Ho gà ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Ho gà là căn bệnh dễ lây lan và rất nguy hiểm với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bị ho gà thường có những cơn ho đặc trưng. Cách nhận biết ho gà ở trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào âm thanh ho của con, ngoài ra còn các biểu hiện như cảm lạnh. Mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh ho gà phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị và phòng tránh ho gà ở trẻ sơ sinh với bài viết sau! 

Ho gà là bệnh gì?

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng phổi và đường thở do vi khuẩn ho gà gây ra. Bệnh này được đặt tên từ âm thanh khò khè đặc biệt mà hầu hết trẻ em tạo ra khi con thở hổn hển giữa những cơn ho.

Bệnh ho gà rất dễ lây. Vi khuẩn lây lan dễ dàng vì chúng có thể ẩn chứa trong trong không khí mỗi khi người nhiễm bệnh ho. Bệnh này có khả năng lây lan trong ba tuần sau khi cơn ho bắt đầu.

Phân biệt ho gà và cơn ho bình thường

Nếu em bé dưới ba tháng tuổi con chưa đủ sức để tạo ra các tiếng rít khò khè mà chỉ thở ngắn giữa những cơn ho. Nhưng mẹ đừng lo vì con sẽ thở bình thường trở lại sau khi ho.

Ho gà đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh viêm thanh khí phế quản, một bệnh phổ biến ở trẻ em không nguy hiểm và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên trẻ bị viêm thanh khí phế quản và trẻ bị ho gà sẽ tạo ra những âm thanh khác nhau. Dù mẹ nghi ngờ con mắc loại bệnh nào thì cũng cần đưa trẻ tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách nhận biết ho gà chủ yếu dựa vào âm thanh phát ra khi trẻ bị ho

Cách nhận biết ho gà chủ yếu dựa vào âm thanh phát ra khi trẻ bị ho

Ngoài ra, vẫn có những triệu chứng khác mẹ cần chú ý nếu trẻ bị ho gà. Căn bệnh này thường xảy ra theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Trẻ có các triệu chứng của cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi, mắt đỏ, đau họng và sốt nhẹ.
  • Giai đoạn 2: Sau khoảng một tuần trẻ bắt đầu ho dữ dội.
  • Giai đoạn 3: Khi vi khuẩn ho gà đã có thời gian phát triển mỗi cơn ho có thể kéo dài vài phút. Trẻ cũng có thể ho có đờm khiến con rất khó chịu.

Mẹ sẽ rất lo lắng khi thấy con mắc ho gà mà môi và móng tay chuyển sang màu xanh nếu con khó thở sau mỗi cơn ho. Cho đến khi con thở lại bình thường mẹ mới yên tâm. Trên thực tế ho gà không quá nghiêm trọng.

Trẻ thậm chí có tới 30 cơn ho trong 24 giờ, hầu hết trẻ bị ho vào ban đêm. Giữa các cơn ho con vẫn sẽ ngủ được.

Giai đoạn ho có thể kéo dài từ một đến sáu tuần kể cả khi trẻ được điều trị. Điều này là hoàn toàn bình thường vì con vẫn ho trong một thời gian sau khi vi khuẩn được loại bỏ.

Bệnh ho gà có nguy hiểm với trẻ nhỏ không?

Ho gà nguy hiểm đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi vì có nguy cơ phát triển các biến chứng.  Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Mất nước
  • Khó thở
  • Giảm cân
  • Viêm phổi
  • Các vấn đề về thận

Trong một số trường hợp, ho gà có thể gây co giật hoặc tổn thương não và trong những trường hợp rất hiếm, thậm chí có thể gây tử vong .

Nếu mẹ nghi ngờ bé bị ho gà, hãy đưa bé đến khám bác sĩ. Nếu con khó thở hãy gọi xe cấp cứu. Trong trường hợp trẻ bị nôn hoặc co giật mẹ cần đưa con tới khoa cấp cứu ngay.

Ngoài ra mẹ cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu con co các dấu hiệu bất thường được POH chia sẻ trong bài viết:  Những trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Phòng tránh ho gà ở trẻ

Nếu mẹ đã tiêm vắc-xin ho gà trong khoảng thời gian từ tuần thứ 16 đến tuần 32 của thai kỳ bé sẽ được bảo vệ cho đến khi đến tuổi tiêm mũi vắc-xin đầu tiên. 

Mũi tiêm vắc-xin đầu tiên của con sẽ là khi trẻ được 2 tháng tuổi, bao gồm vắc-xin 6 trong 1 (DTaP / IPV / Hib / HepB) sẽ giúp bảo vệ bé khỏi ho gà. Vắc-xin 6 trong 1 cũng bảo vệ chống bệnh bạch hầu, viêm gan B, Hib (Haemophilus Zae loại B), bại liệt và uốn ván. Em bé của bạn sẽ cần phải tiêm đầy đủ chu kỳ vắc-xin 6 trong 1 vào lúc 12 tuần và 16 tuần.

Vắc-xin không hiệu quả 100 phần trăm và mức độ bảo vệ giảm theo thời gian. Đó là lý do tại sao các mũi vắc-xin thường được tiêm khi trẻ còn bé. Những người đã tiêm phòng đầy đủ khi còn nhỏ nếu mắc ho gà cũng sẽ không quá nặng.

Nếu trẻ đã lỡ các kỳ tiêm chủng theo lịch tiêm phòng cho trẻ em, mẹ hãy liên hệ với bệnh viện và cơ sở y tế để đặt lịch tiêm bù cho trẻ. Nếu mẹ không nhớ con đã có những mũi tiêm nào hãy nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm tra.

Điều trị bệnh ho gà

Ho gà được điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy dịch mũi hoặc mẫu máu của trẻ để kiểm tra vi khuẩn ho gà. Tuy nhiên nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ho gà, bé sẽ được điều trị ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm. 

Những bước điều trị tiếp theo sẽ phù thuộc vào độ tuổi của con:

  • Nếu em bé dưới sáu tháng tuổi, bác sĩ sẽ cho trẻ nhập viện. Lý do là vì trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn với các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi ở trẻ sơ sinh và tổn thương não.
  • Nếu em bé được hơn sáu tháng, bác sĩ đa khoa sẽ kiểm tra cẩn thận để xem tình trạng của bé ra sao. Em bé có thể sẽ ổn khi về nhà và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ cũng có thể cho mẹ thuốc kháng sinh chống ho gà, đặc biệt là nếu mẹ đang mang thai hoặc đang làm công việc chăm sóc, tiếp xúc với trẻ nhỏ.

Nếu trẻ được yêu cầu nhập viện trẻ sẽ phải cách ly với những em bé khác trong phòng bệnh cho đến khi thuốc kháng sinh có tác dụng. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, các y bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc cho trẻ bằng cách:

  • Sử dụng kháng sinh nhỏ giọt
  • Cung cấp oxy giúp con thở dễ dàng hơn
  • Cho con dùng máy thở 

Bé được điều trị bằng kháng sinh càng sớm, bé bắt đầu hồi phục càng nhanh. Nếu con bị ho gà trong ba tuần trở lên, bác sĩ sẽ không để trẻ điều trị bằng kháng sinh nữa trừ khi cơn ho gà nghiêm trọng khiến trẻ phải nhập viện.

Điều này là do sau 3 tuần trẻ không còn khả năng lây bệnh cho người khác và thuốc kháng sinh không có tác dụng với các triệu chứng của con vào thời điểm này.

Mặc dù ho khiến trẻ khó chịu nhưng đây là một phương thức tự nhiên giúp trẻ làm sạch phổi. Vì vậy mà mẹ không nên cho trẻ uống thuốc giảm ho. Nếu mẹ ngăn cản bé ho có thể làm chậm quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên nếu các cơn ho của trẻ quá nghiêm trọng dù đã điều trị bằng kháng sinh mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Ho gà có khả năng kéo dài trong vài tuần và các triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian. Mẹ hãy giúp trẻ phục hồi nhanh hơn bằng cách cho con uống nhiều nước. Để trẻ được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh. Nếu mẹ đang cho con bú hãy cho con ăn bất cứ khi nào trẻ muốn.

Trẻ sẽ muốn được bú mẹ nhiều trong quá trình hồi phục, với con đây như một sự an ủi của mẹ. Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen đúng liều lượng cũng có thể làm giảm bớt khó chịu cho trẻ.

Sau khi bị ho gà, con có miễn dịch với bệnh không?

Trẻ sẽ không hoàn toàn miễn dịch với bệnh, mặc dù vậy những lần bị bệnh sau trẻ sẽ bị nhẹ hơn lần đầu rất nhiều. Trẻ vẫn cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch trình.

Tiêm chủng vẫn là một cách hiệu quả cao để bảo vệ trẻ. Tỷ lệ trẻ mắc ho gà đã giảm đáng kể từ khi vắc-xin ho gà được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo