Phát ban, tình trạng da và nhiễm trùng ở trẻ

đăng bởi

Một ngày mẹ có thể tá hỏa vì thấy làn da mịn màng của bé bị phát ban hay mẩn đỏ. Đừng quá lo lắng về điều này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ một vài thông tin cơ bản về các triệu chứng này, cũng như cách để chữa trị chúng.

Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường ở con yêu

Note: Bài viết mang tính chất tham khảo, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở da của bé, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

 

MỤC LỤC

Mụn trứng cá

Vết ong đốt

Viêm bờ mi mắt

Chắp và lẹo

Thủy đậu

Vết loét lạnh (mụn nước)

Bệnh viêm da tiết bã (Cradle cap)

Bệnh chàm

Ban đỏ (Erythema toxicum)

Viêm nang lông

Bệnh tay chân miệng (HFMD)

Phát ban

Chốc lở

Viêm kết mạc

Vàng da

Bệnh Lyme

Bệnh sởi

Viêm màng não

Mụn thịt (Milia)

U mềm lây (Molluscum contagiosum)

Muỗi cắn

Hăm tã

Nhiễm nấm men (yeast)

Nấm miệng

Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

Nổi mề đay

Thuốc độc Ivy, cây sồi độc và chất độc sumac

Bệnh nấm da (ringworm)

Bệnh ban đào (Roseola)

Rubella (sởi Đức)

Bệnh ghẻ

Bệnh ban đỏ (Sốt Scarlet)

Bệnh má đỏ

Viêm cấp tuyến ở chân lông mi do nhiễm trùng

Viêm amidan

Loét

Thoát vị rốn

Mụn cóc

 

Mụn trứng cá

Bé có thể bị mụn trứng cá ngay sau khi sinh nhưng thường mụn sẽ xuất hiện sau một vài tuần.

Mụn trứng cá ở bé trông giống như nhọt nhỏ hoặc mụn đầu trắng, bao quanh bởi vùng da màu đỏ và có khả năng xuất hiện trên má và cũng có thể có ở trán, cằm và lưng.

Vết ong đốt

Trẻ bị ong đốt sưng ngứa

Ong đốt sẽ rất đau. Vùng da xung quanh vết đốt có thể nhanh chóng trở nên đỏ tấy, gây khó chịu cho bé

Viêm bờ mi mắt

 
Trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt trên là biểu hiện bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi mắt là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn làm cho các chân lông mi bị viêm.

Viêm bờ mi có thể làm cho mi của bé trông ướt át, làm rụng lông mi. Mí mắt có thể sẽ bị sưng, ngứa và bé có thể buồn bã và khóc rất nhiều.
Viêm bờ mi không gây ảnh hưởng đến mắt của bé nhưng khiến bé khó chịu.

Chắp và lẹo

Nếu mí mắt của em bé xuất hiện một vết sưng, có thể bé đã bị chắp hoặc lẹo. Đây là một vết sưng hoặc u nang không đau có thể xuất hiện dưới mí mắt trên hoặc dưới, gây khó chịu cho bé. U nang xuất hiện do viêm tuyến lệ hoặc tuyến chân lông mi.

Chắp và lẹo sẽ tự biến mất sau một tháng hoặc lâu hơn. Trong thời gian đó, hãy giữ cho mắt sạch sẽ bằng cách rửa mắt bằng nước ấm hai lần một ngày trong năm phút đến 10 phút. Nếu sau một tháng bé vẫn không khỏi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

Thủy đậu

Trẻ bị thuỷ đậu

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thủy đậu có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Chán ăn

Bệnh bắt đầu khi trên da xuất hiện những mụn nước.

 

 

Vết loét lạnh (mụn nước)

Đầu tiên bé sẽ bắt đầu bị sưng nướu, đau miệng rồi chảy nước dãi. Sau đó mẹ sẽ thấy xuất hiện mụn nước hoặc vết lở loét xuất hiện quanh miệng bé.

Vài ngày tiếp theo chỗ lở loét sẽ đóng lại và dần biến mất. Sự bùng phát của bệnh kéo dài từ năm đến 10 ngày. Em bé có thể không cảm thấy muốn ăn hoặc uống, vì vậy mẹ cần kiểm tra xem bé có bị mất nước không.

Bệnh viêm da tiết bã (Cradle cap)



Viêm da tiết bã còn được gọi là cứt trâu trên đầu con

Bệnh được xem như là một trường hợp nặng hơn của gàu da đầu .Các mảng da được bao phủ bởi lớp vảy nhờn, màu vàng, gây đỏ da và ngứa.  Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Bệnh chàm

Nếu em bé bị chàm, bé có thể bị mụn nước, ngứa, đỏ, nứt nẻ da và chảy máu. Chàm có thể xuất hiện ở tay, mặt, cổ, khuỷu tay và lưng gối.


Bệnh chàm ở trẻ

Chàm thường bùng phát theo đợt. Hầu hết thời gian, da của bé có thể có những mảng da đỏ và ngứa, nhưng trong quá trình bùng phát, những vùng này trở nên tồi tệ và cần được điều trị chuyên sâu hơn.

Ban đỏ (Erythema toxicum)

Nếu em bé bị ban đỏ, trên da bé sẽ xuất hiện những đốm đỏ với những mụn nhỏ màu vàng hoặc trắng ở giữa. Trẻ sơ sinh thường bị phát ban đỏ trong khoảng hai đến năm ngày sau khi sinh.


Trẻ sơ sinh bị ban đỏ

Ban đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể em bé, trừ lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân và sẽ tự biến mất trong khoảng hai tuần.

Viêm nang lông

Nếu em bé bị viêm nang lông, bé sẽ bị mụn mủ xung quanh một số nang lông. Các mụn mủ thường xuất hiện trên cổ, cánh tay, chân, nách và mông. Viêm nang lông hiếm gặp ở trẻ dưới hai tuổi.

Đưa bé đến bác sĩ nếu mẹ nghĩ bé bị viêm nang lông.

Bệnh tay chân miệng (HFMD)


Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các triệu chứng của bệnh tay, chân và miệng (HFMD) bao gồm:

  • Tổn thương ở da
  • Viêm họng
  • Sốt nhẹ

Các vết loét, mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng, trên tay và chân của bé. Các mụn nước có thể làm bé đau, đặc biệt vết loét trong miệng có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc ăn uống, bởi vậy mẹ cần đảm bảo phải cho bé uống đủ nước.

Phát ban

Nếu em bé bị phát ban, phát ban có thể phát triển như sau:

  • Các nốt phỏng khoảng 1cm đến 2cm đột ngột nổi lên
  • Các nốt phỏng này có thể có màu đỏ hoặc trắng và ngứa, vùng da xung quanh các nốt này thường đỏ
  • Dễ lan ra các vùng da khác

Chốc lở

Bệnh chốc lở trước tiên sẽ xuất hiện dưới dạng mụn nước quanh mũi và miệng, và có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bé. Tùy thuộc vào loại chốc lở, các mụn nước có thể nhỏ và dễ vỡ, hoặc lớn và khó vỡ hơn (mất vài ngày)

Một khi các mụn nước đã vỡ và khô, một lớp vỏ màu nâu vàng sẽ hình thành. Các lớp vỏ sẽ dần dần lành lại và sẽ không để lại sẹo.

Bệnh chốc lở thường không gây đau đớn nhưng có thể gây ngứa. Em bé cũng có thể bị sốt và sưng hạch bạch huyết ở mặt hoặc cổ.

Viêm kết mạc

Kết mạc là màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu. Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng này bị viêm, bệnh có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Bệnh dễ lây lan.

Các dấu hiệu khác:

  • Ghèn vàng gây dính hai mi mắt khi ngủ dậy
  • Đỏ và đau
  • Ngứa và chảy nước mắt

Vàng da

Khoảng một nửa số em bé bị vàng da trong vài ngày đầu sau khi sinh. Nếu da bé sẫm màu, nhiều khả năng mẹ sẽ nhận thấy một vệt màu vàng trên củng mạc (lòng trắng mắt), lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân của bé.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Nếu em bé được sinh đủ tháng, thường sẽ mất khoảng một tuần để da và màu mắt trở lại bình thường. Đối với những bé sinh non, có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Bệnh Lyme

Biểu hiện khi con bị bệnh lyme

Đôi khi, một vết cắn của ve cũng có thể dẫn đến bệnh lyme. Đây là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng cần điều trị kịp thời. Nếu em bé của bạn bị bọ ve cắn, hãy để ý đến vết cắn, nếu phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào bất thường, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Bệnh sởi

Nếu bé bị sởi, các triệu chứng đầu tiên của bé có thể bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Sốt khoảng 38 độ C
  • Ho
  • Mắt đau và sưng đỏ
  • Đốm trắng nhỏ trong miệng

Ba hoặc bốn ngày sau khi những triệu chứng này xuất hiện, mẹ sẽ thấy những đốm đỏ sau tai và trên mặt và cổ của bé.

Khi phát ban xuất hiện bé có thể sẽ bị sốt cao. Các đốm sẽ lan rộng trên cơ thể bé và gây ngứa, kéo dài trong khoảng 5 ngày. Khi mờ dần, các đốm sẽ chuyển sang màu hơi nâu.

Viêm màng não

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể phát triển rất nhanh. Triệu chứng nổi bật là sự phát ban xuất huyết nhưng phát ban thường không xuất hiện cho đến khi nhiễm trùng nặng. Các triệu chứng thường thấy trước khi bị phát ban:

  • Khóc thét bất thường
  • Không muốn được chạm vào
  • Nôn hoặc không ăn
  • Da nhợt nhạt
  • Buồn ngủ, uể oải và khó đánh thức dậy
  • Thóp trên đầu bé phình lên

Nếu mẹ nghi ngờ bé có thể bị viêm màng não, hãy đi khám bác sĩ ngay: đừng chần chừ

Mụn thịt (Milia)

Milia là những đốm nhỏ, màu trắng có thể xuất hiện trên mặt em bé, thường là trên mũi, má, cằm, trán hoặc quanh mắt.

U mềm lây (Molluscum contagiosum)

Molluscum contagiosum xuất hiện dưới dạng những nốt nhỏ, tròn, sáng bóng, màu trắng ngọc trai hoặc hồng nhạt. Thường có không quá 20 nốt, kích thước từ 1mm đến 10mm, và mỗi nốt có một đầu có mủ nhỏ.


U mềm lây

Nốt u mềm lây có thể xuất hiện trên bụng và ngực, hoặc bên trong các khớp, chẳng hạn như mặt trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và đôi khi còn ở mông và bộ phận sinh dục của bé.

Muỗi cắn

Một vết muỗi đốt có thể để lại vết sưng, ngứa trên da bé và gây khó chịu. Sử dụng một miếng gạc lạnh để làm dịu cơn ngứa, và sau đó cố gắng ngăn không cho bé gãi vết cắn.

Cắt móng tay cho bé để tránh tình trạng bé tự làm trầy xước da. Mẹ có thể thử làm dịu cơn ngứa với một ít kem dưỡng da calamine.

Hăm tã

Hăm tã là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ xung quanh chỗ mặc tã, nguyên nhân có thể do bé dị ứng với tã hoặc do ẩm ướt.

Nhiễm nấm men (yeast)

Bé có thể bị nhiễm nấm men nếu bé bị bệnh tưa miệng, các sinh vật men đơn bào này có thể thông qua hệ tiêu hóa để đi xuống hậu môn. Nhiễm nấm men cũng có thể xảy ra khi bé đang uống kháng sinh vì kháng sinh giết chết những vi khuẩn có lợi giúp kiểm soát nấm men.

Phát ban lúc đầu sẽ là những đốm đỏ nhỏ xíu và dần dần nhân rộng lên thành một đốm đỏ đặc có thể có cả những vết sưng mủ.  

Nấm miệng

Những đốm trắng hoặc vết loang trong miệng bé có thể là dấu hiệu của nấm miệng, bệnh khiến miệng của bé có thể sẽ khá đau và không muốn bú.

Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

Mủ chảy ra từ tai của bé và đôi khi kèm theo sốt là dấu hiệu chắc chắn của nhiễm trùng tai.

Nổi mề đay

Nếu bị nổi mề đay, trên da của bé sẽ xuất hết những vết sưng cứng màu nâu đỏ và thường rất ngứa.

Mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để xin thuốc bôi phù hợp.

Thuốc độc Ivy, cây sồi độc và chất độc sumac

Tiếp xúc với thuốc độc IVy, cây sồi độc và chất độc sumac có thể làm bé bị dị ứng và gây phát ban. Phát ban trước hết sẽ là những mảng sưng đỏ và sau đó sẽ phát triển thành mụn nước trong một đến hai ngày sau đó.

Các mụn nước sẽ khô lại sau vài ngày, nhưng sẽ gây ngứa trong thời gian này.

Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 14 đến 20 ngày tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy lo lắng, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Bệnh nấm da (ringworm)

Khi bị nấm da, trên ngực, bụng, đùi hoặc lưng bé sẽ xuất hiện các mảng da, kích thước từ vài mm đến vài cm, có vảy xung quanh và mịn ở giữa. Nấm da gây ngứa.


Triệu chứng bệnh nấm da ở trẻ

Nếu nấm ảnh hưởng đến da đầu, nó có thể khiến cho da đầu bé bị khô hoặc ẩm và chứa đầy mủ. Nấm da có thể dễ bị nhầm lẫn với viêm da tiết bã, nếu không chắc chắn bé bị bệnh gì, mẹ hãy đưa bé đến khám bác sĩ.

Bệnh ban đào (Roseola)

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ban đào bao gồm:

  • Sốt đột ngột từ 38 độ C đến 42 độ C
  • Sổ mũi
  • Ho
  • Tiêu chảy nhẹ


Ban đào ở trẻ

Bé cũng có thể trở nên cáu kính hoặc bị mất cảm giác thèm ăn. Cơn sốt có thể kéo dài ba đến bốn ngày trước khi đột nhiên biến mất.

Khi hết sốt, phát ban sẽ xuất hiện trên ngực và bụng của bé và có thể lan ra cổ và các khu vực khác và mờ dần trong vài giờ đến 2 ngày.

Rubella (sởi Đức)

Dấu hiệu đầu tiên của rubella là xuất hiện những đốm đỏ lan tỏa trên mặt và cổ, sau đó lan ra khắp nơi trên cơ thể bé.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sốt từ 38 độ C trở xuống kéo dài trong khoảng 24 giờ
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Mắt đỏ
  • Hạch bạch huyết sưng ở sau tai và sau gáy

Bệnh ghẻ

Nếu bị ghẻ, bé sẽ bị nổi mẩn ngứa. Mẩn xuất hiện dưới dạng những vết sưng đỏ rải rác, thường là giữa các ngón tay, quanh cổ tay, bên ngoài khuỷu tay, nách, bụng và bộ phận sinh dục và thỉnh thoảng xuất hiện trên da đầu, mặt, xương bánh chè, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bệnh ban đỏ (Sốt Scarlet)

Các triệu chứng:

  • Viêm họng
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa


Bệnh ban đỏ ở trẻ

Phát ban đỏ sẽ xuất hiện trong khoảng từ 12 giờ đến 48 giờ sau đó, bắt đầu ở một nơi và sau đó lan ra khắp cơ thể em bé. Ban đỏ sẽ mờ dần thành màu trắng khi mẹ tạo áp lực lên da bé.

Bệnh má đỏ

Với bệnh má đỏ, bé sẽ bị nổi mẩn đỏ ở má. Vết mẩn đỏ cũng có thể xuất hiện trên cơ thể và tay chân của bé. Ngoài ra bé có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và giống như cúm.

Viêm cấp tuyến ở chân lông mi do nhiễm trùng

Bệnh này xuất hiện khi chân lông mi bị nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện vết sưng đỏ ở rìa mí mắt. Vết sưng càng ngày càng lớn và sau đó sẽ vỡ ra. Bệnh gây khó chịu cho bé và thường tự biến mất trong vòng khoảng một tuần.

Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng amidan bị viêm và sưng to, hạch bạch huyết cũng sưng bên trong cổ họng. Amidan lọc vi trùng trong cổ họng và sưng lên khi bị nhiễm trùng.

Bên cạnh việc khó nuốt và không chịu ăn, các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị viêm amidan bao gồm:

  • Đau họng dai dẳng
  • Đau tai
  • Ngáy hoặc thở bằng miệng trong khi ngủ
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Các tuyến ở cổ và hàm bị sưng
  • Mất giọng
  • Đau đầu
  • Chảy nước dãi
  • Đốm trắng trên amidan

 

 

Loét

Loét miệng có xu hướng xuất hiện ở bên trong má hoặc môi, gây đau và khó chịu.

Một vết loét thường có màu trắng, xám, đỏ hoặc vàng và có thể có một vòng đỏ sưng xung quanh.

Em bé có thể bị loét do vô tình cắn vào má hoặc môi, hoặc do miếng thức ăn sắc cắt phải. Ốm hoặc mệt mỏi cũng có thể gây ra hiện tượng này.

Loét miệng thường tự khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày. Loét cũng làm bé gặp khó khăn trong việc ăn uống, bởi vậy hãy cho bé ăn những thức ăn mềm hơn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng sẽ giúp hạn chế bị loét.

Thoát vị rốn



Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Thoát vị là một khối u có kích thước khác nhau nằm bên dưới da ở bụng. Thoát vị xảy ra do cơ bắp của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Thoát vị rốn xảy ra xung quanh rốn và phổ biến hơn ở một số nhóm dân tộc, đặc biệt là trẻ sơ sinh gốc Phi.

Mụn cóc

Mụn cóc thông thường sẽ xuất hiện trên tay, đặc biệt xung quanh móng tay và ở rãnh nhăn. Các vết sưng có thể sẽ có màu giống như da của em bé, nhưng chúng cũng có thể sáng hơn hoặc tối hơn và thường chứa một hoặc nhiều chấm đen nhỏ.

Một số loại mụn cóc khác:

  • Mụn cóc phẳng nhỏ hơn và mịn hơn so với mụn cóc thông thường, có thể xuất hiện trên khuôn mặt của bé.
  • Mụn cóc Plantar: có khả năng xuất hiện ở lòng bàn chân của bé và có thể khá đau.

Hầu hết các mụn cóc sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng một vài tháng,(có trường hợp lên tới hai năm hoặc ba năm). Mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ để chữa trị.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo