Hiện tượng rộp môi ở trẻ không nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh rộp môi, cách thức lây lan, nguyên nhân và cách phương pháp điều trị rộp môi ở trẻ, mời các mẹ cùng theo dõi!
MỤC LỤC
Bệnh rộp môi có nguy hiểm với trẻ sơ sinh không?
Bệnh rộp môi lây lan như thế nào?
Các triệu chứng của bệnh rộp môi
Mẹ có cần đưa bé đến bác sĩ khi bé bị rộp môi hay không?
Phương pháp tốt nhất để điều trị rộp môi cho bé
Bệnh rộp môi là gì?
Những mụn nước nhỏ, đỏ mọc lên bên trong miệng bé, trên hoặc gần môi bé gọi là rộp môi. Rộp môi là một bệnh do virus herpes simplex gây ra.
Virus herpes simplex rất phổ biến. Trong 10 người lớn thì có đến 7 người bị nhiễm virus herpes. Một số người bị nhiễm virus nhưng không có các dấu hiệu của bệnh rộp môi, vì vậy họ không hề biết mình đã bị nhiễm virus này.
Bệnh rộp môi có nguy hiểm với trẻ sơ sinh không?
Bệnh rộp môi có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tuổi của bé. Đối với trẻ sơ sinh, bệnh rộp môi là có hại vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn non nớt.
Trong một số trường hợp hiếm, trẻ dưới 4 tuần tuổi có thể gặp nguy hiểm vì bị nhiễm trùng nghiêm trọng do tiếp xúc với virus herpes. Mụn rộp có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh,
Hầu hết trẻ sơ sinh nhiễm virus gây bệnh mụn rộp trong khi sinh vì mẹ của bé bị mụn rộp ở bộ phận sinh dục. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Mụn rộp do virus Herpes simplex ảnh hưởng như thế nào đối với thai kỳ?
Trẻ sơ sinh ít khi bị rộp môi, nhưng bé có thể bị nhiễm khi người bị rộp môi hôn bé.
Mụn rộp môi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh ít khi bị loét miệng. Hầu hết trẻ sơ sinh có sức đề kháng tự nhiên, được hình thành trong thời gian bé ở trong bụng mẹ do nhận được các kháng thể từ mẹ. Sức đề kháng tự nhiên này của bé thường kéo dài trong sáu tháng đầu sau khi sinh.
Bệnh rộp môi lây lan như thế nào?
Bệnh rộp môi rất dễ lây lan. Bé có thể bị nhiễm virus khi một người bị rộp môi hôn bé. Virus có trong nước bọt, vì vậy hôn bé khi bị rộp môi sẽ không tốt cho bé. Rộp môi lan rộng trong tuần đầu và mất khoảng 1 tháng để lành lại.
Một khi bé bị nhiễm virus, virus sẽ ở lại trong cơ thể và nằm im trong các tế bào thần kinh. Sau đó virus sẽ gây ra các vết loét. Hiện vẫn không rõ các tác nhân kích thích gây ra vết loét ở miệng bé là gì, nhưng có thể là do:
- Mệt mỏi và căng thẳng
- Sốt
- Cảm lạnh
- Ở dưới ánh sáng mặt trời mạnh
Các triệu chứng của bệnh rộp môi
Các vết rộp môi đầu tiên của bé có thể phát triển bên trong miệng trên nướu và trên môi của bé. Nhiễm trùng do rộp môi xuất hiện ở miệng bé được gọi là viêm nướu. Khi bắt đầu nhiễm trùng, mẹ có thể nhận thấy bé có các triệu chứng như:
- Bị sốt
- Bị đau họng, cổ họng sưng
- Hôn mê
- Đau miệng và chảy nước dãi
Ngay sau khi bé có những triệu chứng này, mẹ sẽ thấy những vết phồng rộp trong miệng, trên lưỡi, nướu, trên vòm và sàn miệng của con. Các mụn nước phát triển thành vết loét có màng màu xám vàng.
Lần đầu tiên bị mụn rộp có thể kéo dài đến ba tuần. Trong thời gian đó bé sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức. Cơn đau có thể khiến bé bỏ ăn hoặc bỏ uống và chảy nhiều nước dãi.
Ở lần bị bệnh tiếp theo, nhiều khả năng bé chỉ bị rộp môi hoặc xuất hiện lở loét trên môi và không hề bị sưng hoặc bị đau ở trong miệng. Vết loét sẽ tạo thành lớp vỏ cứng trên môi bé trong vài ngày và bé sẽ khỏi sau 10 đến 14 ngày.
Mẹ có cần đưa bé đến bác sĩ khi bé bị rộp môi hay không?
Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khi bé bị rộp môi nếu bé dưới 6 tháng tuổi hoặc bất cứ khi nào mẹ thấy lo lắng về tình trạng bệnh rộp môi của con.
Đối với trẻ lớn hơn, rộp môi mặc dù gây khó chịu nhưng sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Rộp môi sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần đến bác sĩ.
Tuy nhiên, tình trạng viêm khiến bé không muốn uống nước dẫn tới bé bị mất nước. Mẹ hãy khuyến khích bé uống từng ngụm nhỏ để bổ sung nước. Nếu mẹ lo lắng bé bị mất nước, hãy đưa bé đến bác sĩ. Các dấu hiệu cho thấy bé bị mất nước bao gồm:
- Khóc nhưng không có nước mắt
- Bé đi tiểu ít
- Nước tiểu màu vàng
- Ngủ lịm đi và ngủ gà ngủ gật
- Bàn tay, bàn chân lạnh, mắt nhìn không rõ
Nếu bé bị mất nước nghiêm trọng, mẹ sẽ cần cho bé nhập viện cho đến khi vết loét qua giai đoạn đau đớn nhất. Bác sĩ sẽ truyền nước cho bé để giữ cho cơ thể bé luôn đủ nước, giảm đau và giúp con cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu mẹ không chắc chắn liệu mụn nước và vết loét của bé có phải là rộp miệng hay không, hãy đưa bé đến bác sĩ, có thể bé đã bị một bệnh nào đó khác, chẳng hạn bệnh chốc lở. Bệnh chốc lở cần điều trị bằng kháng sinh.
Nếu bác sĩ nghi ngờ vết loét của con là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác, bác sĩ sẽ dùng một miếng gạc để kiểm tra xem vết loét đó là gì.
Xem thêm:
- Trẻ dị ứng với thú cưng (dị ứng lông chó, lông mèo...) phải làm sao?
- Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay ngứa khắp người phải làm sao?
- Bệnh trào ngược bàng quang - niệu quản của trẻ
Phương pháp tốt nhất để điều trị rộp môi cho bé
Cơn đau của bé sẽ tự hết, nhưng mẹ có thể thực hiện một vài cách sau để giúp con bớt khó chịu:
- Sử dụng một loại kem bôi chống vi-rút không kê đơn ngay khi vết rộp bắt đầu xuất hiện. Mẹ hãy hỏi dược sĩ xem loại kem bôi nào là phù hợp với bé, vì một số loại kem trị rộp không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm nếu mẹ bôi kem chống virus cho bé kịp thời. Và hãy nhớ luôn phải rửa tay sau mỗi lần bôi thuốc cho bé.
- Giữ cho vết thương của bé luôn ẩm. Điều này sẽ làm cho các vết loét bớt đau và mau lành hơn. Mẹ có thể bôi một vài sản phẩm không mùi, chẳng hạn như dầu sáp cho bé để giúp vết loét không bị nứt và chảy máu.
- Nếu bé đủ lớn, mẹ có thể cho bé một cục đá lạnh để ngậm giúp con giảm bớt cơn đau.
- Nếu miệng của bé bị đau và bé không muốn bú, mẹ cũng hãy cố gắng cho bé uống đủ nước. Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình thành đừng đợt ngắn hơn nhưng nhiều lần hơn trong một ngày. Nếu bé được nuôi bằng sữa công thức đặc, mẹ hãy cho bé uống thêm nước.
- Mẹ có thể cho bé uống đúng liều paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để giảm đau và hạ sốt cho bé. Kiểm tra thông tin liều lượng trên gói hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ nếu mẹ không chắc chắn về liều lượng cho trẻ uống.
Nếu bé bị viêm nướu, bác sĩ sẽ khuyên mẹ không nên dùng kem bôi chống virus để điều trị vì kem bôi sẽ dễ bị trôi hết khi ở trong miệng. Cách tốt nhất để chăm sóc bé là:
- Cho bé uống nhiều sữa mẹ. Nếu bé được nuôi bằng sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội
- Cho bé ăn những món mềm, dễ ăn nếu bé đã bắt đầu ăn dặm
- Cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để giảm đau và khó chịu.
Nếu bé hay mút ngón tay cái, virus có thể chuyển sang ngón tay cái hoặc các ngón tay khác của con, gây ra các vết mụn rộp trên ngón tay và khiến bé bị đau. Mẹ hãy cố gắng để bé không chạm vào mắt hoặc các khu vực xung quanh khi bé bị mụn rộp, vì bé có thể truyền virus sang mắt.
Hạn chế trẻ chạm vào vết rộp để tránh lây lan
Nếu mí mắt của con bị lở loét, hoặc vùng mắt của bé bị đỏ và sưng, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bé sẽ cần thuốc kháng vi-rút để ngăn ngừa nhiễm trùng nhằm tránh để lại sẹo giác mạc hoặc võng mạc.
Mẹ không cần cho bé nghỉ học khi bé bị viêm nướu hoặc rộp môi. Tuy nhiên, hãy trao đổi với nhà trường vì một số nơi có các quy định riêng về việc này.
Mẹ có thể cho bé bú nếu bé bị rộp môi không?
Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho con bú. Một khả năng nhỏ có thể xảy ra là virus herpes simplex có thể lây nhiễm vào núm vú của mẹ từ vết rộp hoặc viêm nướu của bé.
Trường hợp lây truyền này rất hiếm, có thể khiến mẹ bị đau và thậm chí còn gây sốt. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ tạm dừng cho con bú cho đến khi vết phồng rộp của bé đã lành.
Nếu trên vú hoặc núm vú của mẹ xuất hiện các vết loét, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Có lẽ mẹ sẽ cần phải ngừng cho bé bú cho đến khi các vết loét lành lại. Nếu chỉ một trong hai vú của mẹ bị ảnh hưởng, mẹ vẫn có thể cho bé bú bên vú còn lại.
Ngoài ra mẹ cũng có thể vắt sữa từ vú bị nhiễm bệnh để đủ lượng sữa cung cấp cho bé. Bé sẽ có sữa vắt ra để uống, miễn là mẹ đảm bảo sữa được vắt ra không có bất kỳ tiếp xúc nào với vết loét. Trong trường hợp sữa vắt ra tiếp xúc với vết loét, mẹ hãy đổ chỗ sửa đó đi, vì khi đó sữa đã bị nhiễm virus.
Hãy làm sạch các dụng cụ sau khi mẹ vắt sữa bằng cách cho các dụng cụ vắt sữa vào máy rửa chén và rửa với nước nóng, hoặc sử dụng máy tiệt trùng hơi nước để đảm bảo các dụng cụ được làm sạch hoàn toàn.
Cách phòng tránh bệnh rộp môi ở trẻ
Cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi bệnh rộp môi là giữ cho trẻ không tiếp xúc với người bị rộp môi. Việc này sẽ khó thực hiện vì herpes simplex là một loại virus phổ biến. Tuy nhiên, điều này lại đặc biệt quan trọng với các em bé mới sinh. Mẹ chú ý không để bất cứ ai bị rộp môi, hoặc người dễ bị rộp môi thơm bé.
Các vết loét dễ lây nhiễm nhất khi các mụn nước vỡ ra. Những vết loét này sẽ truyền nhiễm virus cho đến khi đóng vảy.
Hôn con là một việc xảy ra theo bản năng của người mẹ, nhưng mẹ cần chú ý không hôn con nếu mẹ có vết mụn rộp trên môi. Mẹ vẫn có thể cho bé thấy mẹ yêu bé nhiều như thế nào bằng cách âu yếm bé, da kề da và trò chuyện cũng như hát với bé.
Giữ khăn và khăn tắm của bé tách biệt với khăn của gia đình để tránh lây nhiễm chéo.
Mẹ cũng có thể bảo vệ bé theo nhiều cách thiết thực khác. Nếu mẹ bị rộp môi, mẹ hãy rửa tay sau khi điều trị vết loét cũng như trước khi cho bé bú. Nếu mẹ chạm vào núm vú sau khi chạm vào vết đau, rất có thể virus sẽ truyền nhiễm vào núm vú của mẹ, và truyền đến bé khi mẹ cho bé bú.
Một khi bé bị nhiễm virus herpes simplex, mẹ có thể ngăn chặn sự bùng phát của bệnh bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu mẹ cho bé ra ngoài trời nắng, hãy cho bé sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15, đồng thời thoa son dưỡng môi có chứa kem chống nắng.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo