Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

đăng bởi Tiên Tiên

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy làm sao để biết trẻ sơ sinh bị cảm cúm? Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh và cảm cúm là gì? Trẻ sơ sinh có dễ bị lây cảm cúm không? Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng cách nào? Có dùng các mẹo như trị cảm cúm bằng tỏi được không? Trẻ cảm cúm có nên dùng kháng sinh không? Và làm sao để phòng ngừa bệnh cúm từ sớm cho trẻ? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây!

Phân biệt cúm và cảm lạnh

Phân biệt giữa cảm cúm ở trẻ sơ sinh và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh là chuyện không dễ dàng. Các triệu chứng cúm ở trẻ sơ sinh thường tương tự như triệu chứng cảm lạnh và đều khiến trẻ khó chịu. Tuy nhiên, trẻ có nhiều khả năng bị cúm nếu đột nhiên bị sốt từ 38 độ C trở lên.

Nếu bé bị sổ mũi hoặc ho một lúc trước khi bị sốt, nhiều khả năng bé bị cảm lạnh. Cảm lạnh thường xuất hiện chậm hơn cúm và các triệu chứng dễ nhận biết hơn.

Các triệu chứng cúm thường xuất hiện nhanh chóng. Nếu em bé bị cúm, mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Trẻ mệt mỏi hơn bình thường rất nhiều
  • Trẻ ủ rũ vì cơ thể đau nhức
  • Trẻ bị ho khan, ho khô
  • Trẻ chán ăn
  • Trẻ gắt ngủ, tỉnh ngủ nhiều hơn bình thường
  • Trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa 
  • Trẻ kéo tai mình và khóc. Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm trùng tai cùng với bệnh cúm.

Bệnh cúm phổ biến nhất là vào mùa lạnh. Khi trời lạnh các hoạt động chủ yếu diễn ra ở trong nhà và thường tiếp xúc gần tạo điều kiện cho virus cúm lây lan.

Phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ

Nếu mẹ đã tiêm vắc-xin phòng cúm khi mang thai, các kháng thể trong cơ thể mẹ sẽ truyền sang bé khi con ở trong bụng mẹ. Và em bé cũng sẽ được bảo vệ trong vòng 6 tháng sau sinh. 

Khi bé được hai tuổi, con có thể tiêm chủng ngừa cúm. Bé sẽ được tiêm phòng hàng năm cho đến khi được năm tuổi. Mẹ hãy để ý lịch tiêm phòng để cả nhà được tiêm vắc-xin ngừa cúm đầy đủ. 

Ngoài ra hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh khác như hắt hơi và ho vào khăn giấy, rửa tay sạch thường xuyên. Đây là những thói quen tốt mà các thành viên trong gia đình nên thực hiện hàng ngày.

Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả

Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả

Hiện nay đã có vắc-xin dạng xịt. Nếu trẻ đủ 2 tuổi, con có thể dùng vắc-xin dạng xịt mũi. Xịt rất nhanh và không đau, tuy nhiên sau đó con có thể bị sổ mũi nhẹ.

Nếu trẻ có tình trạng sức khỏe không tốt như trẻ bị hen suyễn, trẻ có bệnh thận hoặc hồng cầu hình liềm, bệnh cúm có thể khiến trẻ yếu đi nhiều. Vì vậy, khi trẻ được 6 tháng tuổi bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm vắc-xin. Trẻ dưới 2 tuổi sẽ được tiêm vắc xin vì vắc-xin dạng xịt không phù hợp với trẻ ở độ tuổi này. 

Lưu ý: Vắc-xin dạng xịt không được dùng cho trẻ:

  • Có hệ thống miễn dịch rất yếu.
  • Bị dị ứng với trứng, hoặc bất kỳ thành phần nào có trong vắc-xin, chẳng hạn như neomycin. Neomycin là một loại kháng sinh được thêm vào vắc-xin để kháng khuẩn.
  • Bị hen suyễn nặng và cần điều trị bằng steroid.

Nếu trẻ bị dự ứng với trứng có một loại vắc-xin thay thế không có thành phần của trứng. Hoặc bác sĩ sẽ kê loại vắc-xin có thành phần của trứng thấp để hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị ứng, bác sĩ sẽ quyết định có giới thiệu trẻ đến một bác sĩ nhi khoa hay không. Tốt nhất là mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để tiêm vắc-xin, nếu con có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào với thuốc trẻ sẽ được cấp cứu ngay lập tức.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị cúm

Hầu hết trẻ bị cúm chỉ cần được ngủ, nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Vì vậy nếu con bị cúm mẹ hãy cho bé bú hoặc uống sữa nhiều hơn bình thường.

Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn canh, súp để tăng lượng chất lỏng con nạp vào cơ thể. Những món canh nóng cũng giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ. Mẹ sẽ là người hiểu rõ nhu cầu của con nhất. 

Nếu trẻ bị cúm mẹ không cần cho trẻ uống thuốc. Kể cả trẻ có bị sốt thì chỉ một triệu chứng này cũng chưa cần dùng thuốc điều trị. Sốt thực chất là sự bảo vệ tự nhiên của trẻ để chống lại bệnh tật. Bởi vậy mẹ đừng lo lắng quá.

Nếu trẻ sốt kéo dài và các triệu chứng khác của bệnh cúm làm trẻ rất khó chịu, mẹ hãy cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh .

Trẻ 2 tháng tuổi sinh đủ tháng và nặng hơn 4kg có thể sử dụng paracetamol dành cho trẻ em. Và nếu trẻ được 3 tháng tuổi trở lên và nặng hơn 5kg, con có thể uống ibuprofen.

Kiểm tra thông tin về liều lượng trên bao gì thuốc hoặc hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ về liều lượng dùng cho trẻ. Đừng cho trẻ uống paracetamol và ibuprofen cùng một lúc.

Nếu thuốc này không có tác dụng mẹ có thể thử cho bé uống loại kia vào lần sau. Trong trường hợp cả hai loại thuốc đều không có tác dụng và không làm dịu cơn đau của bé mẹ hãy gọi cấp cứu hoặc chủ động đưa trẻ đến viện.

Cúm là do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Và hầu hết các loại thuốc ho và cảm lạnh được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. Lưu ý: Mật ong không an toàn với trẻ dưới 1 tuổi vì vậy không được sử dụng mật ong để giảm ho cho trẻ.

Thông thường trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn trong khoảng ba đến năm ngày. Trẻ sẽ hạ sốt và nhanh chóng thèm ăn trở lại. Một số trẻ bị cúm nặng sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu lâu hơn. Mẹ chỉ cần để trẻ nghỉ ngơi nhiều trong không gian yên tĩnh, bú hoặc uống nhiều nước hơn. Cho trẻ bú bất cứ khi nào con muốn. Trẻ sẽ cần mẹ ở bên vỗ về trong quá trình hồi phục.

Ngoài ra ba mẹ nên tham khảo trường hợp mẹ đang cho con bú nhưng bị ốm với bài viết:  Mẹ bị ốm có cho con bú được không?

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Rất khó nhận biết nguyên nhân cụ thể khiến một em bé bị ốm. Những triệu chứng của bệnh cúm thông thường cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nặng hơn. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy trẻ có vẻ mệt mỏi.

Nếu trẻ hơn 3 tháng  tuổi mẹ hãy gọi cho bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Trẻ sốt cao 39 độ, sốt cao đột ngột hoặc sốt nhẹ kéo dài hơn năm ngày.
  • Trẻ bị sốt co giật (co giật).
  • Trẻ không khỏi sau năm ngày
  • Trẻ xanh xao, tái nhợt và có những vết tái xanh
  • Da trẻ xuất hiện những nốt phát ban không phồng rộp. Đây là một dấu hiệu của viêm màng não .
  • Trẻ không giống với bình thường, ít hoạt động và mê man, không hay cười và bám mẹ. Và khi trẻ khóc tiếng khóc có vẻ yếu hoặc ré lên.
  • Trẻ khó thở, thở khò khè hoặc ngực trông như bị hút vào xương sườn. Mẹ có thể nghe thấy cả âm thanh tiếng thở và trẻ thở rất nhanh.
  • Trẻ bị mất nước. Nếu mẹ thấy con có ít tã ướt hơn bình thường, khóc không ra nước mắt và bàn tay bàn chân lạnh lẽo rất có thể trẻ đang bị mất nước.

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo