chứng nhẹ và sẽ đỡ hơn trong vòng hai tuần đến ba tuần.

Các triệu chứng đầu tiên thường giống như trẻ bị cảm lạnh, sổ mũi và nhiều đờm. Nếu vi-rút di chuyển xuống phổi của bé, bé có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Thở nhanh hơn bình thường, khó thở
  • Bị ho
  • Bị sốt
  • Phát ra tiếng khò khè khi thở
  • Thở dài

Em bé đôi khi có thể cáu kỉnh và thờ ơ. Cứ 10 trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp thì có khoảng 4 trẻ bị nhiễm trùng tai. Một số bé sẽ chán ăn và mất nước.

Tìm hiểu dấu hiệu mất nước ở trẻ với bài viết:  Mất nước: tình trạng nguy hiểm với trẻ sơ sinh

RSV có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn?

RSV có thể dẫn đến nhiễm trùng ngực nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi. Vi-rút lây nhiễm vào các tế bào lót đường dẫn khí trong mũi, cổ họng và phổi của bé .

Cứ 100 trẻ em bị RSV thì có khoảng hai trẻ bị viêm tiểu phế quản nghiêm trọng cần nhập viện điều trị.

Trong những tháng mùa đông, ⅙ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhập viện là do viêm tiểu phế quản . Mỗi năm ở Anh có khoảng 30.000 trẻ sơ sinh và trẻ em dưới năm tuổi được điều trị tại bệnh viện vì virus hợp bào hô hấp.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ có các triệu chứng ban đầu. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu mẹ nghi ngờ con đang gặp  vấn đề sức khỏe.

Một số em bé cũng nguy cơ bị nhiễm trùng ngực nghiêm trọng cao hơn những trẻ khác, chẳng hạn như những em bé:

  • Sinh non (trước 35 tuần)
  • Có dị tật phổi bẩm sinh
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • dị tật tim bẩm sinh

Nếu các thành viên trong gia đình hút thuốc và trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc con cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng vùng ngực nghiêm trọng cao hơn.

Có nên đưa trẻ tới khám bác sĩ ngay nếu mẹ nghi ngờ trẻ nhiễm RSV?

Trong hầu hết các trường hợp trẻ bị nhiễm RSV cũng giống như cảm lạnh, có thể tự khỏi. Vì vậy mẹ có thể chăm sóc em bé tại nhà mà không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên nếu trẻ có các dấu hiệu sau mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ gặp khó khăn khi thở, dường như thở nhanh hơn hoặc thở khò khè
  • Ăn ít hơn một nửa lượng sữa bình thường trong hai đến ba lần ăn liên tục
  • Từ chối bú mẹ hoặc bú ít hơn bình thường
  • Không có tã ướt trong vòng 12h hoặc lâu hơn
  • Số từ 38 độ trở lên
  • Trẻ có vẻ mệt mỏi và cáu gắt

Đôi khi, nhiễm trùng do virus RSV có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cần điều trị càng sớm càng tốt. 

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe

Còn nếu mẹ thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây ở trẻ, mẹ nên gọi xe cứu thương ngay lập tức:

  • Trẻ phải rất cố gắng để thở
  • Trẻ tái xanh, nhợt nhạt và toát mồ hôi. Lưỡi hoặc môi xanh tím (tím tái)
  • Có những khoảng dừng dài trong hơi thở của bé và các cơ dưới xương sườn của bé đang bị hút vào theo từng hơi thở
  • Con đang thở 60 hơi trở lên một phút
  • Trẻ mê man không thể đánh thức hoặc buồn ngủ một cách bất thường

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ khám và hỏi về các triệu chứng của bé. Thường bác sĩ sẽ khám ngực của trẻ bằng ống nghe. Y tá sẽ kiểm tra nồng độ oxy của bé bằng máy đo với một chiếc kẹp không gây đau vào tay hoặc chân của bé.

Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu đờm từ em bé để kiểm tra loại nhiễm trùng nào gây ra các triệu chứng ở trẻ.

Các phương pháp điều trị nhiễm virus RSV

Không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi nhiễm trùng RSV. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virut như RSV. Tuy nhiên, nếu con tiếp tục bị nhiễm trùng ngực do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh này .

Điều trị tại nhà

Trong hầu hết những lần nhiễm bệnh, mẹ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bé tại nhà trong khi hệ miễn dịch trong cơ thể bé chống lại nhiễm trùng. Mẹ hãy thử những biện pháp sau:

  • Bế trẻ thẳng đứng, vì tư thế này giúp bé dễ thở hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đang bú bình mẹ nên cho bé ăn thường xuyên hơn.
  • Sử dụng máy phun sương để giữ ẩm cho không khí. Điều này giúp bé dễ thở hơn và bớt ho.
  • Không hút thuốc xung quanh em bé vì khói thuốc có thể làm cho các triệu chứng của con tồi tệ hơn. Để bé tránh xa môi trường khói thuốc cũng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ngực về lâu dài.
  • Nếu em bé đủ tuổi, mẹ có thể cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen dạng lỏng để hạ sốt. Mẹ lưu ý luôn luôn làm theo hướng dẫn trên bao bì và không cho trẻ em hoặc trẻ nhỏ uống aspirin.
  • Nước muối nhỏ mũi có thể giúp trẻ bớt mũi bị tắc. Mẹ có thể mua lọ nước muối này ở một hiệu thuốc.

Điều trị trong bệnh viện

Trong một số trường hợp trẻ có vấn đề về hô hấp hoặc lượng ăn cần được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.

Nếu em bé khó thở con cần được thở oxy. (Bổ sung oxy qua mặt nạ hoặc ống nhỏ đặt trong mũi của trẻ)

Nếu em bé quá mệt không thể tự ăn, y tá sẽ cho bé dùng ống thông dạ dày. Đây là một ống nhựa mỏng đi từ mũi hoặc miệng xuống dạ dày. Các chất cần thiết như nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ được truyền qua ống này xuống dạ dày để con có thể hấp thu. 

Bị ốm phải nhập viện điều trị có thể khiến trẻ sợ hãi và mẹ cũng căng thẳng khó chịu. Nhưng hãy luôn ở bên con, thậm chí là ngủ lại bệnh viện. Mẹ có thể mang thêm những đồ vật thân thuộc với trẻ như gấu bông hoặc chiếc chăn con hay đắp.

Em bé sẽ phải nằm viện vài ngày cho đến khi các triệu chứng đỡ hơn.

Phòng ngừa virus RSV ở trẻ

RSV rất dễ lây lan, do đó không thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng em bé mắc bệnh. Tuy nhiên mẹ có  thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ bằng những cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay của mẹ và bé bằng nước xà phòng ấm. Rửa đồ chơi dùng chung và các bề mặt cứng như tay nắm cửa.
  • Sử dụng khăn giấy dùng một lần và vứt ngay sau khi sử dụng .
  • Yêu cầu bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với em bé phải rửa tay trước.
  • Nếu trẻ dưới hai tháng tuổi, hoặc trẻ sinh non (trước 37 tuần) thì nên yêu cầu những người bị cảm lạnh và cúm không tiếp xúc với em bé cho đến khi họ bình phục hoàn toàn.
  • Đừng hút thuốc xung quanh em bé, và yêu cầu những người khác cũng không hút thuốc ở gần bé.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi bé được ít nhất sáu tháng tuổi. Điều này sẽ đảm bảo nếu con có nhiễm virus thì các triệu chứng cũng sẽ không nghiêm trọng .

Một khi trẻ đã nhiễm RSV, con sẽ phát triển kháng thể với loại virus này. Nhưng điều này cũng không đảm bảo con sẽ tái nhiễm. Kể cả khi trẻ đã trưởng thành con vẫn có nguy cơ mắc lại. 

Nhưng mẹ không nên lo lắng vì lần đầu nhiễm virus RSV sẽ là lần nghiêm trọng nhất. Và những lần nhiễm tiếp theo sẽ có triệu chứng nhẹ hơn so với lần trước.

Vắc-xin chống virus hợp bào

Mặc dù các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển vắc-xin cho RSV, nhưng hiện tại không có loại vắc-xin nào được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một số trẻ có nguy cơ mắc virus hợp bào hô hấp cao hơn so với những em bé khác. Lúc này trẻ sẽ được cho sử dụng một loại thuốc gọi là palivizumab. 

Một số em bé mắc RSV với nguy cơ biến chứng cao hơn các em bé khác. Nếu vậy, em bé có thể được cung cấp một loại thuốc nhất định gọi là palivizumab, nếu bé sinh non và là:

  • Dưới chín tháng tuổi, với tình trạng phổi dài hạn
  • Dưới sáu tháng tuổi và bị bệnh tim bẩm sinh

Bác sĩ cũng có thể cho bé tiêm nếu trẻ:

  • Trẻ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)
  • Trẻ cần sử dụng máy thở trong thời gian dài

Palivizumab có thể giúp làm giảm các triệu chứng và ảnh hưởng của RSV. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cho trẻ tại đùi mỗi tháng một lần. Mẹ sẽ cần đưa bé đến viện để điều trị. Palivizumab luôn được kê đơn dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa.

Mời ba mẹ cùng tham khảo thêm quan điểm: Tiêm vắc-xin có làm tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ hay không?

Nhiễm RSV nặng có gây biến chứng về sau không?

Nhiễm RSV thường không gây khó thở lâu và hầu hết trẻ sơ sinh đều hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh.

Một số ít trẻ bị RSV nặng có thể bị khò khè trong nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm sau đó. Trẻ mắc RSV nặng cũng có nguy cơ bị hen suyễn sau này, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối liên hệ này cả. 

Một số trẻ có khả năng bị nhiễm trùng ngực và các vấn đề hô hấp nói chung. Nếu mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của con sau khi bị nhiễm RSV, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo