Lợi ích của vắc-xin ngừa virus Rota là giúp ngăn ngừa nguy cơ tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ. Vắc-xin Rota Việt Nam hiện nay cũng đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên có lời đồn rằng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống vắc-xin Rota. Đây có phải là tác dụng phụ của vắc-xin Rota hay không? Lịch sử dụng vắc-xin Rota như thế nào? Cần lưu ý gì khi cho trẻ sử dụng vắc-xin Rota? Các mẹ cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!
Vắc-xin này giúp trẻ có thể chống lại virus Rota, nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Virus Rota gây tiêu chảy nghiêm trọng, sốt, nôn mửa, mất nước và đôi khi dẫn tới tử vong ở trẻ nhỏ. Nó cực kỳ dễ lây lan qua tiếp xúc giữa người với người.
Giữ gìn vệ sinh chưa đủ để ngăn ngừa bệnh liên quan đến virus Rota một cách hiệu quả vì vậy tiêm chủng là cách phòng ngừa tốt nhất để phòng bệnh.
Vắc-xin Rota được sử dụng qua đường uống chứ không phải qua đường tiêm. Và hầu hết trẻ nhỏ sau khi sử dụng vắc-xin sẽ được bảo vệ khỏi bệnh tiêu chảy nghiêm trọng do virus Rota gây ra.
Sử dụng vắc-xin Rota cho trẻ sơ sinh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trước khi vắc-xin có mặt ở Mỹ vào năm 2006, hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi ở Mỹ đều bị nhiễm virus Rota (người lớn cũng có nguy cơ nhiễm virus này nhưng biểu hiện bệnh nhẹ hơn ở trẻ nhỏ). Kể từ khi có vắc-xin, số lượng ca nhiễm đã giảm tới 95%.
Lịch sử dụng vắc-xin Rota
Số liều vắc-xin được bác sĩ khuyến cáo: 2 hoặc 3 liều vắc-xin trước khi trẻ được 8 tháng tuổi, tùy thuộc vào mỗi loại vắc-xin khác nhau
Lưu ý: không giống các loại vắc-xin khác, vắc-xin Rota được sử dụng qua đường uống chứ không tiêm như thông thường.
Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi trẻ uống vắc-xin Rota
Nguy cơ gây ra tác hại nghiêm trọng của bất kỳ loại vắc-xin nào là cực kỳ thấp. Trong các lần thử nghiệm vắc-xin, một số trẻ có các triệu chứng nhỏ bao gồm tiêu chảy và khó chịu - nhưng tỷ lệ này tương tự với những trẻ chưa được tiêm chủng.
Một số nghiên cứu cho thấy một nguy cơ rất nhỏ khiến trẻ sơ sinh gặp một vấn đề nghiêm trọng về đường ruột gọi là lồng ruột. Nếu em bé dường như bị đau bụng, phân có máu hoặc bắt đầu nôn mửa, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc-xin nào.
Nếu trẻ bị phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin ngừa virus rota hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.
Độ tuổi nên sử dụng vắc-xin Rota cho trẻ
Mẹ nên cho trẻ sử dụng vắc-xin Rota khi trẻ được:
- 2 tháng tuổi
- 4 tháng tuổi
- 6 tháng tuổi (không bắt buộc nếu đã tiêm vắc-xin hiệu Rotarix vào lúc trẻ được 2 và 4 tháng tuổi)
CDC khuyên rằng không nên tiêm vắc-xin cho trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên. Nếu con chưa từng sử dụng liều đầu tiên của vắc-xin, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ xem liệu rằng con có nên tham gia sử dụng vắc-xin ở độ tuổi đó hay không.
Vắc-xin không dành cho trẻ đã được 8 tháng tuổi, vì chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác dụng của vắc-xin đối với trẻ khi lớn lên. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu cho thấy trẻ có thể có những phản ứng bất lợi, ví dụ như sốt.
Những trường hợp nào không nên sử dụng vắc-xin ngừa virus Rota
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi
- Trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên
- Trẻ có các dấu hiệu dị ứng với liều vắc-xin Rota trước hoặc dị ứng với 1 trong các thành phần của vắc-xin. Hãy chắc chắn rằng mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ khi con có dấu hiệu dị ứng nặng hơn, bao gồm dị ứng với latex.
- Trẻ nhỏ có tiền sử bị bệnh lồng ruột, tình trạng khi một phần của ruột tự gấp lại ngăn chặn đường đi của thức ăn. Một số nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở trẻ em sau khi sử dụng vắc-xin ngừa virus Rota, đặc biệt là thời gian tuần đầu tiên sau khi dùng liều thứ 2.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng (SCID), trẻ có các rối loạn di truyền hiếm gặp, trẻ mắc bệnh đe dọa đến tính mạng ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể và thường dẫn đến tiêu chảy mãn tính và trẻ chậm phát triển.
Những điều các mẹ cần chú ý trước khi cho bé dùng vắc-xin Rota
Nếu con bị ốm nhẹ thì bé vẫn có thể tham gia tiêm chủng ngừa virus Rota. Nếu con đang ốm nặng, mẹ nên dời lịch tiêm phòng cho bé lại. Dù như nào, thì mẹ vẫn nên báo cho bác sĩ biết tình hình bị bệnh của bé.
Vắc-xin ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota nên được sử dụng một cách thận trọng ở trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc có tiền sử bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Bởi lẽ sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin cho những trường hợp này này chưa được xác định.
Trẻ em bị tật nứt đốt sống (một khuyết tật bẩm sinh của tủy sống) hoặc thoát vị bàng quang (một khuyết tật bẩm sinh liên quan đến bàng quang) có nhiều khả năng sẽ bị dị ứng với latex, một thành phần của thuốc bôi Rotarix.
Nếu bé có một trong những biểu hiện trên, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng vắc-xin RotaTeq (không có latex) thay thế vắc-xin Rota thông thường..
Vì vắc-xin có chứa một loại vi-rút sống có khả năng lây nhiễm cho người khác, nên mẹ hãy cẩn thận hơn khi vứt bỏ tã và rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã cho trẻ.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo