Nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đường hô hấp
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm Phổi, viêm mũi họng... thường do siêu vi gây ra.
Nguyên nhân gây ra các bệnh này hoàn toàn không phải do thời tiết mà là do virus.
Khi virus xâm nhập vào họng, phế quản và các bộ phận khác, cơ thể sẽ phản ứng lại. Quá trình đó gọi là viêm.
Muốn phòng ngừa các bệnh này cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và cách nó xâm nhập vào cơ thể.
Các bệnh viêm đường hô hấp này do virus lây từ người qua người. Ba mẹ không thể ngăn trẻ tiếp xúc với người khác được vì vậy nguy cơ con bị lây bệnh là rất cao.
Nhiều người cho rằng do đi ngoài trời thời tiết mưa gió và vi khuẩn tồn tại trong không khí dẫn tới các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Nhưng thực tế không phải như vậy. Virus không tồn tại và “lơ lửng” trong không khí.
Viêm nhiễn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra
Những giọt nước khi người bệnh ho và hắt hơi ra không khí sẽ rớt xuống bám vào các bề mặt và đồ vật. Tay trẻ chạm vào những bề mặt đồ vật đó rồi đưa tay lên mũi miệng và bị lây từ đó. Vì vậy muốn tránh lây bệnh ra cộng đồng người bệnh phải che khi ho, hắt hơi và rửa tay sạch sẽ.
Một số trường hợp trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần không hẳn do sức đề kháng của con yếu. Đơn giản vì trẻ tiếp xúc với người mang virus gây bệnh, nhưng người đó lại không biết nên vô tình lây cho trẻ.
Những em bé đi nhà trẻ, mẫu giáo có khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất cao do tiếp xúc với nhiều nguồn lây bệnh. Các trường hợp bệnh đều do bị lây từ người khác.
Một số bé nằm ngủ điều hòa bị cho là “Do nằm máy lạnh nên mới viêm họng”. Điều này là không có cơ sở. Trẻ chắc chắn sẽ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp vì có tới gần 200 loại virus, siêu vi gay ra ho, sổ mũi, viêm phế quản, viêm phổi...Mẹ sẽ không thể biết tất cả thông tin con bị nhiễm virus khi nào, ở đâu và do nguồn lây nào.
Mỗi đợt bị nhiễm siêu vi đường hô hấp do một loại siêu vi gây ra sẽ kéo dài trung bình 2 tuần (tức là các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần)
Mời ba mẹ tham khảo thêm: Cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh
Cách chữa trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp không chữa bằng kháng sinh. Những bệnh do virus và siêu vi thì không có thuốc trị.
Vì vậy viêm phế quản, phổi, cảm, ho, viêm hô hấp... do siêu vi không nên trị bằng kháng sinh. Các bệnh như sốt xuất huyết, tay-chân-miệng cũng tương tự như vậy.
Mỗi lần nhiễm bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 tuần. Và cách điều trị duy nhất là chờ đủ thời gian 2 tuần đó. Theo bác sĩ Trí Đoàn “Thuốc duy nhất là thời gian”.
Những điều trị khác đều là điều trị triệu chứng cho trẻ. Ví dụ trong trường hợp bé khó thở, chúng ta sẽ giải quyết chuyện khó thở của trẻ.
- Trẻ thở khò khè là do co thắt phế quản, và sẽ được điều trị bằng thuốc giãn phế quản. Mẹ có thể nhận ra con đang bị co thắt phế quản nếu trẻ hít thở như tắt nhạc.
- Còn nếu trẻ thở khụt khịt là do con bị nghẹt mũi. Trẻ bị nghẹt mũi mà dùng thuốc khí dung sẽ không có tác dụng gì hết. Mẹ chỉ nên dùng nước để làm loãng đờm trong mũi. Đờm trong khí quản cũng cần được làm loãng bằng nước, khi con ho đờm sẽ bị đẩy ra ngoài.
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi do viêm đường hô hấp
- Trong trường hợp trẻ bị co thắt phế quản sẽ được điều trị bằng thuốc giãn phế quản qua đường khí dung chứ không phải đường uống. Cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản qua đường uống là không hợp lý.
Vì nếu trẻ dùng thuốc qua đường uống thì lượng thuốc đó sẽ đi toàn thân, trong khi mục tiêu của mình là đưa thuốc vào phế quản để làm giãn phế quản. Vậy nước là cách hữu hiệu nhất để giúp loãng đờm.
Ngoài nước các mẹ cũng có thể cho trẻ uống sữa. Tuy nhiên, chỉ nên uống với lượng vừa đủ. Uống quá nhiều sữa sẽ gây ra thừa canxi, táo bón, thiếu sắt. Theo bác sĩ Trí Đoàn thì không nên.
Không có thuốc đặc trị các bệnh này, chỉ có thể trị biến chứng nhiễm trùng của chúng.
Hiện nay, ở một số bệnh viện thì những bé bị viêm phổi phải nằm viện. Có một phương pháp vật lý trị liệu “vỗ rung giúp bé nôn ra đờm”, mỗi lần trị liệu có thể giúp bé nôn ra cả bát đờm.
Theo bác sĩ Trí Đoàn, phương pháp này. Khi đã nói đến “nôn” là các chất từ dạ dày ra chứ không phải là phổi.
Nếu đờm trong phổi chỉ có một cách duy nhất để đẩy ra là ho. Ho là phản xạ luồng gió đẩy từ trong phổi ra. Nhưng ho và nôn thì khác nhau hoàn toàn. Nếu trẻ nôn ra đờm có nghĩa phần đờm đó trẻ đã nuốt xuống dạ dày.
Vỗ rung long đờm không có tác dụng trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp
Nếu vậy phải để đờm xuống luôn theo đường ruột rồi thải ra ngoài bằng phân. Tóm lại, phương pháp vật lý trị liệu này không giúp trị liệu phổi.
Xung quanh vấn đề rửa mũi cho trẻ cũng có nhiều ý kiến. Có người cho rằng nên rửa mũi cho trẻ nhưng có người lại bảo không nên và chỉ xịt và nhỏ nước muối cho chất nhầy ở mũi chảy ra.
Nếu trẻ nghẹt mũi (tức là nhầy mũi mà thực chất cũng do đờm đặc) khiến mũi bị nghẹt thì cần cho nước vào làm loãng ra. Vậy thì cho nước vào kiểu nào cũng được, dùng dụng cụ nào cũng được miễn là có thể đưa nước sạch vào.
Nhiều mẹ rửa mũi cho con hàng ngày để phòng bệnh, nhưng thực ra điều này cũng không có tác dụng. Cách phòng bệnh chỉ có rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn có cồn.
Nếu em bé của mẹ bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài, tốt nhất hãy để con nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Cho trẻ uống kháng sinh cũng không làm quá trình hồi phục của con nhanh hơn mà còn dẫn tới nguy cơ tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, biếng ăn…
Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh này là phải rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Tạo thói quen rửa tay cho trẻ và người chăm sóc giúp hạn chế một phần nguy cơ lây bệnh.
Có tới mấy trăm loại siêu vi có thể gây bệnh cho trẻ nên có khả năng con bị bệnh kéo dài hết đợt này tới đợt kia. Mẹ đừng nên lo lắng quá, chỉ cần trẻ được tiếp xúc với hầu hết các loại siêu vi này con sẽ khỏe nhanh thôi.
Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Nếu trẻ dưới 1 tuổi ít ốm thì khi được hơn 1 tuổi con sẽ ốm nhiều hơn. Trẻ phải được ốm để tăng sức đề kháng.
Em bé dưới 1 tuổi vẫn còn nhưng kháng thể từ cơ thể mẹ truyền sang. Nhưng sau 1 tuổi các kháng thể này nhanh chóng tiêu hao và cơ thể con sẽ phải sản xuất ra các kháng thể tự thân. Những kháng thể này giúp bảo vệ con suốt những năm sau này.
Tuy nhiên mẹ cũng nên cho bé tiêm phòng những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là cúm và phế cầu. Trong sổ tiêm có rất nhiều mũi (AC, BC…), trong đó mũi viêm não Nhật Bản B thì không cần thiết trừ khi môi trường xung quanh chăn nuôi heo hoặc là nơi tập trung ổ dịch.
Một số trẻ viêm phế quản kèm sốt cao cần được xét nghiệm sàng lọc để biết có phải do bội nhiễm hay không. Bội nhiễm thường do virus phế cầu gây ra viêm phổi nên nếu trẻ đã tiêm phòng phế cầu đầy đủ thì khả năng bội nhiễm là rất thấp.
Bác sĩ Trí Đoàn cùng chia sẻ không nên cắt amidan. Các bộ phận trên cơ thể đều có chức năng nên chuyện cắt amidan là không nên.
Bên cạnh đó quan điểm “ăn/ uống đồ lạnh làm trẻ bị viêm họng hoặc làm bệnh viêm họng nặng hơn” là chưa đúng. Ăn và uống đồ lạnh giúp con giảm đau ở vùng bị viêm. Trẻ đau họng thường uống được ít nước nên những đồ mát sẽ giúp con thoải mái hơn.
Tóm lại, rửa tay cho con là cách hiệu quả nhất để phòng tránh các bệnh thông thường ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chính vì vậy hãy tập thói quen rửa tay cho cả gia đình ngay hôm nay!
Nguồn: Tư vấn Bác sĩ TRÍ ĐOÀN
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo