MỤC LỤC
Tình trạng thời tiết thay đổi thất thường và môi trường ô nhiễm ở nước ta hiện nay là điều kiện lí tưởng cho các bệnh lý ngoài da phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng có làn da nhạy cảm và sức đề kháng yếu ớt nhất.
Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đa phần là các bệnh nhẹ, không gây nguy hiểm cho con.
Tuy nhiên nếu mẹ không biết cách chăm sóc kịp thời thì có thể khiến những bệnh này nặng thêm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và làn da của trẻ.
Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu về các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ để hiểu rõ và biết cách xử lý chuẩn xác nhất nhé!
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non và được chia thành hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là do nồng độ bilirubin trong máu cao, đây là một sản phẩm được tạo ra từ quá trình vỡ tế bào hồng cầu trong máu.
Ở người lớn, chất này sẽ được gan lọc ra khỏi máu và thải ra ngoài, tuy nhiên gan của trẻ sơ sinh phải mất vài ngày mới hoạt động nên chất này tích tụ lại trong máu và gây bệnh vàng da cho trẻ.
Trẻ bị vàng da sinh lý thường sẽ tự hết trong khoảng 7-14 ngày, chỉ bị vàng da nhẹ ở vùng mặt, cổ, ngực, bụng phía trên rốn và không đi kèm các triệu chứng khác.
Chiếu đèn mà một trong những cách điều trị bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh hiện nay
Triệu chứng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh là thời gian vàng da của con kéo dài hơn, mức độ vàng da của con tăng rất nhanh đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, thiếu máu, sốt, táo bón, phân bạc màu,...
Vàng da sơ sinh bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, vì thế mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để giúp con nhanh hết bệnh? Vàng da bệnh lý thường được chữa trị bằng cách truyền máu và chiếu đèn theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần phải chú ý ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để sữa mẹ có đủ dưỡng chất cho con để con có thêm năng lượng tiếp nhận điều trị hiệu quả.
Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Bệnh chàm
Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân thường gặp là do yếu tố di truyền hoặc môi trường.
Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng thường gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
Khi bé bị chàm cơ địa dị ứng, mẹ nên tránh cho bé dùng tay tự gãi khiến các vết chàm nặng thêm và tạo thành sẹo.
Khi con bị chàm, mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để khám, xin lời khuyên về cách chăm sóc trẻ để giúp con nhanh khỏi và hạn chế tái phát bệnh.
Các vết chàm thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ
Trẻ sơ sinh thường bị chàm ở mặt, da đầu rồi lan dần xuống cánh tay, chân và các bộ phận khác.
Vùng da bị chàm thường có đặc điểm hơi khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó chấm đỏ phát triển to dần. Bệnh chàm phát triển ở trẻ sơ sinh còn thường được gọi là chàm sữa.
Nếu trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt, mẹ cần hết sức chú ý khi dùng thuốc hoặc bôi kem dưỡng ẩm cho con vì con rất dễ quệt thuốc vào mồm hay vào mắt. Mẹ có thể bôi thuốc cho con khi con đang ngủ để hạn chế tình trạng này.
Mẹ nên sử dụng các loại thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ khuyên dùng, không có thành phần gây hại cho sức khỏe của con và nên sử dụng theo đúng liều lượng cho phép.
Để biết thêm thông tin về bệnh chàm và cách chăm sóc con khi con bị bệnh, mời mẹ đọc trong bài viết Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh nhé!
Phát ban do nhiệt
Thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy làn da con nổi những nốt đỏ li ti ở lỗ chân lông vào mùa hè, đặc biệt là ở các vùng cơ thể được che chắn bởi quần áo. Đó có thể là hiện tượng phát ban do nhiệt thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Có trẻ bị phát ban nhưng không sốt, có trẻ có thể bị sốt nhẹ kèm phát ban. Hiện tượng này xảy ra khi con cảm thấy nóng, cơ thể con tự điều hòa nhiệt bằng cách toát mồ hôi nhưng mồ hôi của con lại không thể thoát hết ra ngoài khiến xuất hiện tình trạng phát ban.
Bố mẹ nên biết cách phân biệt giữa sốt phát ban và phát ban do nhiệt
Cách chữa phát ban nhiệt rất đơn giản, mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho con, đảm bảo nhiệt độ phòng của trẻ thoáng mát, hạn chế tắm nước nóng và cho con ra ngoài trời nắng.
Phát ban nhiệt thường sẽ hết trong một vài ngày.
Tuy nhiên nếu vùng phát ban của con lan rộng, các nốt phát ban sưng to hơn, con khó chịu, quấy khóc kèm theo một số biểu hiện bất thường, mẹ nên xin lời khuyên của bác sĩ để xác định rõ tình trạng của trẻ và chăm sóc con tốt hơn.
Đôi khi, sốt phát ban thường bị nhầm lẫn với phát ban do nhiệt do có các dấu hiệu ban đầu giống nhau, tuy nhiên đây là 2 loại bệnh khác nhau. Sốt phát ban có nguyên nhân do virus gây ra và các nốt phát ban thường xuất hiện sau khi trẻ bị sốt.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về phát ban do nhiệt và cách chăm sóc trẻ khi con bị phát ban tại bài viết Phát ban do nhiệt ở trẻ sơ sinh.
Da khô
Làn da của trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn người lớn, vì thế nên tình trạng khô da rất dễ xảy ra nếu con không được chăm sóc đúng cách.
Thường gặp nhất là tình trạng trẻ bị khô da mặt vì đây là vùng da tiếp xúc với không khí nhiều nhất nên dễ bị mất nước nhất. Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách bôi thêm kem dưỡng ẩm trên mặt cho bé.
Mẹ nên duy trì bôi kem dưỡng ẩm cho bé hàng ngày sau khi tắm xong
Khi trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ, da con sẽ càng nhạy cảm hơn, vì thế bố mẹ không nên thơm hoặc vuốt ve vùng da dễ bị tổn thương này của con để tránh khiến vi khuẩn lây lan, dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng hơn.
Nếu da bé bị khô và ngứa, mẹ nên lưu ý không để con tự cào lên mặt bằng cách đánh lạc hướng con để con chú ý vào một việc gì đó mà quên đi việc bị ngứa, ví dụ như nói chuyện cùng con hay cho con chơi một đồ chơi mới.
Trong trường hợp da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ nghiêm trọng, vùng da khô có dấu hiệu bong tróc, lở loét, mẹ dừng việc bôi các loại thuốc tại nhà và đưa trẻ đến khám da liễu để có biện pháp chữa trị hiệu quả hơn.
Mời mẹ đọc thêm thông tin trong bài viết Da khô ở trẻ sơ sinh của POH.
Bệnh da nhiễm nấm đa sắc
Nguyên nhân của bệnh nấm da là do sự phát triển quá mức của một loại nấm tự nhiên sống trên da. Trẻ em có hệ miễn dịch kém và sống trong môi trường khí hậu nóng ẩm như Việt Nam rất hay mắc bệnh nấm da này.
Đôi khi nấm da không ngứa nhưng thường mẹ sẽ phát hiện con bị nấm khi thấy con gãi liên tục một vùng da mà không rõ lí do, sau đó ở vùng da này xuất hiện các đốm da có màu bất thường, bề mặt da có vẩy hoặc các nốt mụn nước.
Tùy vào vùng da nấm xuất hiện mà bệnh này được gọi bằng các tên khác nhau. Ví dụ nấm da chân là khi bệnh nấm xuất hiện ở vùng kẽ ngón chân và mu bàn chân, hay nấm da đùi sẽ xuất hiện ở mặt trong của đùi,...
Mẹ nên chữa nấm cho trẻ bằng cách bôi thuốc được bác sĩ kê đơn chứ không nên áp dụng các phương pháp dân gian
Mẹ không nên áp dụng cách chữa nấm da dân gian cho con bằng cách bôi mỡ trăn hoặc tắm bằng các loại lá trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.
Tình trạng vùng da bị nấm ở mỗi người là khác nhau, việc áp dụng bừa bãi các phương pháp có thể làm bệnh của con nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hại khác.
Mẹ cũng có thể giúp hạn chế sự phát triển của nấm trên da con bằng cách điều chỉnh thực đơn của bé nếu bé đã ăn dặm, tránh các món ăn dễ gây ngứa, kích ứng da.
Vậy trẻ bị bệnh nấm da kiêng ăn gì? Khi con bị nấm da, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều thịt gà, hải sản có vỏ, sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò,...
Bệnh da nhiễm nấm đa sắc cũng là một loại bệnh nấm da thường gặp, vậy bệnh này có triệu chứng gì và cần chăm sóc trẻ khi con bị bệnh như thế nào, mời mẹ đọc trong bài viết Bệnh da nhiễm nấm đa sắc ở trẻ sơ sinh nhé!
Bệnh u mềm lây
U mềm lây là bệnh da liễu có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn do một loại virus có tên khoa học là Molluscum Contagiosum gây nên.
Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh u mềm lây là xuất hiện các u tròn nhỏ trên da kèm theo một vết lõm ở giữa và chứa dịch trắng. Khi u này vỡ ra, vi khuẩn gây bệnh ở trong chất dịch trắng này có thể truyền nhiễm bệnh sang vùng da khác hoặc người khác.
Bệnh u mềm lây ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi và lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc vi khuẩn do dùng chung đồ, cọ xát trực tiếp hay tắm chung bể bơi với người nhiễm bệnh.
Các u nhỏ của bệnh u mềm lây thường có một vết lõm ở giữa và bên trong chứa dịch
Bệnh u mềm lây biến chứng để lại rất ít và thường tự khỏi hẳn khi sức đề kháng của trẻ được cải thiện.
Việc quan trọng mà bố mẹ phải làm khi con mắc bệnh là ngăn không cho bệnh lây lan ra các vùng khác của cơ thể và lây lan cho người khác. Bố mẹ có thể băng các vùng da bị bệnh lại hoặc bôi thuốc để giúp con nhanh khỏi bệnh.
Vậy khi trẻ bị u mềm lây bôi thuốc gì để các khối u nhanh biến mất? Bác sĩ sẽ kê đơn cho bé một số loại thuốc bôi ngoài da đặc trị loại virus gây bệnh và hạn chế để lại sẹo cho con.
Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp khác như sử dụng tia laser để loại bỏ các khối u.
Mời bố mẹ đọc thêm về bệnh lý này tại bài viết Bệnh u mềm lây ở trẻ của POH.
Viêm nang lông
Viêm nang lông là một bệnh ngoài da xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến mồ hôi, bã nhờn không thể tiết ra được, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và khiến nang lông bị viêm.
Biểu hiện viêm nang lông là gì? Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là các nốt đỏ, mụn nhọt hoặc mụn bọc ở nang lông, có thể có lông ở giữa hoặc không. Viêm nang lông thường xuất hiện ở mặt, cổ, nách, vùng háng,...
Mẹ nên mặc quần áo thoáng mát và cho giữ nhiệt độ phòng mát mẻ cho con để hạn chế tình trạng viêm nang lông ở trẻ
Bệnh viêm nang lông ở mặt thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau và cách chữa trị cũng khác nhau.
Bệnh viêm nang lông nên được điều trị bằng thuốc có chỉ định bởi bác sĩ chứ không nên tự ý nặn vỡ ra, dễ gây nhiễm trùng và lây lan vi khuẩn.
Trẻ em cũng có thể xuất hiện viêm lỗ chân lông khi con thường xuyên sinh hoạt trong môi trường nhiệt độ cao hoặc tại các vùng da thường xuyên bị bịt kín.
Để chữa viêm lỗ chân lông ở trẻ em, mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, khô ráo, dùng các loại sữa tắm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và chữa trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bố mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này của con trong bài viết Viêm nang lông ở trẻ nhé!
Nổi mề đay
Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện các đám sần không đều có màu đỏ, hồng hoặc trắng trên bề mặt da của trẻ. Những đám sần này có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc liên kết thành mảng lớn khiến con cảm thấy ngứa ngáy.
Nếu bé bị nổi mề đay về đêm, con có thể sẽ quấy khóc, khó ngủ hoặc tỉnh ngủ giữa đêm vì khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự phát triển của con.
Vì thế bố mẹ nên biết rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh thật tốt cho con.
Mề đay thường xuất hiện khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Nguyên nhân nổi mề đay thường gặp ở trẻ khi con tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, côn trùng cắn, lông động vật, do dị ứng với thức ăn hoặc do bị vi khuẩn tấn công.
Vậy trẻ bị mề đay phải làm sao?
Đầu tiên bố mẹ cần xác định được nguyên nhân gây ra và cách ly con khỏi nguyên nhân đó để bệnh không tiến triển nặng hơn. Sau đó vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh bằng nước mát và dung dịch vệ sinh lành tính rồi bôi thuốc cho trẻ.
Khi sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em, bố mẹ cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó nên tích cực cho con ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và có tính mát cũng như hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khác.
Mời bố mẹ đọc thêm bài viết Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh của POH nhé.
Bệnh chốc lở ở trẻ
Biểu hiện của bệnh chốc lở ở trẻ em
Con sẽ bị bệnh chốc lở khi bị liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn xâm nhập vào da qua các vệt xước, thường gặp nhất ở trẻ từ 2-6 tuổi.
Tùy vào mức độ xâm nhập của vi khuẩn mà các vết chốc lở của con có biểu hiện khác nhau, vết chốc có thể có bọng nước nhỏ, bọng nước lớn chứa nhiều mủ hay chốc loét với một vết thương lớn chứa nhiều mủ.
Bệnh chốc lở nên kiêng gì?
Trẻ bị chốc lở nên kiêng ăn gì là thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh khi con xuất hiện tình trạng này.
Bên cạnh việc cho con ăn một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng chốc lở như gừng, nghệ, thực phẩm giàu chất xơ,..., bố mẹ cũng nên kiêng cho con ăn thực phẩm chứa đường, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn để tránh làm bệnh của con nghiêm trọng hơn.
Hình ảnh bệnh chốc lở khi vết chốc đã bị vỡ bọng nước và lan ra
Chữa trị bệnh chốc lở cho trẻ em
Khi muốn cho trẻ bị bệnh chốc lở dùng thuốc gì, mẹ cũng nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có thể các bác sĩ sẽ kê đơn cho con cả thuốc kháng sinh bôi ngoài da và kháng sinh uống để nhanh chóng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài việc chữa trị tình hình chốc lở hiện tại, bố mẹ cũng cần lưu ý giữ cho mủ ở các vết chốc lở không lan ra các vùng da khác, dễ lây lan và tạo thành các vết chốc lở mới.
Vì thế mẹ không nên dùng bài thuốc dân gian chữa chốc lở cho trẻ em như dùng mướp đắng, sài đất hoặc các loại lá cây khác để tắm cho trẻ.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này trong bài viết Bệnh chốc lở ở trẻ của POH nhé.
Bệnh ghẻ
Nguyên nhân bị ghẻ là do một loại rệp kí sinh đào hang và đẻ trứng ở lớp sừng của da gây nên.
Bệnh ghẻ thường xuất hiện ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém nhưng trẻ nhỏ ở các thành phố lớn vẫn có nguy cơ bị ghẻ khi đùa nghịch ở môi trường tự nhiên và sức đề kháng yếu.
Khi bị ghẻ, da của con sẽ xuất hiện những đường hang nhỏ ngoằn ngoèo trên da, đầu hang là mụn nước nhỏ.
Vì thế bệnh này còn được các mẹ thường gọi là ghẻ nước. Ở trẻ nhỏ, ghẻ nước thường xuất hiện ở da đầu, cổ, mặt, lòng bàn tay và bàn chân.
Trẻ thường bị ghẻ nước ở lòng bàn tay
Trẻ bị ghẻ trên đầu là khó phát hiện nhất do bị tóc che khuất tầm nhìn, nếu bố mẹ không phát hiện vết ghẻ trên đầu con và chữa trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và khiến phần da đầu đó của con không mọc được tóc nữa.
Vậy khi trẻ bị ghẻ nước phải làm sao?
Việc đầu tiên là bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ cho con, khử trùng toàn bộ quần áo và đồ dùng của trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ da liễu để bác sĩ đánh giá tình trạng của con và kê đơn thuốc phù hợp chứ không nên chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian.
Dù được mách trẻ bị ghẻ tắm nước lá gì hay có thể trị ghẻ bằng nước muối thì mẹ cũng không nên áp dụng bừa bãi cho trẻ vì sức đề kháng của con rất yếu, việc chữa trị sai cách có thể khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn, khiến con có nguy cơ bị viêm cầu thận cấp.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này trong bài viết Bệnh ghẻ ở trẻ của POH.
Mụn cóc
Mụn cóc ở trẻ em thường mọc ở mặt, mu bàn tay, xung quanh ngón tay hoặc chân,... Những vết mụn cóc có màu hồng nhạt hoặc trắng và thường không gây ngứa, nhưng cũng có những nốt sưng đỏ gây nhức và ngứa ngáy khó chịu.
Mụn cóc ở tay trẻ em là vị trí gây nhiều bất tiện và khó chịu nhất cho sinh hoạt hàng ngày của con vì tay con sẽ phải cọ xát với rất nhiều thứ và trẻ còn hay cho tay vào mồm nên mụn cóc ở tay rất dễ lây lan.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa mụn cóc, bố mẹ nên lựa chọn phương pháp điều trị càng sớm càng tốt cho con.
Hình ảnh mụn cóc mọc ở ngón tay của trẻ
Nếu dùng thuốc trị mụn cóc, bố mẹ cần kiên nhẫn vì thuốc trị mụn cóc có thể chữa khỏi bệnh cho con nhưng hơi mất thời gian và không thể nhìn thấy hiệu quả ngay được.
Phương pháp đốt lạnh hoặc đốt laser cũng được áp dụng để loại bỏ mụn cóc nhưng sẽ khiến con đau và để lại sẹo, bố mẹ nên cân nhắc thêm.
Bố mẹ không nên áp dụng cách trị mụn cóc bằng tỏi cho con như kinh nghiệm dân gian vì làn da của con rất mỏng manh và tỏi có thể khiến con bị bỏng khi tiếp xúc trực tiếp. Phương pháp này có thể có tác dụng với người lớn nhưng tuyệt đối không nên áp dụng với trẻ em.
Khi bé mọc mụn cóc, việc quan trọng nhất là bố mẹ cần giữ vệ sinh thân thể và đồ dùng của con thật sạch sẽ, nếu cần thiết, bố mẹ có thể che kín nốt mụn cóc để tránh tình trạng con gãi mạnh khiến mụn lây lan mạnh hơn.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này trong bài viết Mụn cóc ở trẻ sơ sinh.
Bệnh vảy nến
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vẩy nến dễ phát hiện nhất là các đốm đỏ hoặc mảng đỏ có vẩy màu trắng xuất hiện trên da. Bệnh vẩy nến có rất nhiều biến thể nhưng vẩy nến thể mảng và vẩy nến thể giọt là hai loại thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng bệnh vảy nến xuất hiện khi vùng da đó của cơ thể sản xuất tế bào mới nhiều và nhanh hơn bình thường, các vết đỏ có vẩy màu trắng thực tế là do nhiều lớp da chồng lên nhau và máu được cung cấp cho vị trí đó tạo thành chứ không phải do virus, vi khuẩn như nhiều bệnh ngoài da khác.
Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm với các loại bệnh ngoài da khác
Trẻ sơ sinh bị vẩy nến phổ biến nhất là vẩy nến trên da đầu, cổ, khuỷu tay, đầu gối,... Vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể bị khởi phát khi con mắc một số căn bệnh như cảm họng, thủy đậu hoặc viêm amidan và có rất dễ bị lẫn với các bệnh lí khác như chàm, mề đay,...
Ví dụ như khi trẻ sơ sinh bị vảy trên đầu có thể không phải là con bị vẩy nến mà có thể do con bị viêm da tiết bã (dân gian gọi là “cứt trâu”).
Tuy cùng là xuất hiện vảy trên da đầu nhưng viêm da tiết bã thường không gây, khó chịu cho bé như bệnh vẩy nến.
Khi bị vảy nến da đầu, con sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đôi khi là thấy đau và thường xuyên cho tay lên đầu. Mẹ nên tránh để con cọ xát với các vùng da này và nên bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt cho trẻ.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này trong bài viết Bệnh vảy nến ở trẻ.
Bệnh vảy phấn trắng
Nếu mẹ thấy đốm trắng trên da trẻ sơ sinh, con không cảm thấy đau, khó chịu thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh vẩy phấn trắng.
Bệnh vẩy phấn trắng là gì? Đây là một loại bệnh ngoài da lành tính, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây ra bệnh hiện nay chưa được xác định rõ ràng và bệnh có biểu hiện là các mảng da hình tròn hoặc bầu dục sáng màu hơn màu da cơ thể, có vảy mỏng dính chặt vào nang lông, có cảm giác hơi sần sùi khi sờ vào.
Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Trẻ thường xuất hiện vẩy trắng trên mặt, cánh tay, cổ,... Các vẩy trắng này có thể gây ngứa hoặc không và thường nhìn thấy rõ hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh vẩy phấn trắng làm mất thẩm mỹ có thể khiến con tự ti khi giao tiếp.
Vậy bệnh vẩy phấn trắng có lây không? Bố mẹ có thể yên tâm là bệnh này không lây và có thể tự khỏi sau vài tháng đến một năm. Nếu mong muốn bệnh khỏi nhanh hơn, bố mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ da liễu về các phương pháp chữa trị phù hợp.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này trong bài viết Bệnh vẩy phấn trắng ở trẻ.
Bớt bẩm sinh
Nhiều trẻ sơ sinh có bớt đỏ sau gáy, vết bớt đỏ trên mặt hoặc trên các vùng da khác trên cơ thể ngay từ khi mới sinh. Các vết bớt này gọi là bớt bẩm sinh và được chia thành hai loại là bớt sắc tố và bớt mạch máu.
Bớt sắc tố thường sẫm màu hơn màu da do vùng da đó có sự ứ đọng và tăng sắc tố melanin. Hình dạng của bớt sắc tố rất đa dạng, có vết bớt chỉ nhỏ vài milimet nhưng cũng có những vết bớt lớn kín mông hay lưng trẻ.
Vết bớt đỏ trên mặt trẻ có nhiều hình dạng khác nhau, bố mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để loại bỏ vết bớt nếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt của con
Bớt mạch máu ở trẻ sơ sinh có màu đỏ hoặc hồng được sinh ra do các mạch máu dưới da giãn nở quá mức khiến máu dồn nhiều ở vị trí đó.
Các vết bớt mạch máu của con có thể ở dạng phẳng, u hoặc chùm và chuyển nhạt màu khi mẹ ấn tay vào, sau đó lại trở về màu sắc vốn có.
Các vết bớt thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của con mà chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu con có bớt mạch máu dạng u, chùm to màu đỏ ở các vị trí như gần mắt, mũi, miệng khiến con sinh hoạt khó khăn hoặc vết bớt quá to, bố mẹ nên tìm cách chữa khỏi cho con.
Cách chữa bớt đỏ ở trẻ sơ sinh tốt nhất nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Tùy vào tình trạng bớt của trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định dùng laser, tia X-quang hoặc dùng thuốc để điều trị lâu dài.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết Bớt bẩm sinh ở trẻ.
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh được gọi theo cách gọi dân gian là “cứt trâu”, là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 8 tháng tuổi.
Dấu hiệu của bệnh là xuất hiện các vảy có màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu bé hoặc ở các vị trí khác như tai, lông mày, vùng bẹn.
Nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn chưa được xác định rõ nhưng đã được chứng minh không phải là do điều kiện vệ sinh kém.
Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho rằng việc dư thừa hormone từ mẹ truyền sang con trong khi mang thai có thể khiến các tuyến bã nhờn của con hoạt động mạnh hơn và gây ra tình trạng viêm da tiết bã nhờn.
Mẹ nên thường xuyên gội đầu nhẹ nhàng và giữ vệ sinh da đầu cho con khi con bị viêm da tiết bã trên đầu
Vì thế con có thể tự điều trị viêm da tiết bã tận gốc cho mình khi cơ thể con tự điều chỉnh cân bằng lượng hormone này trong vài tuần hoặc vài tháng sau sinh.
Điều bố mẹ cần làm là giữ vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vùng da tiết bã nhờn đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng không đáng có.
Mẹ có thể dùng các loại dầu gội trị viêm da tiết bã trẻ sơ sinh gội đầu cho con để lấy đi các vẩy trên đầu con một cách nhẹ nhàng nhất. Mẹ nên nhớ tuyệt đối không nên dùng tay cậy vẩy khi vẩy chưa tự bong hết nhé.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
Rụng tóc
Rụng tóc là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh do lượng hormone trong cơ thể con dần giảm xuống sau khi chào đời. Tư thế nằm của con cũng là một nguyên nhân khiến tóc của trẻ rụng ở các vị trí khác nhau.
Mẹ thường thấy trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên đỉnh đầu hoặc trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp khiến mái tóc của con nhìn có vẻ loang lổ và có nguy cơ bị hói.
Nhưng mẹ đừng lo lắng quá, trẻ sơ sinh không bị hói và mái tóc óng ả của con sẽ sớm mọc lại thôi.
Rụng tóc là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn hoặc trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên trán thường bị các mẹ lầm tưởng là do con thiếu vitamin D.
Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu chắc chắn, chỉ khi con bị rụng tóc kết hợp với các triệu chứng như trẻ ngủ không sâu giấc, toát nhiều mồ hôi khi ăn, ngủ, thóp mềm, chậm kín thóp,... thì mẹ mới nên nghĩ tới trường hợp con rụng tóc do thiếu vitamin D.
Phổ biến nhất là tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh 3 tháng đến 6 tháng, mẹ có thể kích thích tóc con mọc nhanh hơn bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế nằm, đảm bảo vệ sinh da đầu và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con.
Mời bố mẹ tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết Rụng tóc ở trẻ sơ sinh.
Côn trùng cắn
Làn da mỏng manh của dễ thu hút các loại côn trùng cộng thêm việc con đang ở độ tuổi khám phá thế giới và luôn muốn đi tới tất cả các ngóc ngách là nguyên nhân trên thường xuyên xuất hiện các vết cắn từ côn trùng trên cơ thể trẻ.
Thậm chí có bé bị côn trùng cắn sưng mắt hoặc sưng môi ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Khi con bị cắn ở những khu vực nhạy cảm như vậy, bố mẹ cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc bôi cho trẻ.
Mẹ không nên để bé tự gãi quá mạnh khi bị côn trùng cắn để tránh làm vết cắn nặng thêm, dễ nhiễm trùng
Bố mẹ nên dùng thuốc bôi côn trùng cắn cho trẻ em có chiết xuất từ các loại thực vật thiên nhiên như từ sả hay ngũ gia bì và không chứa các chất có hại cho trẻ em. Khi sử dụng tránh để thuốc dây vào mắt, miệng hay các vùng niêm mạc khác của trẻ.
Khi nốt bé bị côn trùng cắn sưng cứng, tấy đỏ hoặc mưng mủ bố mẹ cần xác định xem con bị loại côn trùng nào cắn để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu các triệu chứng nặng hơn, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
Một số trường hợp trẻ nhạy cảm với vết cắn và có thể bị sốc phản vệ, mời bố mẹ đọc thêm bài viết Phải làm thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn để có thêm thông tin về dấu hiệu sốc phản vệ cũng như cách chăm sóc khi con bị côn trùng cắn nhé!
Trứng và chấy
Trẻ thường bị lây chấy khi bắt đầu đi học mẫu giáo do tiếp xúc với nhiều bạn bè ở trường. Chấy là một loại ký sinh trùng sống bằng cách hút máu trên da đầu và chúng sinh sản, đẻ trứng ngay trên đầu con.
Chấy cắn có thể khiến con bị ngứa và gãi nhiều dẫn đến các vết thương hở trên da đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh khác như chốc lở hay nhiễm trùng. Vì thế khi phát hiện con bị lây chấy, mẹ cần nhanh chóng tìm biện pháp trị chấy cho con.
Các cách trị chấy bằng rượu, trị chấy bằng cà chua hay các phương pháp dân gian khác chỉ nên được thực hiện đối với trẻ lớn khi da đầu của con bớt nhạy cảm hơn, tuyệt đối không nên dùng đối với trẻ nhỏ.
Thường xuyên chải đầu cho con bằng lược mau là biện pháp diệt chấy hiệu quả
Mẹ có thể áp dụng như cách làm rụng trứng chấy lép thường được các bà, các mẹ làm để trị chấy cho con bằng cách dùng lược mau chải tóc khi còn ướt để loại bỏ cả chấy và trứng chấy khỏi da đầu của con.
Cách trị chấy hiệu quả nhất tại nhà là thường xuyên bắt chấy và trứng chấy cho con kết hợp với sử dụng các loại dầu gội chứa tinh dầu thiên nhiên an toàn để ủ tóc và làm sạch da đầu thường xuyên cho trẻ.
Chấy hoàn toàn có thể được điều trị ở nhà trừ khi da đầu con bị nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Mời mẹ tìm hiểu thêm các cách điều trị chấy và trứng chấy trong bài viết Trứng và chấy ở trẻ nhé.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo