Chủng ngừa cho bé có thực sự an toàn?

đăng bởi

 

Chắc hẳn các bậc cha mẹ có con nhỏ trong độ tuổi tiêm phòng đều rất quan tâm đến việc liệu chủng ngừa có thực sự đảm bảo an toàn cho bé yêu, đặc biệt khi bé có những mũi tiêm đầu đời.

Tại Anh, tất cả các loại vắc-xin đều phải thông qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt trước khi được cấp phép sử dụng rộng rãi. Vắc-xin cũng sẽ được giám sát trong suốt quá trình đưa vào sử dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ con chống lại các bệnh có thể gây hại cho bé.

Có nên tiêm vacxin cho trẻ

Có nên tiêm vacxin cho trẻ?

Liệu con có bị phản ứng phụ sau khi tiêm chủng?

Sau khi tiêm, cơ thể bé có thể sẽ phản ứng lại thông qua những biểu hiệu như ốm, mệt mỏi hoặc trở nên khó chịu, cáu kỉnh.

Một số tác dụng phụ khác có thể là đau, sưng và đỏ trên da tại khu vực tiêm. Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày.

Trong trường hợp con được tiêm Vắc-xin MMR (vắc-xin phối hợp sởi, quai bị và rubella), các mẹ có thể nhận thấy phản ứng phụ của bé sẽ kéo dài hơn và giảm dần sau vài tuần.

 

 

Sốt là một trong số các tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi chích ngừa.

Trong trường hợp này, các mẹ hãy cố gắng giữ mát cho con bằng cách không cho bé mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn, cho trẻ uống thật nhiều nước bằng cách cho bé bú mẹ thường xuyên, ăn sữa bột hoặc uống nước đun sôi để nguội. Bạn cũng có thể cho bé uống paracetamol để giảm nhiệt độ cơ thể.

Đặc biệt, con sẽ dễ bị sốt sau khi tiêm vắc-xin Men B (thuốc chủng ngừa bệnh viêm não loại B) và sau mũi tiêm nhắc đầu tiên. Sở y tế khuyến cáo các mẹ nên cho trẻ uống Paracetamol ngay sau khi tiêm vắc-xin Men B, ngay cả khi bé không có dấu hiệu sốt.

Bên cạnh đó, một số bé có thể bị nôn trớ, tiêu chảy sau khi chủng ngừa. Tình trạng sốc phản vệ vắc-xin rất hiếm khi xảy ra nhưng nếu các mẹ lo lắng về việc liệu cơ thể con mình có bị dị ứng thuốc, hãy theo dõi trẻ trong ít nhất 10 phút trước khi rời địa điểm tiêm.

Tại sao phải tiêm phòng cho con từ rất sớm?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm cả các bé sinh non, được tiêm chủng vòng đầu tiên vào tuần tuổi thứ tám. Điều này là do các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bé khi sức đề kháng kém sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Trường hợp nào không nên chủng ngừa cho bé?

Có mẹ nào không tiêm phòng cho con?

Việc tiêm phòng vắc-xin cho con có thể được trì hoãn vài ngày nếu bé có hiện tượng bị sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này là do vắc-xin đã phát tán trong cơ thể bé quá nhanh dẫn đến việc kém hiệu quả. Các mẹ hãy cho bé tiêm khi cơ thể bé thích nghi dần và tìm hiểu thêm kiến thức về việc tiêm phòng khi con bị ốm nhé.

Nhìn chung, rất hiếm khi xảy ra lý do về y tế khiến bé không được chủng ngừa, hoặc phải chờ đợi để tiêm phòng. Con có thể không được chủng ngừa nếu có một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ đã từng phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với một loại vắc-xin trước đó.
  • Bé có thể trạng bẩm sinh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (suy giảm miễn dịch nguyên phát).
  • Con bạn đang điều trị bằng Steroid (loại hormone tổng hợp được dùng trong ngành y khoa) liều cao, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

 

 

Liệu có thể tiêm ngừa cho bé theo từng mũi vắc-xin phòng bệnh riêng?

Các mẹ có thể lo ngại rằng hệ thống miễn dịch của con sẽ bị quá tải sau những mũi tiêm phòng kết hợp. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy mũi tiêm kết hợp có tác dụng gây hại cho trẻ nhỏ. Hệ thống miễn dịch của bé, trong khi đó lại phải đối phó với hàng ngàn vi khuẩn và vi-rút ngay từ khi bé chào đời.

Bác sĩ tiêm vitamin K cho em bé sơ sinh

Chuyên gia khuyến khích ba mẹ tiêm chủng kết hợp cho trẻ

Việc tiêm vắc-xin riêng từng loại cho trẻ có những khó khăn nhất định. Bộ y tế hiện nay không cung cấp các loại vắc-xin đơn lẻ, bởi điều đó đồng nghĩa với việc không phải tất cả các con sẽ được tiêm đủ loại vắc-xin.

Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ truyền nhiễm bệnh sởi, quai bị và rubella trên toàn quốc, tăng nguy cơ mắc bệnh cho nhiều bé.

Con sẽ cần được tiêm vắc-xin theo liều và khoảng thời gian nghỉ giữa mỗi liều là bốn tuần. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin riêng theo từng chủng bệnh sẽ trì hoãn và kéo dài lịch tiêm phòng của bé. Trẻ không được tiêm phòng có nguy cơ mắc những bệnh đáng lo ngại đó ba mẹ ạ.

Đây là lý do tại sao các bác sĩ cho rằng tốt hơn là nên tiêm chủng kết hợp, chẳng hạn như DTaP / IPV / Hib (chủng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não loại B) hoặc MMR (vắc-xin phối hợp sởi, quai bị và rubella), dưới dạng một mũi tiêm.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo