Sữa công thức cho trẻ sơ sinh - Bỏ túi một vài kiến thức căn bản cho mẹ và bé

đăng bởi

MỤC LỤC

Lựa chọn sữa công thức và cách cho trẻ bú

    Trẻ cần bao nhiêu sữa công thức mỗi ngày?

    Nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung sữa công thức

    5 điều cần biết về sữa công thức

    Các vấn đề thường gặp ở trẻ bú sữa công thức

    Sử dụng sữa công thức an toàn cho bé

    Lựa chọn sữa công thức phù hợp với bé

    Bảo quản và sử dụng lại sữa công thức

    Làm sao để biết bé nhận được đủ sữa công thức?

Bình và núm vú cho trẻ bú sữa công thức

    Kiến thức cơ bản về bú bình cho trẻ bú sữa công thức

    Bình sữa bằng nhựa cho bé có an toàn?

    Chọn núm vú và bình sữa cho trẻ như thế nào?

    Khi nào cần thay núm vú và bình sữa?

    Giúp bé làm quen với bình sữa

    Có cần tiệt trùng bình sữa cho trẻ?

Ba mẹ giúp con yêu ăn no, ngủ đủ như thế nào?

 

Ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé, thế nhưng không phải mẹ nào cũng đủ điều kiện sức khỏe để cho con bú sữa mẹ.

Trong những trường hợp bất khả kháng như mẹ mất sữa, không có sữa, bị bệnh không thể cho con bú... thì việc lựa chọn cho con uống sữa công thức là lựa chọn tối ưu nhất cho sự phát triển của bé.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cố gắng duy trì cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Những thông tin về việc nuôi con bằng sữa công thức cũng như nuôi con kết hợp sữa mẹ và sữa công thức được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình nuôi con sắp tới!

Lựa chọn sữa công thức và cách cho trẻ bú

Trẻ cần bao nhiêu sữa công thức mỗi ngày?

Việc cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức bao nhiêu là đủ còn tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và việc mẹ cho bé uống hoàn toàn sữa công thức ăn cho bé bú bình kết hợp với bú mẹ.

Vì thế không có một con số nào được coi là lượng ăn tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên dựa vào các đặc điểm của con để tính toán lượng sữa phù hợp.

Mẹ có thể tham khảo công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng chung cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là:

Lượng sữa trẻ cần trong ngày = Số cân nặng (kg) x 150ml**

Dạ dày của em bé mới sinh chỉ bằng một quả cherry và chỉ cần 5-7ml sữa mỗi cữ bú

Tuy nhiên, lượng sữa công thức cho trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên không nên áp dụng công thức nói trên vì khi mới sinh ra, dạ dày của con còn rất nhỏ.

Thế nên mặc dù cân nặng trung bình mới sinh của con là 3kg thì mẹ cũng chỉ nên cho con bú bao nhiêu cữ tùy thuộc vào nhu cầu của con mà thôi.

Vậy là mẹ đã biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ rồi đúng không nào, tuy nhiên công thức này chỉ là công thức tham khảo và mẹ nên dựa vào sức ăn của con để điều chỉnh cho phù hợp nhé.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về lượng sữa cần thiết cho con trong bài viết Trẻ cần bao nhiêu sữa công thức mỗi ngày?

 

Nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung sữa công thức

Nếu mẹ cơ địa ít sữa, bị ốm nên lượng sữa giảm hoặc đi làm sớm nên không có điều kiện cho con bú mẹ hoàn toàn thì mẹ có thể cho con uống thêm sữa công thức bên cạnh việc bú mẹ để đảm bảo lượng sữa cần thiết cho bé.

Thời điểm mấy tháng nên bổ sung sữa ngoài cho bé cũng tùy thuộc vào điều kiện của mẹ. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ nên kéo dài thời gian cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn càng lâu càng tốt, ít nhất là trong tháng đầu tiên, trong những trường hợp bất khả kháng mới cần bổ sung thêm sữa công thức.

Vì thế cách kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài cho trẻ nên tuân thủ nguyên tắc: Ưu tiên cho con bú sữa mẹ trước, sữa ngoài sau, nghĩa là nếu con bú hết sữa mẹ không đủ thì mới dặm thêm sữa ngoài chứ không cho con uống sữa ngoài ngay từ đầu.

Khi hết hợp cho con bú mẹ và sữa công thức, mẹ nên ưu tiên cho con bú mẹ, nếu không đủ mới dặm thêm sữa công thức

Khi áp dụng cách cho trẻ sơ sinh ăn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức, lượng sữa của mẹ sẽ dần dần ít đi vì sữa mẹ được sản sinh theo nhu cầu của con, con bú nhiều thì sữa sinh ra nhiều, con bú ít thì sữa sinh ra ít.

Thế nên nếu muốn duy trì sữa mẹ cho con lâu dài, mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng một số cách kích sữa hiệu quả.

Mẹ chỉ nên cho con bú sữa công thức hoàn toàn khi cơ thể mẹ không thể sản sinh ra sữa nữa hoặc mẹ bị bệnh, phải uống thuốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Để biết rõ hơn về sự kết hợp này, mời mẹ đọc thêm bài viết Nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung sữa công thức.

5 điều cần biết về sữa công thức

Nuôi con bằng sữa công thức hoặc kết hợp cho con bú bình và bú mẹ sẽ có nhiều điều cần lưu ý hơn so với việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế nắm bắt được những điều này sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc nuôi con bằng sữa công thức.

Phân trẻ sơ sinh uống sữa công thức sẽ khác hoàn toàn so với trẻ bú sữa mẹ. Phân trẻ uống sữa công thức sẽ nặng mùi hơn, màu đậm hơn và đặc hơn. Sữa công thức cũng khó tiêu hóa hơn sữa mẹ nên trẻ cũng có thể dễ bị táo bón hơn so với khi bú mẹ hoàn toàn.

Trẻ uống sữa công thức thường đại tiện mỗi ngày, trong khi trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể vài ngày mới đại tiện một lần

Dị ứng sữa công thức ở trẻ sơ sinh cũng là điều mẹ cần lưu ý. Tình trạng này xuất hiện khi hệ miễn dịch của con nhạy cảm quá mức với protein trong sữa bò - thành phần chính của sữa công thức.

Nếu con xuất hiện ban đỏ, tiêu chảy, nôn mửa, quấy khóc sau khi uống sữa công thức, mẹ nên cho con đến bệnh viện để kiểm tra chính xác liệu có phải nguyên nhân do con dị ứng sữa công thức hay không để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Trong một ngày có thể trẻ sơ sinh uống sữa công thức với số lượng khác nhau trong từng cữ bú là điều bình thường, cũng giống như người lớn ăn nhiều cơm hơn trong các bữa ăn. Vì vậy mẹ nên chú ý các dấu hiệu no của con để đáp ứng lượng sữa đủ theo nhu cầu của bé.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về những điều quan trọng khác trong bài viết 5 điều cần biết về sữa công thức.

Các vấn đề thường gặp ở trẻ bú sữa công thức

Khi nuôi con bú sữa công thức, mẹ sẽ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với nhiều vấn đề hơn là nuôi trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, ví dụ như một số vấn đề dưới đây.

Trẻ hay phun nước bọt: Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng thường gặp ở trẻ bú sữa công thức hơn. Nguyên nhân khiến con phun nước bọt có thể là do núm vú giả chảy sữa quá nhanh hoặc quá chậm hoặc do mẹ cho con ăn không đúng tư thế,...

Trẻ bị nôn trớ liên tục có thể do mẹ đang cho con ăn quá nhiều sữa công thức so với nhu cầu của trẻ khiến dạ dày bé nhỏ của con bị quá tải. Mẹ nên giảm bớt lượng sữa trong cữ bú của con xuống và theo dõi thêm các dấu hiệu no của con.

Có nhiều tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng để giúp con giảm chướng bụng, đầy hơi

Nhiều trẻ bị đầy bụng và nôn khi bú sữa công thức do khi bú bình, miệng của con nuốt nhiều không khí vào bụng. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên chọn núm vú và bình sữa phù hợp với độ tuổi của con và vỗ ợ hơi cho con mỗi khi ăn xong.

Nếu chưa biết vỗ ợ hơi cho bé, mẹ nên nhờ bác sĩ hướng dẫn hoặc tham khảo thêm ở các sách nuôi dạy con.

Nếu trẻ bị đau bụng sau khi ăn, mẹ nên xem lại xem mình đã pha sữa đúng công thức chưa hoặc đổi sang loại sữa khác phù hợp với bé hơn.

Còn rất nhiều các vấn đề khác mẹ có thể gặp khi nuôi con bằng sữa công thức, mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Các vấn đề thường gặp ở trẻ bú sữa công thức nhé!

Sử dụng sữa công thức an toàn cho bé

Khi chuẩn bị sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi thì vấn đề quan trọng nhất mẹ cần nhớ đó là đảm bảo vệ sinh dụng cụ pha sữa, cho ăn.

Vì trẻ từ 0-6 tháng tuổi chưa được tiếp xúc với bất kì đồ ăn nào ngoài sữa nên hệ miễn dịch của con còn rất yếu, việc khử trùng đúng cách các dụng cụ cho ăn, pha sữa là việc mẹ không nên lơ là.

Việc cho trẻ uống sữa công thức không đúng độ tuổi cũng là việc làm nguy hại đến sức khỏe của con mà mẹ cần tránh.

Mỗi giai đoạn phát triển con sẽ có nhu cầu cần số lượng các chất dinh dưỡng khác nhau và sữa công thức theo từng lứa tuổi đã được nghiên cứu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu này.

Mỗi một giai đoạn, trẻ sẽ cần uống loại sữa phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Nếu con uống sữa dành cho độ tuổi nhỏ hơn thì cơ thể con bị thiếu chất dinh dưỡng và nếu con uống sữa cho độ tuổi lớn hơn thì con sẽ nhận được quá nhiều chất, không thể tiêu hóa hết được, gây gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể.

Cả hai việc này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Lợi ích có thể biến thành tác hại của sữa công thức với trẻ sơ sinh nếu mẹ không cho con uống sữa đúng cách.

Vậy cho con uống sữa công thức đúng cách là như thế nào, mời mẹ tìm hiểu trong bài viết Sử dụng sữa công thức an toàn cho bé.

 

Lựa chọn sữa công thức phù hợp với bé

Mỗi mẹ có một cách chọn sữa công thức cho bé khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình và sức khỏe của bé.

Hiện nay trên thị trường có đầy đủ các loại sữa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của các bé khác nhau như trẻ sinh non, trẻ dị ứng với protein trong sữa, trẻ dị ứng với glucose trong sữa,...

Vì thế cũng rất khó để nói sữa công thức nào tốt nhất cho bé vì sữa tốt cho bé này có thể không tốt cho em bé khác. Nhưng nói chung mẹ nên chọn sữa từ các hãng uy tín có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với độ tuổi của con.

Mẹ nên lựa chọn sữa từ các hãng sữa uy tín và loại sữa phù hợp với sức khỏe của con

Cách đánh giá sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất có thể dựa vào tình hình sức khỏe và sự phát triển của con khi uống sữa công thức. Nếu con phát triển tốt, không gặp các vấn đề về tiêu hóa, ăn ngoan ngủ ngon thì sữa công thức đang dùng chính là sữa tốt nhất cho bé trong giai đoạn này.

Mẹ không nên quá quan tâm việc trẻ sơ sinh uống sữa gì để tăng cân vì sự phát triển của con không chỉ đánh giá bằng chỉ số cân nặng và việc bổ sung quá nhiều dinh dưỡng có thể gây nguy hiểm cho con.

Trong trường hợp bé quá nhỏ và nghi ngờ con bị suy dinh dưỡng, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có chỉ định bổ sung dinh dưỡng một cách an toàn và đánh giá chính xác tình trạng của con.

Mời mẹ đọc thêm về cách lựa chọn sữa trong bài viết Những lưu ý khi lựa chọn sữa công thức cho trẻ nhé!

Bảo quản và sử dụng lại sữa công thức

Vì lượng ăn trong mỗi cữ ăn của bé có thể khác nhau nên mẹ sẽ hay gặp tình huống con không ăn hết lượng sữa công thức đã pha và lúng túng trong việc bảo quản sữa công thức. Sau đây POH sẽ gửi đến mẹ một số thông tin về vấn đề này.

Sữa bé bú thừa để được bao lâu?

Trong trường hợp con bú không hết sữa, tốt nhất là mẹ nên bỏ hết lượng sữa thừa còn lại. Hoặc mẹ có thể giữ lại một lát để xem con có muốn ăn tiếp không nhưng không nên giữ lâu hơn 1 giờ đồng hồ.

Có nên bảo quản sữa bột trong tủ lạnh?

Mẹ nên bảo quản sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ở bao bì hộp sữa. Trong trường hợp mẹ muốn chia nhỏ sữa ra, mẹ nên để sữa bột vào một hộp có nắp kín đã được tiệt trùng và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Sữa công thức chỉ nên để tối đa 1 giờ đồng hồ ở nhiệt độ thường

Sữa công thức ủ nóng để được bao lâu?

Nếu mẹ đã ủ nóng lại sữa công thức đã pha sẵn thì nên cho bé ăn trong vòng 1 tiếng. Sau 1 tiếng thì dù con có ăn hay không thì mẹ cũng không nên giữ lại bình sữa ấy nữa.

Mẹ không nên bảo quản sữa công thức bằng máy hâm sữa vì nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể làm các chất trong sữa công thức bị biến đổi và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Sữa công thức uống lạnh được không?

Tùy vào sở thích của bé mà mẹ có thể hâm nóng hoặc cho bé uống sữa hơi mát một chút, đặc biệt là nếu bé đang bị sưng lợi do mọc răng, nhưng tuyệt đối không nên cho bé uống sữa vừa lấy từ tủ lạnh ra.

Mời mẹ tìm hiểu thêm các cách bảo quản và sử dụng sữa công thức đúng cách tại bài viết Bảo quản và sử dụng lại sữa công thức.

Làm sao để biết bé nhận được đủ sữa công thức?

Nếu bé bú mẹ lắt nhắt, thời gian bú mẹ trong mỗi cữ quá ngắn hay chỉ ngậm một lúc rồi nhả ra thì con rất dễ bị thiếu chất do chỉ bú nhiều sữa đầu chứ không bú đến sữa cuối giàu chất dinh dưỡng hơn.

Vậy làm thế nào để bé bú nhiều? Nếu trước đây con vẫn bú nhiều và chỉ mới bú lắt nhắt mấy ngày gần đây thì mẹ nên xem lại xem liệu con có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.

Một số trường hợp bé bú lắt nhắt xảy ra khi các cữ bú của con quá gần nhau khi con chưa có cảm giác đói, vì thế mẹ cũng nên thử giãn cữ bú cho con một chút để kích thích con bú nhiều hơn.

Mẹ nên cho con bú sữa theo nhu cầu chứ không nên ép con, khiến con sợ hãi việc ăn uống

Mẹ có thể dựa vào dấu hiệu bé bú không đủ sữa để điều chỉnh lượng sữa cho con bằng cách kiểm tra số lượng bỉm ướt của trẻ. Nếu một ngày con có dưới 6 chiếc bỉm ướt thì có nghĩa là con không nhận được đủ lượng sữa cần thiết và mẹ cần bổ sung thêm sữa cho con.

Trẻ đói nhanh hơn cũng là dấu hiệu con chưa nhận được đủ dinh dưỡng, thường gặp khi trẻ bú mẹ không nhận được lượng sữa cuối giàu dinh dưỡng, vì thế khi cho con bú mẹ nên cho con bú hết sữa ở ngực bên này rồi mới chuyển sang bên kia.

Làm thế nào để biết bé đã bú hết sữa ở bầu ngực?

Nếu con bú hết sữa ở ngực, mẹ sẽ có cảm giác ngực nhẹ đi, mềm hơn và không có cảm giác sữa chảy ra khi con mút nữa. Khi đó mẹ nên đổi bên ngực và cho con tiếp tục bú nếu con vẫn còn đói.

Đối với các mẹ nuôi con bằng sữa công thức thì cách nhận biết con bú đủ sữa như thế nào? Mời mẹ đọc trong bài viết Làm sao để biết bé nhận được đủ sữa công thức? nhé!

Bình và núm vú cho trẻ bú sữa công thức

Kiến thức cơ bản về bú bình cho trẻ bú sữa công thức

Khi lựa chọn nuôi con bằng sữa công thức, bố mẹ sẽ phải học cách đọc thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa, tập cách khử trùng bình thế nào cho đúng, học cách pha sữa sao cho chuẩn cùng rất nhiều các kiến thức cơ bản khác, trong đó phải kể đến cách tập cho con bú bình.

Bú mẹ là bản năng của con và con có thể thực hiện thành thục ngay từ những lần đầu tiên, nhưng bú bình thì khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ bú mẹ sẽ cảm nhận được mùi sữa mẹ, hơi ấm của mẹ nhưng trẻ bú bình thì không, chưa kể đến những chiếc núm vừa cứng vừa khó ngậm cũng không thể so sánh với ti mẹ được.

Mẹ nên cho con tập bú bình với tư thế như khi bú mẹ để con dễ dàng làm quen với việc bú bình hơn

Vì thế kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình quan trọng nhất được các mẹ truyền tai nhau là phải chọn núm vú có chất liệu mềm, đảm bảo an toàn và kích thước phù hợp với miệng con, khi cho con bú bình thì bế như động tác cho bú mẹ để con vẫn cảm nhận được hơi ấm từ cơ thể mẹ.

Khi đã biết cách cho con bú sữa công thức, tiếp theo mẹ nên biết cách vỗ ợ hơi và cách massage hạn chế táo bón cho bé để đối phó với hai vấn đề đầy hơi và táo bón thường gặp ở trẻ bú sữa công thức.

Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức hữu ích trong bài viết  vềKiến thức cơ bản về bú bình cho trẻ bú sữa công thức, mời mẹ tìm hiểu thêm nhé!

Bình sữa bằng nhựa cho bé có an toàn?

“BPA Free” là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên được các tổ chức y tế và chuyên gia sức khỏe đưa ra để đánh giá độ an toàn của các đồ vật làm từ nhựa, đặc biệt là vật dụng cho ăn, đựng đồ ăn, chế biến đồ ăn và đồ chơi của trẻ nhỏ.

Vậy “BPA Free” có nghĩa là gì? Cụm từ này có nghĩa là “không chứa BPA”. BPA là từ viết tắt của Bisphenol A - một chất thường được sử dụng trong việc chế tạo nhựa polycarbonate.

Chất này có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và não bộ người sử dụng các sản phẩm chứa nó, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Khi chọn đồ dùng nhựa cho con, mẹ nên chú ý đến các tiêu chuẩn an toàn, ví dụ như BPA Free

Vì thế khi chọn bình sữa cho bé hay các loại đồ dùng khác, mẹ không nên dựa vào quan niệm “tiền nào của nấy” hoặc “đồ càng đắt thì càng tốt” để đánh giá mà nên mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đọc kĩ thành phần và chỉ nên mua khi sản phẩm đó không có chứa BPA.

Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Bình sữa bằng nhựa cho bé có an toàn?

Chọn núm vú và bình sữa cho trẻ như thế nào?

Mẹ có thể mua các loại núm bình sữa khác nhau dành cho trẻ sơ sinh cho con thử để chọn loại núm phù hợp nhất với bé.

Hoặc mẹ cũng có thể mua núm bình sữa theo size dành cho từng độ tuổi theo lời khuyên của nhà sản xuất rồi sau đó thay đổi tùy theo nhu cầu của con.

Size núm ty cho bé thường được kí hiệu bằng số (0, 1, 2, 3,...) hoặc bằng chữ (S, M, L,...) và mỗi size sẽ có một tốc độ chảy sữa khác nhau. Nếu mua núm vú cho em bé sơ sinh, mẹ nên chọn size nhỏ nhất với tốc độ chảy sữa chậm nhất.

Ngoài việc chọn size, cách chọn núm ty cho bé còn cần phải xét đến hình dáng và chất liệu sao cho an toàn và phù hợp.

Mẹ có thể chọn núm vú chất liệu cao su mềm mại với đáy rộng cho trẻ sơ sinh và khi con biết cắn thì chuyển sang núm vú từ chất liệu silicone cứng hơn.

Trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa và núm ty, mẹ có thể lựa chọn loại bình và núm phù hợp với nhu cầu của con

Núm ty ngậm cho bé cũng được chia theo size và có nhiều hình dáng khác nhau. Mẹ nên dựa vào độ tuổi và đặc điểm khoang miệng của con để chọn núm ty ngậm phù hợp.

Bên cạnh việc chọn núm ty thì việc nên mua bình sữa như thế nào cũng khiến bố mẹ nuôi con sữa công thức hay đang chuẩn bị cho con tập bú bình đau đầu.

Cách chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh cũng giống như cách chọn các loại đồ dùng khác cho con đó là xem xét chất liệu đầu tiên, sau đó mới đến hình dạng và dung tích của bình.

Bình sữa của trẻ thường được làm từ nhựa, thủy tinh và có bình sữa làm từ thép không gỉ, trong đó bình sữa nhựa được sử dụng phổ biến nhất. Nếu chọn bình sữa làm từ nhựa, các mẹ nhớ chọn nhựa “BPA Free” cho con nhé.

Vậy nên mua bao nhiêu bình sữa cho trẻ sơ sinh?

Tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của con mà mẹ có thể mua ít hoặc mua nhiều bình sữa. Thông thường các mẹ thường mua 2-3 bình sữa size vừa và size to để tiện pha sữa theo lượng ăn từng cữ của con.

Để biết thêm về cách chọn hai vật dụng thiết yếu này, mời mẹ đọc bài viết Chọn núm vú và bình sữa cho trẻ như thế nào? nhé!

Khi nào cần thay núm vú và bình sữa?

Mỗi đồ vật đều có thời gian sử dụng nhất định, bình sữa và núm vú của con cũng vậy. Vì hai đồ vật này hay được sử dụng thường xuyên nên mẹ càng phải để ý đến “hạn sử dụng” của chúng, thay đổi bình, núm mới kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho con.

Để kéo dài tuổi thọ cho các đồ vật này, mẹ nên rửa sạch, khử trùng cẩn thận trước và sau khi sử dụng. Khử trùng xong nên để bình sữa, núm vú ở nơi thoáng đãng, khô ráo để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, có thể tạo ra nấm mốc.

 Cách vệ sinh cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình sữa và núm ty

Nếu bình sữa bị mốc hay núm bình sữa bị mốc thì mẹ nên thay bình sữa và núm mới chứ không nên rửa hết mốc rồi lại cho bé dùng vì các vi khuẩn nấm mốc có thể len lỏi vào các vết xước trên đồ vật và khó có thể làm sạch hoàn toàn được.

Nếu quan sát thấy con bực bội khi ăn, mút bình sữa mạnh và ngủ thiếp đi trước khi bú xong thì rất có thể bình sữa và núm ti size hiện tại không còn phù hợp với bé nữa.

Có thể là núm ti của bình sữa bị tắc khiến con không bú được sữa hoặc sữa chảy rất ít khiến con cáu gắt và phải dùng nhiều sức để mút nên con nhanh mệt, dễ buồn ngủ hơn.

Khi đó mẹ nên thay size núm ty lớn hơn cho bé. Nếu size núm ty lớn hơn lại khiến sữa chảy mạnh quá so với bé, khiến con dễ bị sặc thì mẹ có thể thử đục thêm lỗ ở núm ty cũ xem có phù hợp với con không nhé.

Còn có rất nhiều các dấu hiệu nên thay bình sữa và núm ty cho trẻ trong bài viết Khi nào cần thay núm vú và bình sữa, mời mẹ tham khảo thêm nhé!

Giúp bé làm quen với bình sữa

Khi nuôi con bằng sữa công thức hoặc cho trẻ ăn sữa mẹ bằng bình, bố mẹ sẽ rất dễ gặp phải các tình huống như con bị sặc sữa, bị trớ hoặc từ chối không bú bình.

Cách cho bé bú bình không bị sặc là phải chọn được núm ty phù hợp với lực hút của trẻ, nếu chọn núm ty số lớn quá thì sữa sẽ chảy ra mạnh và dễ khiến con bị sặc.

Ngoài ra mẹ cũng nên cho con ăn trước khi con quá đói để hạn chế việc trẻ nôn nóng hút sữa mà không kịp nuốt, dẫn đến việc sặc sữa.

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ mà mẹ có thể tham khảo là không nên cho quá nhiều sữa vào bình của trẻ, chỉ nên lấy một lượng vừa phải và cho con ăn dần dần, nếu con vẫn đói thì mới lấy thêm để tránh việc trẻ ham bú nhiều, khiến dạ dày quá tải và dẫn đến việc nôn trớ sữa sau khi ăn.

Làm quen với núm ti giả trước khi bú bình sẽ giúp trẻ làm quen với việc ăn sữa bằng bình nhanh hơn

Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình được nhiều mẹ áp dụng là khi mới tập bú bình thì mẹ nên bế con lên tay với tư thế như đang cho con bú mẹ rồi giới thiệu bình sữa với con chứ không cho con ăn khi đang nằm.

Kể cả khi bố hoặc người khác cho ăn cũng làm như vậy để con có cảm giác an toàn khi tiếp xúc với một đồ vật mới và cũng để hạn chế tình trạng nghẹn sữa, trào ngược ở trẻ.

Khi hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình, mẹ nên giới thiệu từ từ, kiên nhẫn đợi con làm quen với việc ăn bằng bình sữa và núm ty mỗi ngày một chút, không nên ép con ăn.

Những lần đầu con có thể sẽ từ chối và có thái độ tiêu cực, mẹ hãy trấn an con và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt khi con ăn để con cảm thấy thoải mái, dễ chấp nhận việc bú bình hơn nhé.

Mời mẹ đọc thêm thông tin trong bài viết Giúp bé làm quen với bình sữa.

Có cần tiệt trùng bình sữa cho trẻ?

Tiệt trùng bình sữa trước khi pha sữa và sau khi cho bé ăn là việc làm không thể bỏ qua khi mẹ cho con bú bình.

Việc làm này sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch yếu ớt của con khỏi các loại virus, vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Sử dụng máy tiệt trùng bình sữa là cách làm an toàn, tiện lợi và hiệu quả nhất. Mẹ chỉ cần cho bình sữa, núm ty vào máy rồi ấn nút là xong.

Sau khi tiệt trùng có thể để nguyên đồ vật trong máy để đảm bảo môi trường vô trùng, khi nào cần dùng mới lấy ra. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện sử dụng loại máy này.

Cách vệ sinh bình sữa hàng ngày cho bé đơn giản nhất là đun sôi bình sữa trước và sau khi sử dụng

Có nhiều cách tiệt trùng bình sữa khác mà mẹ có thể sử dụng, đơn giản nhất là tiệt trùng với nước sôi. Nếu sử dụng cách này mẹ cần để ý tránh trường hợp nồi sôi cạn nước mà chưa lấy đồ ra. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng lò vi sóng có chức năng tiệt trùng.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về cách vệ sinh bình sữa hàng ngày khi cho con bú bình trong bài viết Có cần tiệt trùng bình sữa cho trẻ? nhé!

Ba mẹ giúp con yêu ăn no ngủ đủ như thế nào?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE -chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay bây giờ: https://poh.vn/easy-one 

---

Ở POH Acti, cha mẹ không tốn mấy đồng mua học liệu vì 304 hoạt động trong đó đều là những hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, sử dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình. Đồng thời giúp:

• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo