Mũi tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn và những điều cần biết

đăng bởi Tiên Tiên

Có nên tiêm phế cầu cho trẻ? Chắc chắn là có. Vắc-xin phế cầu khuẩn là mũi vắc-xin trẻ nào cũng cần được tiêm đầy đủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu về lợi ích của vắc-xin phế cầu khuẩn, lịch tiêm vắc-xin phế cầu, tác dụng phụ sau tiêm phế cầu như bị sốt, những trường hợp không nên tiêm vắc-xin phế cầu và lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm mũi phế cầu. Mời các mẹ cùng tìm hiểu.

Những lợi ích của vắc-xin phế cầu khuẩn (vắc-xin Pneumococcal) 

Loại vắc-xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh liên quan đến nhiễm phế cầu khuẩn, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Những loại bệnh này rất nguy hiểm và có thể để lại di chứng sau này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trước khi có vắc-xin, phế cầu khuẩn đã gây ra hơn 700 ca viêm màng não, 13000 ca nhiễm trùng máu, và hơn 5 triệu ca nhiễm trùng tai ở trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm. Vắc-xin có thể phòng chống các bệnh trên hiệu quả tới 90% với những người đã tiêm phòng.

Nguồn gốc của các loại bệnh trên là một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus Pneumoniae. Loại vi khuẩn này gây ra nhiều loại bệnh lý khác nhau như nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm nhiễm tai giữa hoặc viêm xoang.

Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ

Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ

Hiện nay, điều trị các bệnh nhiễm phế cầu khuẩn bằng penicillin và các loại kháng sinh khác đã không còn hiệu quả như trước, có tới 30% chủng bệnh đã trở nên kháng thuốc.

Bệnh nhiễm phế cầu khuẩn có thể lây từ người này qua người khác qua tiếp xúc gần, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Những bệnh cực kỳ nghiêm trọng như viêm màng não và viêm phổi có thể phát triển chỉ trong vài ngày lây nhiễm.

Một số triệu chứng bệnh có thể kể đến là sốt và cảm lạnh kèm theo co giật, tức ngực, ho, thở nhanh và gấp, nhịp tim tăng nhanh, cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu. Buồn nôn, nôn mửa và đau đầu cũng là những triệu chứng bệnh liên quan đến nhiễm phế cầu khuẩn, nhưng ít phổ biến hơn các triệu chứng kể trên.

Phế cầu khuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng tai nghiêm trọng ở trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng số ca viêm tai ở trẻ nhỏ đã giảm đáng kể khi vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn (vắc-xin PCV) xuất hiện.

Vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn (PCV) PCV13, hay Prevnar 13, đã được đưa vào sử dụng từ năm 2010 có tác dụng phòng chống nhiều chủng của phế cầu khuẩn hơn loại vắc-xin trước.

Loại vắc-xin bổ sung này có vai trò rất quan trọng vì vắc-xin cũ không thể ngăn ngừa một cách hoàn toàn các chủng khác nhau của phế cầu khuẩn khi loại virus ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Theo CDC, PCV13 chỉ giúp phòng những chủng phế cầu khuẩn dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng ở trẻ.

Lịch tiêm phòng vắc-xin phế cầu khuẩn khuyến nghị

Số mũi tiêm được khuyến nghị: bốn mũi

Độ tuổi mà bé nên tiêm phòng:

  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi
  • 6 tháng tuổi
  • 12-15 tháng tuổi

Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin phế cầu

Đa số trẻ sau khi tiêm xong thường quấy khóc hoặc cáu gắt. Khoảng một nửa số trẻ em có biểu hiện buồn ngủ sau khi tiêm, ăn không ngon, bị sưng tấy và đau ở vị trí tiêm. Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị sốt nhẹ, cứ 20 trẻ thì có 1 trẻ bị sốt cao.

Dị ứng nghiêm trọng sau tiêm rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra đối với một số loại vắc-xin. Nếu trẻ bị phản ứng phụ khi tiêm PCV hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác, hãy liên lạc ngay với bác sĩ 

Những trường hợp nào không nên sử dụng mũi tiêm phế cầu khuẩn?

Những em bé từng có phản ứng dị ứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng với mũi tiêm này hoặc các mũi tiêm PCV trước đó đều không nên tiếp tục tiêm phòng.

Nếu trẻ gặp những vấn đề trên hoặc bất kỳ phản ứng nào với mũi tiêm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để xác định có nên tiếp tục cho trẻ tiêm vắc-xin hay không.

Những điều các mẹ cần chú ý trước khi tiêm phòng phế cầu khuẩn cho bé

Những trẻ ốm nhẹ vẫn có thể tham gia tiêm phòng. Nhưng nếu trẻ đang sốt, hoặc đang bị mắc các bệnh nặng như viêm phổi, hãy đợi khi sức khỏe của trẻ hồi phục rồi mới đưa trẻ đi tiêm vắc-xin tiêm vắc-xin. Tình trạng của trẻ sẽ tốt hơn sau khi tiêm nếu con hoàn toàn khỏe mạnh.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo