Trẻ sơ sinh bị khô da và mẹo chăm sóc da em bé

đăng bởi Tiên Tiên

Nếu da trẻ sần sùi, bong tróc hoặc xuất hiện vết rạn có thể do em bé bị da khô. Mùa đông da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ thường xuyên. Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh da bị khô mẹ nên có cách dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu về tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh với bài viết sau!

Điều gì khiến da của trẻ bị khô?

Trẻ sơ sinh và trẻ em cũng bị khô da giống như người lớn. Trên thực tế dao của trẻ non và nhạy cảm hơn nên dễ bị tổn thương và trở nên khô hơn. 

Khi không khí bên ngoài lạnh, khô và bên trong nhà nóng có thể khiến da mất độ ẩm tự nhiên, nhất là vào mùa đông. Lúc này mẹ sẽ gặp tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ. Nếu trẻ có nguy cơ khô da, bé sẽ dễ có những vết da khô vào mùa hè bởi vì nắng nóng và điều kiện không khí sẽ khiến da bé bị khô nhanh hơn.

Tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô

Tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô

Ba mẹ nên làm gì với bệnh khô da của bé?

Giảm thời gian tắm

Tắm nhiều làm loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da theo vết bẩn làm da trẻ khô hơn. Bác sĩ trưởng khoa da liễu Đại học Y New York, Seth Orlow cho rằng nếu mẹ chăm sóc con sạch sẽ thì chuyện không tắm hàng ngày cũng không phải là vấn đề lớn.

Thay vì tắm cho trẻ 30 phút, hãy giảm thời gian tắm xuống còn khoảng 10 phút. Sử dụng nước ấm chứ không dùng nước nóng và dùng ít sữa tắm. Bác sĩ Orlow cũng khuyến nghị các mẹ sử dụng sữa tắm không có hương thơm và ít hóa chất ít gây khô da hơn so với thông thường.

Hãy để con có thời gian chơi trong bồn tắm trước khi tắm cho bé và dùng sữa tắm cuối cùng. Như thế bé sẽ không phải ngồi trong nước xà phòng lâu. Đừng để miếng bông tắm của con ngâm trong nước xà phòng. Ngoài ra mẹ hãy bỏ thói quen tắm trong bồn đầy bong bóng của trẻ, hoặc ít nhất là hạn chế tối đa.

Sử dụng dầu tắm có vẻ tốt hơn nhưng dầu tắm lại có thể làm cho bồn tắm trơn tuột gây nguy hiểm. Ngoài ra váng dầu còn trượt xuống công.

Thay vì dùng dầu tắm mẹ vẫn có thể dùng sữa tắm thích hợp và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm da sau khi tắm. Biện pháp này tốt hơn so với dùng dầu tắm cho trẻ.

Thoa kem dưỡng ẩm

Ngay khi ra khỏi phòng tắm mẹ hãy dùng khăn thấm khô cho bé sau đó thoa kem dưỡng ẩm. Sử dụng kem dưỡng ẩm trong vòng vài phút sau khi đưa bé ra khỏi bồn tắm sẽ giúp trẻ giữ được nước dưới da trẻ.

Mẹ càng sử dụng dưỡng ẩm nhiều và càng dày càng tốt. Nếu da bé vẫn khô khi mẹ đã sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày mẹ hãy thử chuyển từ kem dưỡng da bình thường sang dạng thuốc mỡ dày hơn.

Thuốc mỡ là chất giữ ẩm tốt nhất cho da nhưng sẽ gây ra cảm giác nhờn trên da. Vì vậy mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ thuốc mỡ và xoa nhẹ nhàng lên da. Với dạng kem dưỡng ẩm thì khi thoa vào sẽ không gây cảm giác nhờn trên da. 

Mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm hai lần một ngày, một lần sau khi tắm và một lần vào buổi trưa. Nếu con không muốn thoa kem giữa buổi trưa mẹ có thể cho bé nghe một bài hát ưa thích khi mẹ thoa kem cho bé. Hoặc nếu bé đã đủ lớn, mẹ hãy để con tự bôi thuốc nếu điều này làm bé dễ chịu hơn.

Đừng để da bé dính muối hoặc clo

Nước chứa Clo và muối dễ làm khô da. Sau khi bơi trong hồ hoặc dưới biển, mẹ hãy tắm tráng cho bé dưới vòi nước, sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm khi da bé vẫn còn đang ướt.

Sử dụng máy phun sương

Nếu không khí trong nhà bạn bị khô, mẹ hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé.

Giữ cho da trẻ luôn giữ ẩm ướt.

Da khô nghĩa là da của con đang thiếu ẩm. Mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước để thay thế độ ẩm mất đi từ da của bé. Nếu trẻ con nhỏ, hãy sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức trong ít nhất 6 tháng đầu, trừ khi bác sĩ có khuyến nghị khác.

Tuy nhiên, uống nhiều nước sẽ không có tác dụng nếu mẹ không giữ ẩm tốt. Bác sĩ Orlow chia sẻ: Nếu không giữ ẩm tốt chẳng khác gì đổ nước vào chiếc thùng bị thủng lỗ. Không sử dụng kem dưỡng ẩm, làn da của bé sẽ không giữ được ẩm đúng cách.

Bảo vệ con khỏi các yếu tố môi trường

Đeo gang tay cho bé trong thời tiết lạnh để giữ cho tay con không bị khô và nứt nẻ bởi thời tiết và gió lạnh. Và dù là mùa nào đi nữa mẹ cũng cần thực hiện các bước bảo vệ bé không bị cháy nắng.

Tránh sử dụng các thành phần làm khô hoặc làm tình trạng bệnh xấu hơn

Không nên sử dụng phấn hoặc nước hoa trên da của bé. Ngoài ra mẹ cần cân nhắc sử dụng các sản phẩm giặt là không mùi thơm.

Nếu da của bé đặc biệt nhạy cảm, mẹ hãy giũ quần áo của bé hai lần để loại bỏ hết xà phòng và không mặc cho bé quần áo bó sát hoặc khô ráp. Một số loại vải như vải lông cừu có thể đặc biệt dễgây kích ứng cho da khô.

Mẹ hãy chịu khó giữ móng tay của bé ngắn và sạch sẽ nếu bé bị ngứa ngáy khó chịu. 

Da khô có thể có dấu hiệu của một vài vấn đề khác không?

Nếu bé có những vết mẩn đỏ và ngứa trên da, đó có thể là bé đã bị chàm, hay được biết đến là một dạng viêm da dị ứng.

Tuy nhiên, đôi khi ngay cả bệnh chàm cũng khỏi khi da được dưỡng ẩm thường xuyên. Vì vậy mẹ đừng vội đến gặp bác sĩ trừ khi bệnh không tiến triển hoặc bé có vẻ bị ngứa và khó chịu mặc dù mẹ đã sử dụng nhiều phương pháp xử lý.

Trong trường hợp hiếm gặp, da khô có thể biểu hiện của một vấn đề về di truyền, chính là những bệnh di truyền da.

Bệnh di truyền da biểu hiện là da bị khô đóng vảy và thi thoảng bị mẩn đỏ, thường đi kèm với triệu chứng bàn tay và bàn chân dày lên. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bé đã bị di truyền da, bé sẽ cần đến gặp bác sĩ da liễu để đánh giá và điều trị.

Mẹ có nên báo với bác sĩ bệnh da khô của bé không?

Trong lần khám sức khỏe định kỳ gần nhất mẹ hãy hỏi các sĩ cách để đối phó với tình trạng da khô của bé. Nếu mẹ nghi ngờ bé mắc bệnh chàm hoặc viêm da di truyền, mẹ hãy lên lịch khám cho bé sớm. 

Nếu tình trạng bệnh của con không có tiến triển gì hoặc mẹ nhận thấy bất kì dấu hiệu bệnh nào như dịch mủ màu vàng hoặc vùng nứt da bị sưng mẹ hãy gọi điện cho bác sĩ và đặt lịch khám sớm nhất có thể.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo