Mẹ bị ốm sốt có cho con bú được không?

đăng bởi Tiên Tiên

 

 

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Mẹ bị sốt có nên cho con bú là câu hỏi được rất nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ quan tâm. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bị ốm sốt vẫn có thể cho con bú. Nếu mẹ chỉ bị cảm lạnh hoặc cúm bình thường vi khuẩn sẽ không thể truyền vào sữa mẹ được.

Thậm chí khi mẹ ốm, mẹ không thể chăm sóc con được và cho con bú là điều duy nhất mẹ có thể làm. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp chống lại bệnh tật. Nếu trẻ bú mẹ, con sẽ có được sự miễn dịch với virus khiến mẹ ốm hoặc giúp trẻ mau hồi phục nếu con bị ốm.

Nếu mẹ quá mệt không thể cho con bú và cũng không thể vắt sữa được, mẹ có thể nhờ một người khỏe mạnh cho con ăn.

Đôi khi các mẹ sẽ bị mất sữa vì không thể cho bé bú trực tiếp. Lúc này, mẹ có thể ăn cháo loãng, uống nhiều nước và sử dụng máy hút sữa để giúp kích thích nguồn sữa của mẹ.

Tuy nhiên, với một số bệnh mẹ không nên cho con bú. Mẹ có thể đọc được thông tin về những bệnh nào không nên cho bé bú mẹ, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đối với các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề này, nhất là ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ không bú mẹ có nguy cơ tử vong cao.

Mẹ cho con bú bị sốt uống thuốc gì? Mẹ có thể tham khảo bài viết uống thuốc khi đang cho con bú.

Đang cho con bú bị cảm cúm phải làm sao?

Nếu đang cho con bú bị cảm cúm, mẹ nên thực hiện những điều sau để tránh lây bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, dạ dày hoặc sốt... sang con:

Hạn chế lây bệnh sang trẻ khi cho con bú

Mẹ bị cảm cúm, ho hoặc viêm vọng vẫn có thể cho con bú

Khi mẹ hắt hơi, ho hoặc thậm chí khi nói chuyện và tiếp xúc gần với bé, nước bọt mang mầm bệnh có thể rơi vào bé. Để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan mẹ nên:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn hoặc bế trẻ.
  • Đeo khẩu trang bất cứ khi nào tiếp xúc gần gũi với con, kể cả trong những lần cho bé ăn.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Ngay lập tức vứt khăn giấy đi, sau đó rửa tay hoặc dùng nước rửa tay khổ.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bé .
  • Khử trùng các bề mặt gia dụng như quầy, bàn, tay nắm cửa và vòi thường xuyên.
  • Đặt một chiếc chăn vải khô, sạch giữa hai mẹ con mỗi khi bế hoặc cho bé ăn.
  • Rửa ngực trước khi cho ăn bằng xà phòng và nước ấm. Đừng rửa xung quanh núm vú trước mỗi lần cho ăn, vì làm vậy có thể khiến núm vú bị khô và nứt nẻ.
  • Đừng dùng chung dụng cụ ăn uống như ly uống nước, khăn lau, khăn, giường, gối hoặc chăn cho đến khi mẹ không còn triệu chứng trong ít nhất năm ngày.
  • Nếu mẹ bị cúm, hãy mua thuốc kháng virus nếu có. Nếu mẹ mua được thuốc, các triệu chứng và thời gian mắc bệnh sẽ giảm đi nhiều. Và điều này giúp hạn chế trẻ tiếp xúc với virus từ mẹ. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bảo vệ bé bằng cách đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng lịch.

  • Tiêm phòng: Mẹ phải đảm bảo trẻ được tiêm phòng đúng lịch. nếu trẻ không được tiêm phòng trẻ sẽ mắc bệnh nặng khi tiếp xúc với virus từ mẹ. Ví dụ trẻ không được tiêm phòng phế cầu khuẩn trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nặng khi tiếp xúc với vi khuẩn phế cầu khuẩn từ bệnh xoang của mẹ.
  • Tiêm phòng cúm: Nếu con đã được 6 tháng tuổi, mẹ hãy đưa bé đến trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện để tiêm phòng cúm.

Những bệnh mà mẹ vẫn có thể cho con bú

Chlamydia: Nuôi con bằng sữa mẹ là an toàn

Cảm lạnh, cúm, sốt hoặc đau họng: Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho bé những kháng thể tương tự của mẹ giúp chống lại bệnh tật.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị các bà mẹ bị cúm tiếp tục cho con bú nếu có thể. Nếu mẹ cảm thấy quá ốm nên không thể cho con bú được nhưng lại không thể vắt sữa, mẹ hãy nhờ một người trưởng thành khỏe mạnh có thể cho bé ăn.

Hãy nhớ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước (đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ hoặc máy hút sữa). Đeo khẩu trang mỗi lần cho con bú.

Ngộ độc thực phẩm

Các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm không thể truyền qua sữa mẹ. Vì vậy trong trường hợp này mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú và uống nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước.

Viêm dạ dày ruột siêu vi (virus dạ dày hoặc "cúm dạ dày"):

Cho con bú vẫn an toàn kể cả khi mẹ có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi như tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên mẹ cần chú ý rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và thực hiện những biện pháp an toàn để tránh lây mầm bệnh cho bé. 

Bệnh lậu: Cho con bú an toàn

Viêm gan A :  Cho con bú an toàn.

Viêm gan B :  Cho con bú an toàn. Trẻ nên được tiêm một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và liều đầu tiên trong ba liều vắc-xin viêm gan B ngay sau khi chào đời.

HPV (nhiễm virus HPV): Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn

Thiếu máu thiếu sắt: Cho con bú an toàn. Uống chất bổ sung sắt trong thời gian cho con bú sẽ không gây hại cho con bạn.

Bệnh Lyme: Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn, nhưng nếu mẹ đang dùng thuốc kháng sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo loại mẹ đang dùng sẽ an toàn cho trẻ bú.

Viêm vú: Viêm vú là một nhiễm trùng gây đau đớn nhưng sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ bú và vắt hết sữa sẽ giúp mẹ sớm phục hồi. 

Siêu vi West Nile: Cho con bú an toàn. Các nhà khoa học đã tìm thấy một vài trường hợp lây truyền virus West Nile qua việc cho con bú, nhưng không có trường hợp dẫn đến bất kỳ bệnh nào ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm virus Zika: Cho con bú an toàn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus Zika trong sữa mẹ, nhưng không có báo cáo nào về việc trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika trong quá trình bú mẹ. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú nếu mẹ mắc các bệnh dưới đây

Bệnh thủy đậu

Nếu mẹ nhiễm bệnh trước khi sinh 5 ngày hoặc sau khi sinh 2 ngày bác sĩ sẽ khuyến nghị cho trẻ tiêm GLOBULIN miễn dịch và hạn chế việc tiếp xúc gần giữa hai mẹ con.

Tuy vậy mẹ vẫn có thể cho con bú miễn là không có nốt thủy đậu trên ngực hoặc tiếp xúc trực tiếp máy hút sữa. Sau khi tất cả các nốt thủy đậu vỡ ra và đóng vảy mẹ có thể ôm con và cho con bú như bình thường. Để các nốt thủy đậu đóng vảy có thể mất khoảng một tuần.

Nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV) 

Nuôi con bằng sữa mẹ thường an toàn, nhưng tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ trước khi cho con bú với trường hợp này. Vi-rút có thể truyền sang em bé qua sữa mẹ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe - đặc biệt là ở trẻ non tháng hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng cực kỳ thấp. Tuy nhiên, những trường hợp này là cực kỳ hiếm.

Trầm cảm

Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ bị trầm cảm cho con bú, nhưng nếu mẹ phải dùng thuốc chống trầm cảm, mẹ hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem cho con bú khi dùng thuốc có an toàn không.

Viêm gan C

Nếu núm vú của mẹ không bị thương, mẹ vẫn có thể cho con bú an toàn. Không có bằng chứng về việc trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm gan C qua sữa mẹ. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu nghiên cứu để xác định liệu phụ nữ bị viêm gan C và có núm vú bị nứt cho con bú có an toàn không.

Nếu núm vú của mẹ bị tổn thương, bác sĩ có thể khuyên mẹ tạm thời ngừng cho con bú, vì vi-rút có thể truyền qua máu bị nhiễm bệnh. (Để giữ nguồn sữa, mẹ có thể hút sữa hàng ngày và bỏ phần sữa đó)

Mụn rộp sinh dục Herpes

Nếu mẹ có vết mụn trên vú, đừng cho bé bú từ bên vú có vùng da hở đó cho đến khi vết loét đã lành. Dùng máy hút sữa trẻ uống sẽ an toàn hơn, nhưng chú ý không để máy hút tiếp xúc với các vết loét. Nếu mẹ không có vết loét và mụn trên ngực mẹ có thể cho trẻ bú trực tiếp mà vẫn an toàn.

Huyết áp cao

Có rất nhiều thuốc giúp điều trị huyết áp cao nhưng chỉ vài loại thuốc đủ an toàn để mẹ dùng khi cho con bú. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mẹ quyết định điều trị bằng một loại thuốc nào đó.

Lupus

Hầu hết các bà mẹ bị lupus vẫn có thể cho con bú, nhưng cần có ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc mẹ dùng. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể không an toàn với phụ nữ cho con bú.

Bệnh hồng cầu hình liềm

Mẹ vẫn có thể cho con bú những việc điều trị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ phức tạp. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có cho trẻ bú hay không.

Bệnh giang mai: Mẹ bị bệnh giang mai vẫn cho con bú an toàn nếu trên ngực không có vết thương hở. Nếu mẹ có vết thương hở trên ngực mẹ nên ngừng cho bé bú cho đến khi vết loét đã lành. Cho trẻ ăn sữa được vắt ra sẽ an toàn miễn là máy hút không tiếp xúc với vết loét.

Bệnh tưa miệng (nhiễm trùng núm vú hoặc nhiễm trùng vú)

Mẹ bị tưa miệng vẫn cho bé bú một cách an toàn. Tuy nhiên, nhiễm trùng nấm men có thể lây nhiễm qua lại giữa hai mẹ con nên điều quan trọng nhất là mẹ và bé được điều trị cùng lúc.

Cho bé bú khi núm vú bị nhiễm nấm men có thể khiến mẹ khá đau đớn. Nếu mẹ gặp tình trạng này mẹ hãy vắt sữa và cho trẻ ăn cho đến khi vú mẹ lành hẳn.

Toxoplasmosis

Các nghiên cứu chưa kết luận được rằng toxoplasmosis truyền qua sữa mẹ, nhưng về mặt lý thuyết ký sinh trùng có thể truyền sang con qua việc cho con bú nếu mẹ bị nứt hoặc chảy máu núm vú trong một hoặc hai tuần sau khi nhiễm bệnh.

Bệnh lao (virus hoạt động) truyền nhiễm

Bệnh lao lây lan qua các giọt nước từ hệ hô hấp của người bị nhiễm bệnh chứ không phải sữa mẹ. Mẹ có thể cho con bú sau khi trải qua ít nhất hai tuần điều trị và bác sĩ thông báo rằng bênh không còn truyền nhiễm. (Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc trị lao để chắc chắn an toàn trong thời gian cho con bú).

Trong trường hợp mẹ đang điều trị mẹ hãy vắt sữa và nhờ một người khỏe mạnh cho trẻ ăn. Với các bệnh truyền nhiễm mẹ cần cách ly hoàn toàn khỉ con và tìm người chăm sóc bé trong thời gian đó. 

Mẹ mắc bệnh gì thì không nên cho con bú?

Ung thư điều trị bằng thuốc hóa trị

Những loại thuốc này có thể can thiệp vào DNA và cấu trúc tế bào của em bé. Có thể bơm và bỏ sữa để cố gắng duy trì nguồn sữa của mẹ. Nhưng việc cho con bú quá sức với mẹ khi đang phải trải qua căng thẳng và những nguy cơ về tác dụng phụ của việc điều trị ung thư. Sau khi việc điều trị kết thúc việc cho con bú trở lại sẽ vô cùng khó khăn. Nhưng nếu mẹ quyết tâm cho trẻ bú, hãy nói chuyện với các chuyên gia để được giải đáp.

Ung thư đang được điều trị bằng xạ trị

Mẹ có thể cho con bú sau khi điều trị bức xạ kết thúc. Tùy thuộc vào cách điều trị mà mức độ ảnh hưởng đến mẹ sẽ khác nhau, nhưng chắc chắn mẹ sẽ khó khăn để cho bé bú lại. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho con bú và tận dụng sự giúp đỡ của chuyên gia.

Nhiễm HIV

Không nên cho con bú vì vi-rút có thể truyền sang con bạn qua sữa mẹ. Các loại thuốc kháng vi-rút được sử dụng để điều trị HIV cũng có thể tiến vào cơ thể bé qua sữa mẹ.

Nhiễm HTLV (virut lymphotropic tế bào T ở người), loại I hoặc loại II: Phụ nữ có kết quả dương tính với loại virus này không nên cho con bú vì nó có thể truyền sang em bé qua sữa mẹ. HTLV loại I và II có thể gây ra bệnh về tủy sống và HTLV loại I có thể gây ra một dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp, các vấn đề về mắt có thể dẫn đến mất thị lực và các tình trạng nghiêm trọng khác.

Mẹ sử dụng chất kích thích

Cho con bú không an toàn. Các loại thuốc bị lạm dụng như cần sa và rượu đi qua sữa mẹ và có thể gây hại cho con.

Uống thuốc trong thời gian cho con bú

Một số loại thuốc khá an toàn khi cho con bú nhưng những loại thuốc khác lại cần tránh. Nếu mẹ bắt buộc phải sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận trước khi dùng.

Nếu mẹ bị cúm trong thời gian cho con bú, mẹ có thể dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) an toàn với các mẹ cho con bú.

Nếu mẹ chỉ tiếp xúc với cúm và uống thuốc để phòng ngừa mẹ có thể tiếp tục cho con bú một cách an toàn miễn là mẹ không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Nếu mẹ cần điều trị bằng một loại thuốc không an toàn cho con bú mẹ có thể vắt bỏ sữa trong thời gian uống thuốc. Làm như vậy sẽ giữ được nguồn sữa của mẹ kể cả không cho con bú. Trong thời gian đó mẹ có thể cho trẻ uống sữa bột hoặc sữa đã được vắt ra trước rồi bảo quản an toàn.

Để biết thông tin chi tiết về sự an toàn của các loại thuốc cụ thể trong khi cho con bú mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Mẹ bị ốm cho con ăn sữa công thức được không?

Mẹ vẫn tự cho bé ăn sữa công thực được nhưng cần cẩn thận. Nếu mẹ bị cảm cúm hoặc các bệnh thông thường khác mẹ cần bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Hãy thực hiện các bước phòng tránh theo hướng dẫn trong bài viết sau.

Một lựa chọn tốt nhất đó là nhờ một người khỏe mạnh cho bé ăn. Bố, ông bà và bạn bè của mẹ hoặc người trông trẻ đều có thể đảm nhận việc này.

Có nên cho con bú nếu bé bị ốm không?

Khi trẻ bị ốm cho con con bú là cách an ủi tốt nhất mẹ có thể làm với bé. Trẻ sẽ cần nhiều nước hơn khi bị ốm và sữa mẹ sẽ có ích cho hệ miễn dịch của con.

Nếu trẻ quá mệt không thể bú, mẹ hãy thử cho con uống bằng bình, ống tiêm không có mũi tiêm hoặc ống thuốc nhỏ mắt.

Có nên cho trẻ uống sữa công thức khi trẻ ốm không?

Mẹ vẫn có thể cho trẻ uống sữa công thức và cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường để tránh mất nước. Bé cần nhiều nước hơn khi bị ốm đặc biệt nếu con có các triệu chứng mất nước như sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Trong thời gian trẻ ốm mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu cho thấy trẻ mất nước và kịp thời bổ sung nước cho con.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo