MỤC LỤC
Làm sao để giúp trẻ đang ốm cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn?
Nếu trẻ bị khó ngủ thì sao? Làm thế nào để giúp trẻ đang ốm ngủ?
Trẻ có ngủ nhiều hơn khi bị ốm không?
Tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ bị tịt mũi?
Mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ngủ khi bị sốt cao không?
Mẹ nên mặc đồ ngủ cho trẻ đang bị sốt như thế nào?
Có nên luyện ngủ cho trẻ bị ốm không?
Làm sao để giúp bé quay lại nếp sinh hoạt cũ sau khi khỏi ốm?
Giấc ngủ là một liều thuốc tốt, nhưng khi trẻ ốm, trẻ thường không thể ngủ ngon giấc. Vậy mẹ cần phải làm gì? Dưới đây là những cách mẹ có thể áp dụng để giúp con ngủ ngon nhất có thể.
Làm sao để giúp trẻ đang ốm cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn?
Để giúp con khỏi bệnh nhanh hơn thì mẹ phải giúp con cảm thấy thoải mái và tạo một môi trường sạch sẽ, lành mạnh cho con. Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể tham khảo:
- Ôm con thật nhiều và hỗ trợ con ngủ.
- Rửa tay thường xuyên. (để ngăn chặn bệnh tật lây lan)
- Đối với tình trạng con bị nghẹt mũi, hãy sử dụng nước muối và những loại thuốc phù hợp để rửa mũi và thông mũi cho con.
- Nếu con bị ho, mẹ có thể dùng máy tạo ẩm hoặc quạt nước để tăng độ ẩm trong phòng.
- Nếu con bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao, mẹ phải quan sát và chăm sóc con kĩ, luôn cấp đủ nước cho con. Nếu cần hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám. Chia khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ và cho con ăn thường xuyên, mẹ có thể cho con ăn đêm và dùng thuốc được kê đơn.
- Để giảm đau hoặc hạ sốt cho bé, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc được dùng cho trẻ nhỏ
Nếu trẻ bị khó ngủ thì sao? Làm thế nào để giúp trẻ đang ốm ngủ?
Trẻ bị ốm và kiệt sức có thể cực kỳ quấy khóc, gắt gỏng… Đây là 3 cách thiết thực nhất để mẹ có thể giúp trẻ ngủ:
1. Giữ nguyên thời khóa biểu hàng ngày của trẻ
Cho dù bé bị ốm, trình tự trước khi đi ngủ vẫn giúp báo hiệu cho não rằng giấc ngủ sắp đến. Điều này giúp con tự chuẩn bị cho mình để đi ngủ.
2. Hỗ trợ con ngủ.
Những trẻ bị ốm thường khó ngủ và ngủ không ngon giấc, ngay cả những trẻ bình thường ngủ rất tốt cũng vậy. Nếu bé khó ngủ khi bị ốm, mẹ có thể giúp bé ngủ bằng cách xoa lưng, bế con vào lòng, đu đưa nhẹ nhàng để con ngủ.
Lời khuyên của chuyên gia: Những trẻ thường ngủ tự lập khi bị bệnh cũng cần sự giúp đỡ thế này từ mẹ. Và mẹ đừng lo rằng làm vậy sẽ tạo thói quen xấu cho con. Một khi con khỏe lại, con sẽ lại tự ngủ được thôi.
3. Thêm hỗ trợ từ máy móc hoặc thuốc
Nếu những cách truyền thống này vẫn chưa thể giúp con ngủ, mẹ có thể xem xét để hỗ trợ bé ngủ bằng máy móc hoặc thuốc. Chẳng hạn như hút mũi cho con nếu con bị nghẹt mũi, thêm máy tạo độ ẩm/quạt hơi nước trong phòng để giúp giảm nghẹt mũi hoặc cho trẻ dùng thuốc được bác sĩ kê đơn
4. Đừng quá stress, lo lắng
Có thể việc dỗ trẻ bị ốm đi ngủ khiến mẹ cực kỳ stress. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng bé có thể cảm nhận được sự lo lắng đó không? Đó là sự thật, và điều này khiến bé càng khó ngủ hơn. Vì vậy, thay vì căng thẳng vì không dỗ bé ngủ được, hãy cố gắng tập trung vào việc giúp bản thân và em bé thư giãn. Hãy vào một căn phòng yên tĩnh, tắt đèn, bật máy tạo âm thanh ru ngủ (nếu mẹ có) và hít thở sâu. Khi trấn tĩnh, em bé sẽ phản ánh năng lượng cảm xúc của mẹ và dễ ngủ hơn.
5. Cho trẻ đi bệnh viện nếu cần
Nếu trẻ không thể ngủ được hoặc ngủ rất ít trong hơn 24 giờ, đã đến lúc đưa trẻ đi khám hoặc ít nhất là gọi cho bác sĩ nhi mẹ biết để được khám và tư vấn qua điện thoại/online. Đôi lúc mẹ cần tin tưởng vào bản năng và trực giác của mình. Nếu mẹ cảm thấy đã đến lúc nên đưa con đi viện, thì hãy ngay lập tức lên xe và đưa con đến gặp bác sĩ
6. Mẹ phải nhớ mẹ là ai.
Khi trẻ bị ốm và cực kì khó chiều, việc mẹ cảm thấy bất lực và mất kiểm soát là điều bình thường. Nhưng, mẹ là người mà con cần. Không có người mẹ nào tốt hơn, không có người cha nào tốt hơn cho con của mẹ.
MẸ là người mà trẻ cần để giúp trẻ thấy thoải mái và an toàn khi con bị ốm hoặc sợ hãi. Vì vậy, ngay cả khi mẹ thấy chán nản, bất lực, stress, mẹ hãy biết rằng mẹ là người mẹ tốt nhất cho con mình, và POH luôn ở đây cùng mẹ.
Có nên để trẻ ngủ chung phòng với mẹ để mẹ có thể luôn ở gần trẻ không?
Mẹ không nên làm vậy. Mặc dù có thể mẹ muốn ở gần trẻ khi con bị ốm, luôn lắng nghe những hơi thở của con, phản ứng lại với mọi nhu cầu con cần. Nhưng trẻ sẽ ngủ ngon hơn trên chiếc giường quen thuộc của con. Vì vậy, thay vì đưa trẻ vào phòng mẹ ngủ, mẹ hãy vào phòng trẻ ngủ. Mẹ có thể dùng một chiếc đệm hoặc một chiếc giường xếp nhỏ, đặt chúng cạnh giường hoặc cũi của con. Như vậy con vẫn ngủ ngon trên chính chiếc giường của mình nhưng mẹ vẫn có thể theo dõi con và giúp con khi con cần.
Trẻ có ngủ nhiều hơn khi bị ốm không?
Nhu cầu ngủ của trẻ có thể tăng lên khi trẻ bị ốm. Việc trẻ thấy mệt mỏi hơn là điều bình thường vì cơ thể con đang hồi phục. (Nếu mẹ thấy trẻ ngủ quá nhiều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn)
Mặc dù nhìn chung thì trẻ ngủ nhiều khi bị ốm nhưng con thường ngủ không ngon giấc. Bé sẽ thức giữa giấc hoặc thức giữa đêm nhiều lần vì cảm thấy khó chịu trong người.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng khi ngủ đủ giấc, hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Điều đó có nghĩa là giúp trẻ ngủ là một phần QUAN TRỌNG trong việc ngăn ngừa trẻ nhiễm bệnh VÀ giúp con hồi phục nếu con bị ốm!
Trẻ bị ốm nên ngủ bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào thể chất và sức đề kháng của con nên mẹ cần phải quan sát và đáp ứng đúng với nhu cầu của trẻ. Có thể trẻ chỉ cần được ngủ nhiều hơn và thức ít hơn thường ngày để hồi phục lại HOẶC mẹ có thể cho trẻ ăn, ngủ và sinh hoạt như bình thường - điều này là tùy thuộc vào mẹ.
Nếu trẻ đang bị ốm và bắt đầu nap muộn hơn bình thường, mẹ có thể cho con ngủ thêm một chút. Sau đó, mẹ nên đánh thức con dậy để tránh con bị thiếu nước và có đủ thời gian thức trước khi ngủ đêm. Nếu không con sẽ dễ bị thức giữa đêm vì đã ngủ ngày quá nhiều
Trong khi bé bị ốm, mẹ có thể cho những nap của trẻ dài hơn bình thường một chút. (Hãy giấc ngủ là một liều thuốc TUYỆT VỜI.) Nhưng đồng thời, mẹ cũng phải cân bằng giữa thời gian ngủ, thời gian thức, lượng calo và lượng nước con cần. Mẹ không nên để con ngủ giấc ngắn nào dài quá 2,5-3 giờ. Những hoạt động trong thời gian thức lúc trẻ ốm sẽ lúc trẻ khỏe mạnh vậy nên mẹ hãy quan sát con và làm theo những tín hiệu trẻ phát ra.
Tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ bị tịt mũi?
Nhiều mẹ thường kê cao gối cho con ngủ khi con bị ngạt mũi nhưng thực ra y học không khuyến khích việc này. Có thể mẹ thấy làm vậy là hiệu quả cho người lớn nhưng mẹ phải biết rằng ngủ như thế không an toàn cho con. Con không nên ngủ trên ghế ô tô hay xe đẩy mà không có sự giám sát của người lớn. Mẹ cũng không nên cho con ngủ trên gối cao. Việc cho con kê cao đầu để ngủ chỉ khiến em bé khó thở hơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ chỉ nên ngủ trên một bề mặt phẳng, chắc chắn (trong cũi, nôi hoặc trên giường) khi không có sự giám sát của người lớn. Và ngay cả khi bé bị ốm cũng vậy.
Mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ngủ khi bị sốt cao không?
Nếu bé dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38°C, hãy gọi ngay cho bác sĩ và đưa bé đến bệnh viện nếu cần.
Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ vẫn có thể cho con ngủ khi bị sốt. Nhưng mẹ nên kiểm tra con 1 tiếng 1 lần vào ban ngày và vài tiếng một lần ban đêm để xem trẻ ngủ có thoải mái và có thở bình thường không. Nếu lúc ngủ con bị sốt cao, thở nhanh/thở không đều, hãy đưa con đến khám bác sĩ.
Mẹ nên mặc đồ ngủ cho trẻ đang bị sốt như thế nào?
Mẹ không cần phải thay đổi cách ăn mặc của bé khi bé bị sốt. Ngay cả khi bé bị ớn lạnh, mẹ vẫn không nên mặc thêm nhiều lớp cho con. Mẹ có thể tham khảo bài viết mặc đồ như thế nào để con ngủ thoải mái để xem nên cho con mặc những gì khi bị ốm.
Có nên luyện ngủ cho trẻ bị ốm không?
Không.
Khi bé bị ốm, trẻ cần được hỗ trợ và dỗ dành để đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tinh thần. Nghĩa là mẹ không được luyện ngủ cho trẻ lúc con ốm.
Nếu trẻ bị ốm trong quá trình luyện ngủ, mẹ có thể tạm dừng việc này lại. Mẹ phải đảm bảo rằng trẻ đã hồi phục hoàn toàn trước khi bắt đầu/tiếp tục luyện ngủ cho con.
Làm sao để giúp bé quay lại nếp sinh hoạt cũ sau khi khỏi ốm?
Có một nền tảng giấc ngủ tốt trước khi bị ốm sẽ giúp trẻ dễ vào guồng hơn sau khi khỏi bệnh. Và nó cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa, phục hồi và thậm chí xác định một số bệnh ở trẻ em.
Nếu mẹ đang loay hoay không biết làm cách nào để tiếp tục giữ nếp sinh hoạt cũ cho con sau khi con khỏi ốm, POH EASY ở đây để giúp mẹ.
POH biết nếu trẻ bị ốm, thì mẹ sẽ là người mệt mỏi thứ 2 sau con, nhưng mẹ phải tin rằng mẹ sẽ làm được, mẹ sẽ vượt qua mọi khó khăn thôi! POH tin mẹ làm được, mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất cho con mình!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo