Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây tử vong. Hiện tượng này thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bé phản ứng mạnh với chất kích thích mà bé tiếp xúc.
Sốc phản vệ có thể ảnh hưởng tới cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thậm chí cả người trưởng thành.
Triệu chứng và cách xử trí sốc phản vệ cơ chế sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp nên cần được cấp cứu khẩn cấp.
Các trịệu chứng thường xảy ra rất nhanh, các mẹ cần nắm được những triệu trứng, và biết phải làm gì trong trường hợp bé có triệu chứng sốc phản vệ để chuẩn bị tốt trong những trường hợp khẩn cấp.
Nguyên nhân nào gây ra sốc phản vệ?
Các chuyên gia chưa thể khẳng định lí do tại sao hệ trống miễn dịch của một số cơ thể lại phản ứng mạnh với một số chất nhất định.
Nhưng cũng như những phản ứng dị ứng khác, sốc phản vệ thường xảy ra do một số tác nhân kích thích nhất định.
Một số tác nhân gây ra sốc phản vệ bao gồm:
- Thực phẩm: chẳng hạn như các loại hạt, sữa, cá, động vật có vỏ, trứng và một số loại trái cây.
- Các loại thuốc: như ibuprofen và một số loại kháng sinh.
- Vết côn trùng đốt hoặc cắn.
Đôi khi, sốc phản vệ có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng (sốc phản vệ vô căn), nhưng điều này thường xảy ra phổ biến với người lớn. Ở trẻ nhỏ, thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sốc phản vệ.
Những dấu hiệu sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh
Thật khó để biết chắn chắn bé có sốc phản vệ hay không, vì bé không thể nói cho mẹ biết cảm giác của mình. Các triệu chứng của bé mẹ cần chú ý bao gồm:
- Thở nhanh hoặc nông, ho hoặc thở khò khè
- Người bé mềm đi, hoặc mất ý thức
- Da đỏ ửng hoặc lạnh đi
- Tim đập nhanh
- Ốm sốt
- Phát ban, ngứa (nổi mề đay)
- Một số vùng bị sưng, đặc biệt là quanh mặt và cổ
Mẹ cũng có thể nhận thấy bé đột nhiên im lặng, quấy khóc hoặc bám mẹ bất thường.
Mẹ cần làm gì khi bé bị sốc phản vệ?
Nếu mẹ nghĩ rằng bé có thể bị sốc phản vệ, cần phải gọi tư vấn y tế khẩn cấp ngay lập tức để xử trí nếu đây là lần đầu bé có những triệu trứng như vậy.
- Khi thấy bé có dấu hiệu sốc phản vệ, phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Gọi xe cứu thương, ngay cả khi bé dường như đã đỡ hơn.
- Mẹ phải bình tĩnh nhất có thể để giữ bé được bình tĩnh.
- Nếu tác nhân gây sốc vẫn còn tiếp xúc với bé, nhẹ nhàng loại bỏ nó ngay nếu có thể. Ví dụ: nếu đó là thức ăn và mẹ vẫn có thể thấy một ít trong miệng bé, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra. Đừng cố làm cho bé nôn, vì điều này sẽ không giúp gì và có thể làm cho bé khó chịu hơn. Nếu bé bị kiến hoặc ong đốt, và nọc ở vết đốt vẫn còn trên da, hãy dùng mép móng tay cạo nhẹ. Không bóp mạnh vết đốt khi bạn cạo bỏ nọc vì điều này có thể làm nọc độc lan ra nhiều hơn và làm cho tình trạng của bé tệ hơn.
- Đặt bé nằm ngửa. Nếu bé khó thở, bế bé nằm trên đùi để giúp bé thở tốt hơn.
- Nếu bé không còn tỉnh, giữ trẻ ở tư thế: nằm nghiêng, đầu hơi thấp hơn mình. Theo dõi chặt chẽ nhịp thở và nhịp tim của bé.
- Nếu bé ngừng thở, hoặc tim ngừng đập, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi) ngay lập tức. Bắt đầu bằng cách thực hiện năm hơi thở cứu hộ: che mũi và miệng của bé bằng miệng của bạn, sau đó thổi hơi cho đến khi ngực bé phồng lên. (Nếu miệng của bạn không vừa với mũi và miệng của bé, hãy giữ miệng và thổi vào mũi bé.) Tiếp theo, thực hiện 30 lần ép ngực: sử dụng hai ngón tay ấn vào giữa ngực của bé, khoảng hai lần một giây . Nếu bé vẫn không thở, hãy thổi thêm hai lần nữa, sau lại đó ép ngực 30 lần. Tiếp tục thực hiện hai nhịp thổi và 30 lần ép ngực cho đến khi bé bắt đầu thở hoặc xe cấp cứu đến.
Nếu bé đã từng bị sốc phản phản vệ, hãy bảo bác sĩ cho bạn một kế hoạch sơ cứu khẩn cấp. KHi bạn thấy bé có dấu hiệu sốc phản vệ lần nữa, hãy làm theo đúng những đìều bác sĩ dặn.
Nếu bác sĩ đã kê toa thuốc tiêm tự động adrenaline cho em bé của bạn, chẳng hạn như EpiPen, Jext hoặc Emerade mẹ có thể dùng ngay.
Đừng chần trừ, kể cả khi thuốc chưa thực sự cần thiết, trước khi tình trạng của bé có nguy cơ trở nên tệ hơn.
Điều trị sốc phản vệ như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào cân nặng của bé. Nếu bé nặng hơn 7,5kg (16,5lb), cần phải tiêm adrenaline càng sớm càng tốt. Nếu mẹ không có bút tiêm tự động, nhân viên y tế sẽ tiêm thuốc cho bé ngay khi bé đến.
Nếu các triệu chứng của bé không thuyên giảm, bé có thể tiêm thêm 5 đến 15 phút sau.
Nếu bé dưới 7,5kg (16,5lb), hãy nói với các nhân viên y tế. Bút tiêm tự động không phù hợp với trẻ nhỏ, thay vào đó nhân viên y tế có thể sử dụng ống tiêm tiêu chuẩn.
Mẹ nên tiêm cần phải tiêm adrenaline cho bé càng sớm càng tốt.
Nếu bé khó thở, y tá cũng có thể cho bé thở mặt nạ oxy và dùng thuốc để giúp bé dễ thở hơn. Y tá cũng có thể cho bé uống thuốc kháng histamine để giúp giảm các triệu chứng như nổi mề đay.
Bé cũng sẽ cần phải ở lại bệnh viện để đảm bảo bình phục hoàn toàn. Các bác sĩ và y tá sẽ theo dõi sát sao bé, thường là trong khoảng 6 đến 12 giờ.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bác sĩ cũng có thể đưa ra một số hoặc tất cả các phương pháp điều trị sau đây để giúp bé cảm thấy tốt hơn:
- Dùng mặt nạ oxy để giúp bé thở
- Truyền nhỏ giọt (truyền dịch tĩnh mạch) để tăng huyết áp
- Dùng thuốc kháng histamine hoặc steroid giúp làm dịu các phản ứng dị ứng
Khi ở bệnh viện, mẹ có thể đề nghị xét nghiệm máu để chắc chắn rằng các triệu chứng của bé là do sốc phản vệ chứ không phải nguyên nhân khác.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc cho mẹ để bé uống ở nhà trong vài ngày, giúp ngăn những phản ứng khác. Mẹ có thể sử dụng bút tiêm tự động adrenaline khi bé có triệu trứng khác.
Chăm sóc bé sau sốc phản vệ
Nếu đây là lần đầu bé bị sốc phản vệ , mẹ nên đưa trẻ đến một phòng khám dị ứng chuyên khoa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé phải được bác sĩ chuyên khoa khám, nếu không mẹ hãy hỏi và tìm bác sĩ khác.
Phòng khám có thể sẽ cung cấp cho mẹ một số xét nghiệm dị ứng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sốc phản vệ ở bé.
Một khi mẹ đã biết bé bị dị ứng với cái gì, các chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ những cách tránh để bé tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Chuyên gia cũng sẽ kết hợp với mẹ để xây dựng phương án chống dị ứng, chẩn đoán điều dưỡng sốc phản vệ cho bé.
Điều này sẽ giúp mẹ nhận biết các dấu hiệu sớm nhất của sốc phản vệ và những điều cần làm khi bé có các dấu hiệu sốc phản vệ.
Mẹ sẽ được cung cấp thuốc tiêm tự động adrenaline để sử dụng nếu bé có phản ứng khác. Chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách dùng và thời điểm sử dụng. Một số điểm quan trọng mẹ cần ghi nhớ:
- Mang theo một hoặc hai bút tiêm tự động mọi lúc, nếu nhờ ai trông trẻ phải hướng dẫn họ chỗ để và cách sử dụng.
- Bút tiêm tự động không hoạt động tốt nếu chúng quá nóng hoặc lạnh, vì vậy hãy cố gắng giữ ở nhiệt độ phòng. Không cất bút tiêm ở những nơi nóng hoặc lạnh, như ngăn đựng găng tay của xe ô tô hoặc tủ lạnh.
- Mỗi bút tiêm tự động sẽ có ngày hết hạn và sẽ hoạt động không hiệu quả khi đã hết hạn. Mẹ hãy chú ý trên giấy hướng dẫn đi kèm hoặc ghi chú lại trên lịch khi cần thay bút tiêm.
Mẹ cần làm gì để phòng tránh sốc phản vệ cho bé?
Cách phòng tránh tốt nhất là tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra sốc phản vệ ở bé và tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân đó. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể để phòng tránh sốc phản vệ cho bé.
Hoặc mẹ cũng có thể theo dõi một số cách để tránh các chất gây sốc phản vệ phổ biến nhất và cách giảm nguy cơ bị côn trùng đốt và cắn.
Cho dù mẹ cẩn thận đến đâu, vẫn có khả năng trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa. Đảm bảo rằng ai chăm trẻ cũng luôn có bút tiêm tự động và biết cách sử dụng nó.
Nếu mẹ nghi ngờ bé bị sốc phản vệ lần nữa, sử dụng bút tiêm tự động ngay lập tức và gọi xe cấp cứu. Ngay cả khi bé đã khỏe lại nhanh chóng, bác sĩ vẫn cần kiểm tra và lưu lại trong hồ sơ bệnh án của bé..
Trẻ bị sốc phản vệ nghiêm trọng lần đầu có thể đáng sợ. Nhưng mẹ sẽ sớm trở thành một chuyên gia trong việc kiểm soát tình trạng con mình và giúp bé tránh được các chất gây sốc phản vệ.
Chuyên gia dị ứng có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào về các dị ứng của bé và hỗ trợ khi các mẹ cần. Mẹ cũng nên tham khảo các mẹo và lời khuyên của các mẹ có kinh nghiệm.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo