Vắc-xin HIB: Lịch tiêm phòng và những điều cần lưu ý

đăng bởi Tiên Tiên

Tiêm phòng Hib là biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn Hib gây viêm phổi, viêm màng não. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích của vắc-xin Hib, lịch tiêm lần đầu và các mũi nhắc lại như thế nào mời ba mẹ cùng tìm hiểu bài viết sau!

Những lợi ích của vắc-xin HIB

Vắc-xin Hib sẽ bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm vi khuẩn Hib nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Loại vi khuẩn này có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng khiến trẻ khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và viêm màng não do vi khuẩn.

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống. Cứ 20 trẻ em thì có 1 trẻ chết vì viêm màng não do Hib và tổn thương não vĩnh viễn ở 20% số người sống sót.

Hib, hoặc Haemophilus influenzae loại b, cũng có thể gây nhiễm trùng khớp và da nghiêm trọng cũng như các loại nhiễm trùng ít phổ biến khác.

Tiêm vắc-xin Hib giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm màng não

Tiêm vắc-xin Hib giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm màng não

Trước khi vắc-xin Hib được chấp nhận đưa vào sử dụng cho trẻ nhỏ vào cuối những năm 1980. Ở Mỹ, vi khuẩn Hib là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. Có khoảng 20000 trẻ em Mỹ hầu hết đều dưới 5 tuổi, bị viêm màng não do Hib mỗi năm.

Nhờ có vắc-xin, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm gần như đến 99%. Và hiện nay có ít hơn 55 trường hợp mắc bệnh do nhiễm Hib mỗi năm. Vẫn có các ca bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em chưa được hoặc còn quá nhỏ chưa được tiêm phòng tiêm phòng

Lịch trình tiêm phòng khuyến nghị

Số mũi tiêm được khuyến cáo: 3 hoặc 4 mũi tiêm, tùy thuộc vào loại vắc-xin

Độ tuổi nên sử dụng vắc-xin: Nên tiêm phòng vắc-xin cho trẻ khi trẻ được:

  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi
  • 6 tháng tuổi (nếu cần thiết, phụ thuộc vào loại vắc-xin tiêm lúc trẻ được 2 và 4 tháng tuổi)
  • 12 - 15 tháng tuổi

Điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ là cần phải được tiêm vắc-xin đúng lịch vì các bệnh mà vắc-xin bảo vệ có xu hướng tấn công trẻ trước 2 tuổi.

Nếu trẻ không được tiêm vắc-xin đúng lịch, hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ để có một lịch trình tiêm hợp lý.

Những trường hợp nào không nên sử dụng vắc-xin Hib? 

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi
  • Bất kì trẻ nào có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với mũi tiêm trước đó

Những điều mẹ cần chú ý trước khi đưa bé đi tiêm phòng

Nếu bé bị ốm, mẹ nên đợi bé khỏi hẳn rồi mới đưa bé đi tiêm vắc-xin Hib. Như vậy nếu có xảy ra tác dụng phụ, bé cũng sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm

Có đến hơn 30% trẻ sau khi tiêm bị mẩn đỏ, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm. Trẻ có thể bị sốt hoặc khó chịu một cách thất thường. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện ở ngày đầu sau khi tiêm và thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc-xin nào.

Nếu trẻ bị phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin Hib hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo