Mũi tiêm DTaP ngừa bạch hầu, ho gà và uốn ván

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ cần được tiêm mũi DTaP (hay DPT) để ngừa bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Đây là mũi tiêm 3 trong 1 phổ biến với trẻ đủ 6 tháng tuổi. Vậy lịch tiêm chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván như thế nào? Lợi ích cụ thể khi tiêm vắc-xin DTaP là gì? Tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván có sốt không và trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc xin DTaP? Mời các mẹ tìm hiểu với bài viết dưới đây!

Những điều cần biết về lợi ích của vắc-xin DTaP 

Tên vắc xin DTaP là viết tắt của Diphtheria, Tetanus, and Pertussis (whooping cough) (có nghĩa là bạch hầu, ho gà, uốn ván). Vắc-xin DTaP sẽ giúp trẻ chống lại 3 loại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. 

Bạch hầu

Nhiễm loại vi khuẩn này khiến bé bị ho, đau họng và khó thở. Khi bị nhiễm, ở 2 bên thành họng của trẻ sẽ xuất hiện lớp giả mạc dày, có màu trắng ngà hoặc xám, khiến trẻ gặp khó khăn khi thở và nhai nuốt, đôi lúc có thể dẫn đến nghẹt thở. 

Nếu không được chữa trị, độc tố được sản sinh ra bởi vi khuẩn sẽ gây thương tổn các mô và cơ quan của cơ thể trẻ, thậm chí có thể dẫn đến suy tim hoặc bị liệt.

Hình ảnh bị nhiễm bạch hầu

Hình ảnh bị nhiễm bạch hầu

Có đến 20% các ca nhiễm bạch hầu bị tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 40 tuổi. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những số liệu này đã có sự thay đổi trong vòng 50 năm vừa qua.

Trước khi loại vắc-xin này được chế tạo ra vào những năm 1920, trung bình một năm có đến hơn 175000 ca mắc ở Mỹ. Ngược lại, chỉ có 2 ca được phát hiện và báo cáo với CDC từ năm 2004 đến năm 2015.

Tuy nhiên, sự bùng phát của bệnh bạch hầu vẫn phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Âu, Trung Đông, khu vực Nam Thái Bình Dương và vùng biển Ca-ri-bê. Vì vậy mặc dù tỷ lệ mắc bạch hầu đã giảm đáng kể, nhưng vẫn là bệnh đáng lo ngại với các nước trên thế giới.

Uốn ván

Uốn ván hay còn gọi là chứng cứng khít hàm là một loại nhiễm khuẩn nguy hiểm gây ra co thắt đau đớn dẫn đến co cứng cơ, bị nhiều cơn kịch phát và thậm chí bị liệt.

Uốn ván không lây nhiễm. Vi khuẩn uốn ván sống trong bụi và đất và xâm nhập vào cơ thể qua lỗ hở trên da. Người bệnh nhiễm uốn ván có những vết thương hở, vết bỏng hoặc những chấn thương khác, đôi khi có thể là những vết xước nhỏ. 

Từ khi có vắc-xin vào những năm 1940, số lượng ca nhiễm uốn ván ở Mỹ đã giảm từ 500 ca xuống ít hơn 30 ca 1 năm. Có hơn 10% trong tổng số ca nhiễm được ghi nhận bị tử vong.

Ho gà

Ho gà là một loại bệnh rất dễ lây nhiễm và được coi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ. Ho gà có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Ho gà gây ra những cơn ho dữ dội, đến nỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó có thể ăn, uống hoặc thở. Thậm chí bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.

Ho gà có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé sau này, số ca mắc ho gà đã tăng mạnh ở Mỹ những năm 1980. Những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm bệnh đã giảm đáng kể.

Năm 2012 ở Mỹ đã ghi nhận hơn 48000 ca mắc ho gà - con số lớn nhất trong 60 năm vừa qua, trong đó có 20 ca tử vong, chủ yếu là ở những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Ở Mỹ, 49 bang và Washington, D.C. đã báo cáo có nhiều ca nhiễm ho gà hơn những năm về trước. Các bang Colorado, Vermont và Washington đã công bố dịch vào năm 2012, và sự bùng dịch nghiêm trọng đã xảy ra ở Minnesota và Wisconsin.

Số ca nhiễm ho gà đã có sự gia tăng liên tục trong 2 thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên các tổ chức y tế đã chỉ ra rằng sự nguy hiểm của ho gà đã giảm tới 80% kể từ khi vắc-xin được đưa vào sử dụng, và bệnh có xu hướng bùng phát cứ sau mỗi 3 đến 5 năm.

Trước khi vắc-xin được đưa vào sử dụng vào những năm 1940, mỗi năm có khoảng 147000 trẻ em Mỹ bị ho gà. Số ca nhiễm ở Mỹ giảm xuống thấp lịch sử là 1010 ca vào năm 1976 nhưng lại tăng trở lại khi những thanh thiếu niên đã tiêm phòng hồi nhỏ bị mất khả năng miễn dịch và nhiều trẻ sơ sinh không được tiêm phòng. Có hơn 25000 ca được ghi nhận trong năm 2004 và 2005.

Để chống lại tình hình đáng lo ngại này, một mũi tiêm bổ sung có tên Tdap được khuyên dùng dành cho trẻ 11 hoặc 12 tuổi. Tdap cũng được khuyến nghị sử dụng cho người trưởng thành chưa từng tham gia tiêm phòng, và tiêm lại sau mỗi 10 năm.

Tiêm vắc-xin cho mẹ giúp bảo vệ con và các em bé khác khỏi ho gà. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc ho gà nặng dẫn tới tử vong.

Lịch trình tiêm phòng vắc-xin DTaP khuyến nghị

Số mũi tiêm nên thực hiện tiên vắc-xin DTaP

  • 5 mũi vắc-xin DTaP từ khi trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ được 6 tuổi
  • 1 mũi Tdap cho trẻ 11 hoặc 12 tuổi.
  • 1 mũi Tdap khi trẻ trưởng thành, tiêm thêm Td sau mỗi 10 năm

Độ tuổi nên tham gia tiêm phòng vắc-xin DTaP

Trẻ nên tiêm vắc-xin DTaP khi được:

  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi
  • 6 tháng tuổi
  • 15 - 18 tháng tuổi
  • 4 - 6 tuổi
  • Một mũi tiêm Tdap khi trẻ được 11 hoặc 12 tuổi.

Trẻ thành niên và người lớn chưa từng tiêm Tdap hoặc phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin Tdap và tiêm nhắc lại Td sau mỗi 10 năm.

Cho trẻ sơ sinh tiêm vắc-xin DTaPTiêm vắc-xin DTaP cho trẻ sơ sinh

Những trường hợp chống chỉ định với vắc-xin DTaP?

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi
  • Trẻ đã từng có phản ứng dị ứng sau khi tiêm một liều DTaP trước đó hoặc có bất kỳ dị ứng nào nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng khác.
  • Trẻ đã từng bị hôn mê hoặc có vấn đề khác về hệ thần kinh trong vòng 7 ngày sau khi tiêm một liều DTaP.
  • Trẻ bị co giật hoặc sốt cao trên 40 độ C sau khi tiêm một liều DTaP, trẻ khóc không ngừng trong hơn 3 giờ sau khi tiêm phải được bác sĩ cho phép mới được tiếp tục tiêm mũi DTaP tiếp theo.

Đồng thời, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về những trường hợp có thể xảy ra khi con không thể tiêm vắc-xin. Nếu vắc-xin ho gà là nguyên nhân chính gây tác dụng phụ, mũi tiêm DT (diphtheria tetanus) có thể sẽ phù hợp với bé hơn.

Các mẹ nên lưu ý gì trước khi đưa bé đi tiêm vắc-xin DTaP?

Những trẻ đang ốm nặng vào thời điểm cần tiêm vắc-xin theo lịch trình nên đợi đến khi khỏi bệnh trước khi tiêm. Như thế trẻ mới có thể chống chịu được những tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin DTaP

Những tác dụng phụ dễ xảy ra nhất liên quan đến phần chống ho gà của vắc-xin. Trái lại, vắc-xin bạch hầu và uốn ván thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Các tác dụng phụ tương đối phổ biến - thường xảy ra sau khi tiêm mũi thứ 4 và thứ 5 của vắc-xin - bao gồm đỏ, sưng và đau ở vị trí tiêm, sốt nhẹ.

Nếu các mẹ nhận thấy các dấu hiệu trên, các mẹ có thể hỏi bác sĩ liệu có nên cho bé uống acetaminophen (dành cho mọi lứa tuổi) hoặc ibuprofen (cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) để giảm bớt sự khó chịu. Bé có thể quấy khóc, mệt mỏi và nôn mửa (hiếm gặp) sau khi tiêm.

Một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra với bất kì loại vắc-xin nào. 

Nếu trẻ có những phản ứng xấu với vắc-xin DTaP hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để khắc phục một cách tốt nhất.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo