Vắc-xin phòng bệnh bại liệt: Những điều cần biết

đăng bởi Tiên Tiên

Vì sao cần tiêm vắc-xin bại liệt? Khi nào thì nên cho bé tiêm phòng bại liệt? Trẻ mấy tháng cần được tiêm vắc-xin bại liệt? Lịch tiêm phòng bại liệt cho trẻ như thế nào? Những trường hợp nào không nên tiêm phòng bại liệt? Trước khi cho trẻ tiêm phòng mẹ cần lưu ý gì? Hãy đọc bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Những lợi ích của vắc-xin phòng bệnh bại liệt

Trẻ có thể nhận vắc-xin phòng bại liệt qua đường tiêm ở tay chân hoặc đường uống. Vắc-xin bại liệt giúp trẻ chống lại bệnh bại liệt, một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao do vi-rút xâm nhập vào hệ thống thần kinh.

Dùng vắc-xin phòng tránh căn bệnh bại liệt nguy hiểm

Dùng vắc-xin phòng tránh căn bệnh bại liệt nguy hiểm

Trước khi vắc-xin được ra mắt vào năm 1954, có hơn 20.000 trường hợp mắc bệnh bại liệt đã được báo cáo hàng năm tại Hoa Kỳ và khoảng 1.000 người chết mỗi năm.

Có tới 95% những người bị nhiễm vi-rút không có triệu chứng và nhiều người mắc bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ như đau họng, sốt, đau dạ dày hoặc buồn nôn. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm đau đầu và cứng cổ, lưng hoặc chân. Dưới 1% những người mắc bệnh bại liệt bị tê liệt.

Bệnh bại liệt do một loại virus hoang dã ở bán cầu Tây gây ra. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở Hoa Kỳ kể từ năm 1979 hoặc ở Châu Mỹ kể từ năm 1994.

Ở châu Phi và Trung Đông vẫn còn rất nhiều người bị bệnh bại liệt, vì vậy du khách đi qua vùng này có khả năng nhiễm bệnh khá cao. Nhưng các tổ chức y tế tin rằng, vắc-xin bại liệt có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này trong vòng một thập kỷ trên phạm vi toàn cầu.

Vắc-xin được đưa vào cơ thể qua đường miệng hay qua đường tiêm?

Cả bốn liều vắc-xin bất hoạt (IPV) đều được dùng ở dạng tiêm. Có thể IPV được tiêm cùng một lúc với vắc xin DTaP, vắc-xin phòng viêm gan B và vắc-xin Hib.

Ngoài vắc-xin bại liệt đường tiêm (IPV), có cả vắc-xin bại liệt đường uống (OPV). OPV có chứa virus bại liệt sống bị làm suy yếu, tuy nhiên loại vắc-xin này đã được ngừng sử dụng ở Mỹ từ năm 2000. Xét ở phương diện nào đó, vắc-xin OPV từng được cho rằng có hiệu quả hơn vắc-xin IPV.

Tuy nhiên, nó có một tác dụng phụ dù rất hiếm gặp nhưng lại cực kì nguy hiểm: Khoảng một trong 2,4 triệu người vẫn bị mắc bệnh bại liệt do dùng OPV.

Chính phủ Hoa Kỳ đã loại bỏ nó khỏi các mũi tiêm cần thiết vì cho rằng rủi ro của việc tiêm vắc-xin này là quá lớn. Vắc-xin IPV ngày nay đã được tăng cường để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt với hiệu quả tương tự như OPV.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin bại liệt

Nhiều trẻ cảm thấy hơi đau ở chỗ tiêm. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm IPV được ghi nhận.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc-xin nào. 

Nếu trẻ bị gặp phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin phòng bại liệt hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác, hãy liên lạc ngay với bác sĩ 

Lịch tiêm phòng được khuyến nghị.

Số mũi tiêm được khuyến cáo: 4 mũi tiêm 

Độ tuổi nên được tiêm phòng: Trẻ nên được tiêm phòng khi con được: 

  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi
  • 6 đến 18 tháng tuổi
  • 4 đến 6 tuổi

Những trường hợp nào không nên sử dụng vắc-xin phòng bại liệt?

Những trẻ bị dị ứng nặng với antibiotics neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng hoặc từng có phản ứng nguy hiểm với các mũi tiêm vắc-xin trước thì không nên tiêm mũi phòng bại liệt.

Những điều mẹ cần chú ý trước khi đưa bé đi tiêm phòng

Nếu bé bị ốm, mẹ nên đợi bé khỏi hẳn rồi mới đưa bé đi tiêm vắc-xin phòng chống bại liệt.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo