Tất tần tật về dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh

đăng bởi

Các hormone và sức đề kháng của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, vì thế mẹ sẽ thấy con rất dễ bị dị ứng với một số thứ.

Thật may là có thể tình trạng dị ứng của con sẽ hết khi con lớn lên. Tuy nhiên mẹ vẫn cần biết cách xử trí khi con bị dị ứng để bảo vệ an toàn tốt nhất cho trẻ.


Trẻ sơ sinh sẽ hạn chế được nguy cơ dị ứng nếu được chăm sóc đúng cách

Đôi khi mẹ nhận biết nhầm các dấu hiệu dị ứng với bệnh hen suyễn của trẻ vì trẻ bị hen suyễn thường cũng phát bệnh khi trẻ tiếp xúc với một tác nhân cụ thể nào đó. Vậy để hiểu hơn về dị ứng và hen suyễn ở trẻ, POH mời mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Dị ứng trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Dị ứng là gì?

Dị ứng là khi hệ miễn dịch của cơ thể trẻ phản ứng quá mức khi con tiếp xúc với một tác nhân nào đó, ví dụ như khi ăn uống, hít thở, tiêm phòng...

Nguyên nhân dị ứng là do hệ miễn dịch nhận biết các chất này là “kẻ tấn công có hại” đối với cơ thể. Vì thế các kháng thể chống lại chất này được sinh ra và gây ra các triệu chứng dị ứng thường gặp.

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng, da của trẻ sẽ mẩn đỏ, ngứa ngáy, môi và mắt sưng lên, chảy nhiều nước mắt, nước mũi, có thể kèm theo cả tiêu chảy và nôn mửa...

 

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường gặp trong thời điểm giao mùa hoặc khi con thay đổi môi trường sống.

Tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là phấn hoa, thời tiết, lông và da động vật, các chất có trong thức ăn, sữa hoặc một số loại thuốc...

Có cả trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ do hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với protein có trong sữa.

Đối với các trường hợp này, mẹ nên cho con đến bệnh viện để kiểm tra và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về loại sữa phù hợp hoặc các cách để mẹ cải thiện chất lượng sữa để con bú mẹ an toàn, hạn chế dị ứng.

Khi mẹ ăn một thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao thì các chất trong đó có thể tiết vào sữa mẹ, dẫn đến việc con có thể có phản ứng dị ứng khi bú mẹ. Vì thế các mẹ sữa nên ăn chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về phản ứng dị ứng của con yêu trong bài viết Dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết.

Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh

Sốc phản vệ là gì?

Là phản ứng dị ứng nghiêm trọng của cơ thể khi hệ miễn dịch của con cực kì nhạy cảm và phản ứng quá mức với tác nhân gây dị ứng. Sốc phản vệ có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, vì thế con cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Hiểu về triệu chứng và cách xử lý sốc phản vệ ở trẻ sẽ giúp bố mẹ nhận biết sớm và biết cách chăm sóc bước đầu khi con bị sốc phản vệ.

Ngoài các triệu chứng dị ứng bình thường, trẻ bị sốc phản vệ thường có mạch đập nhanh, khó thở, thở khò khè, đổ mồ hôi, con cũng có thể chóng mặt, ngất xỉu hoặc thậm chí mất ý thức.

Con thường được tiêm liều adrenalin trẻ em khi được cấp cứu để giảm khó thở, giảm sưng, giúp hạn chế biến chứng do sốc phản vệ gây ra.

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng nặng, bố mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc mua sẵn adrenalin để ở nhà để cấp cứu cho con trong trường hợp trẻ bị sốc phản vệ.


Cấp cứu kịp thời khi con bị sốc phản vệ sẽ giúp giảm thiểu biến chứng và nguy hiểm cho trẻ.

Bố mẹ cũng nên đi học các lớp sơ cứu để biết cách hồi sức tim phổi chính xác cho con trong trường hợp con ngừng thở đột ngột trước khi đến bệnh viện.

Thời gian gần đây phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 bị nhiều mẹ lầm tưởng là sốc phản vệ, nhưng thực tế sốc phản vệ hiếm khi xảy ra và có nguy cơ cao hơn ở những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có tiền sử dị ứng.

Mời mẹ đọc bài viết Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh để hiểu rõ hơn về cách nhận biết, sơ cứu, điều trị và phòng ngừa sốc phản vệ ở trẻ.

Dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh

Đậu phộng sống hay đậu phộng chín đều có khả năng gây dị ứng cho trẻ. Đậu phộng, đậu nành và các loại đậu nói chung đều là các thực phẩm được xếp vào nhóm dễ gây dị ứng.

Trẻ bị dị ứng ăn đậu phồng có bị ngứa không? Câu trả lời là có, không chỉ nổi mẩn ngứa khắp người, trẻ bị dị ứng đậu phộng có thể còn bị ngứa họng và kích thích cổ họng kèm theo các phản ứng dị ứng thường gặp khác.

Tác hại của đậu phộng khi gây dị ứng thường nhẹ nhưng cũng có trường hợp sốc phản vệ, vì thế bố mẹ cần lưu ý nguyên tắc thử dị ứng cho trẻ khi cho con ăn những loại thực phẩm mới.

 

Đậu phộng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh.

Trẻ dễ bị dị ứng đậu nành nếu như đã có tiền sử dị ứng đậu phộng trước đó. Trong trường hợp này, bố mẹ nên cân nhắc và theo dõi con cẩn thận khi cho bé ăn đậu nành và tất cả các thực phẩm có chứa đậu nành.

Một số loại bánh, kẹo, ngũ cốc đóng hộp cũng có thể có chứa thành phần đậu nành, bố mẹ nên đọc kĩ thành phần trước khi cho trẻ ăn.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về tình trạng dị ứng này của trẻ trong bài viết Dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh.

Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban do sốt phát ban là tình trạng phát ban dễ gặp nhất ở trẻ. Ngoài ra trẻ có thể nổi phát ban nếu dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, côn trùng cắn hoặc do một số bệnh lý khác,...

Trẻ phát ban sau sốt có thể là biểu hiện của bệnh ban đào hoặc do dị ứng với một thứ gì đó mà trẻ tiếp xúc sau khi hạ sốt.

Để đối phó với tình trạng phát ban của con trong trường hợp này, mẹ nên giữ cho cơ thể con mát mẻ, cho con uống đủ sữa, nước và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

 

Trẻ có thể nổi phát ban trên da vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cách trị phát ban ở trẻ sơ sinh nên được quyết định tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra phát ban của trẻ. Trường hợp con phát ban do các bệnh lý thì các nốt phát ban sẽ biến mất khi bệnh của con được điều trị đúng cách.

Nếu con phát ban do dị ứng thức ăn, dị ứng phấn hoa hay lông động vật,... thì mẹ nên cách ly con khỏi tác nhân gây dị ứng và có thể bôi thuốc được bác sĩ chỉ định lên vết phát ban của con để giúp con giảm sưng, giảm ngứa.

Để hiểu hơn về tình trạng phát ban của con, mời mẹ đọc thêm bài viết Phát ban ở trẻ sơ sinh.

Dị ứng với thú cưng, lông chó, mèo ở trẻ sơ sinh

Dị ứng với thú cưng thực chất là dị ứng với da chết, nước dãi, nước tiểu và phân của vật nuôi, lông của vật nuôi thực chất không gây dị ứng nhưng nó lại thường mang nhiều vi khuẩn, nấm mốc từ môi trường và trở thành tác nhân dễ gây dị ứng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh dị ứng với lông chó là dị ứng lông thường gặp nhất vì chó là động vật thân thiện với trẻ em.

Chó là vật nuôi năng động, thường xuyên chạy nhảy và lăn lộn khắp nơi nên lông chó dễ bám phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn khiến trẻ dễ bị dị ứng khi tiếp xúc.

Cách trị dị ứng lông chó tốt nhất là hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với chó, kể cả đối với những chú chó được tắm và vệ sinh lông sạch sẽ.

Các vi khuẩn kí sinh trên người chó rất nhỏ và khó có thể làm sạch, chúng có thể tiếp tục bám vào lông và gây dị ứng cho con.

 

Gia đình chỉ nên nuôi thú cưng khi con không bị dị ứng hoặc hen suyễn.

Tương tự như lông chó, lông mèo cũng có nguy cơ gây dị ứng rất cao cho trẻ, thậm chí lông mèo còn dễ gây dị ứng hơn lông chó vì mèo thường có thói quen liếm lông nên lông của chúng hay dính nước bọt và các tác nhân gây dị ứng khác.

Các bệnh về lông mèo khiến lông của chúng rụng nhiều cũng làm tăng nguy cơ gây ra dị ứng ở trẻ.

Vì thế nếu con đã từng bị dị ứng với động vật hoặc gia đình có tiền sử dị ứng, bố mẹ nên cân nhắc trước khi cho trẻ tiếp xúc với các loài thú cưng, đặc biệt là mèo.

Con có thể làm gì khi bị dị ứng lông mèo?

Cũng giống như dị ứng lông chó, mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với mèo khi con bị dị ứng với lông. Ngoài ra mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để xác định tất cả các tác nhân có thể gây dị ứng cho trẻ để bảo vệ con tốt hơn.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Dị ứng với thú cưng ở trẻ sơ sinh để hiểu rõ hơn về loại dị ứng này.

Không dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh

Lactose là gì? Lactose là một loại đường sữa chính trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa. Trẻ sơ sinh rất hiếm khi mắc chứng bất dung nạp lactose bẩm sinh trừ khi cả bố và mẹ đều mắc hội chứng này.

Sự không dung nạp lactose ở trẻ xảy ra khi hệ tiêu hóa của con không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose trong sữa.

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc hội chứng bất dung nạp lactose cao hơn trẻ sinh đủ tháng vì loại enzyme tiêu hóa này được sản sinh nhiều vào cuối thai kì.

 

Trẻ bất dung nạp lactose trong sữa mẹ và sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò cần một loại sữa công thức đặc biệt không chứa lactose.

Tình trạng quá tải lactose ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhầm lẫn với hội chứng không dung nạp lactose ở trẻ.

Đây là hai tình trạng khác nhau, trẻ bị quá tải lactose trong sữa mẹ là do con nhận được nhiều đường sữa hơn khả năng tiêu hóa của dạ dày và mẹ có thể giúp con cải thiện bằng cách vắt bớt sữa đầu đi và cho trẻ bú sữa sau theo đúng nhu cầu, không ép con bú quá nhiều.

Hiện nay chưa có cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh, có trẻ chỉ bị vài tuần rồi tự hết nhưng cũng có trẻ phải sống chung với hội chứng này cả đời.

Thật may là mẹ vẫn có thể giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu của con nếu con không dung nạp được lactose trong sữa.

Vậy mẹ cần làm gì để giúp con và chi tiết về hội chứng này như thế nào, mời mẹ tìm hiểu thêm trong bài viết Không dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh nhé!

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường khởi phát khi con tiếp xúc với một tác nhân cụ thể như tác nhân gây dị ứng (thuốc, thời tiết, lông động vật, bụi, phấn hoa,...), các chất kích thích trong không khí (khói thuốc lá,...) hoặc khi mắc một số bệnh về đường hô hấp.


Trẻ bị hen suyễn dễ phát bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Khi bị hen suyễn, trẻ sơ sinh bị ho hen, thở khò khè, khó thở khi tiếp xúc với một trong các tác nhân trên.

Con sẽ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn nếu bố hoặc mẹ bị hen suyễn, gia đình có tiền sử dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc con là trẻ sinh non, nhẹ cân.

Trẻ sơ sinh khó thở khi bị hen suyễn là do niêm mạc phổi của con sưng lên, các cơ của đường thở bị thít chặt lại.

Để hạn chế tình trạng khó thở nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến nghẹt thở khi trẻ bị hen suyễn, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc hít hoặc thuốc chữa hen được bác sĩ chỉ định để điều trị cho con ngay khi con lên cơn hen.

Mời mẹ đọc thêm về vấn đề này trong bài viết Hen suyễn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết.

Điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Không có cách chữa hen cho trẻ sơ sinh nào có thể chữa dứt điểm bệnh hen suyễn ở trẻ vì hen suyễn là một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, bệnh của con có thể cải thiện và được kiểm soát tốt hơn nếu con được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách.

Trẻ bị hen suyễn nên ăn gì? Con nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành tính, hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu phộng, đậu nành, hải sản, trứng, sữa bò,...

 

Để biết trẻ sơ sinh bị hen suyễn phải làm sao, mẹ nên đưa con đến khám và xin ý kiến bác sĩ ngay khi phát hiện trẻ bị hen suyễn hoặc gia đình có tiền sử hen suyễn.

Con cũng nên tránh chơi các môn thể thao yêu cầu hoạt động thể chất quá nhiều và hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và các tác nhân dễ gây dị ứng khác.

Vậy nên khám hen suyễn cho bé ở đâu để xác định chính xác bệnh và được tư vấn điều trị tốt nhất?

Nếu có điều kiện, mẹ nên đưa bé đến khám tại khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi Trung Ương hoặc các khoa Hô hấp nhi, khoa Nhi tại các bệnh viện lớn.

Để biết thêm về cách chăm sóc trẻ khi con bị hen suyễn, mời mẹ tham khảo trong bài viết Điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh.

Phòng bệnh cho bé khỏi các vấn đề do ô nhiễm và khói bụi

Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em tốt nhất là cho con tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lịch sinh hoạt hợp lý và giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thật tốt cho trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng là việc làm giúp hệ miễn dịch và sức khỏe của bé phát triển tốt hơn vì sữa mẹ bao gồm cả chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên.

Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm có ích cho hệ miễn dịch vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Mời mẹ đọc bài viết Phòng bệnh cho bé khỏi các vấn đề do ô nhiễm và khói bụi để tham khảo thêm các cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh về đường hô hấp cho trẻ.

Trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nếu tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.

Trong tất cả các loại bệnh, cách phòng bệnh đường hô hấp cho bé là điều được bố mẹ quan tâm nhất vì đây là bệnh mà trẻ sơ sinh dễ mắc phải nhất.

Nguyên nhân trẻ mắc các bệnh đường hô hấp thường là do vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí xâm nhập và gây tổn thương cho hệ hô hấp non nớt của trẻ.Vì vậy để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, bên cạnh việc cho con tiêm phòng, mẹ nên hạn chế cho con đến những nơi đông người vì không khí ở đó có thể mang nhiều mầm bệnh, hạn chế cho con đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm, giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ, đặc biệt là tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho con...

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo