Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến dễ lây lan. Rất nhiều ba mẹ chưa rõ triệu chứng bệnh tay, chân, miệng, các cấp độ bệnh và cách điều trị bệnh tay, chân, miệng. Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau để được giải đáp!

Bệnh tay chân miệng (HFMD - Hand, foot and mouth disease) là gì?

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh nhẹ và thường tự khỏi. Bệnh tay chân miệng do một loại vi rút trong nhóm vi rút coxsackie gây ra.

Nếu bé mắc phải bệnh này, mẹ sẽ thấy những vết loét nhỏ ở tay, chân, và trong miệng của bé (Đó là lý do bệnh có tên là bệnh tay chân miệng). Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh này có thể lây lan nhanh chóng trong các gia đình và ở những nơi có nhiều trẻ nhỏ, chẳng hạn như nhà trẻ và trường mẫu giáo.

Bé có thể bị lây bệnh nếu ai đó ho hoặc hắt hơi gần bé hoặc do bé tiếp xúc với dấu của nước hoặc dịch từ vết loét từ người khác.

Nếu trẻ mắc bệnh, con sẽ dễ lây bệnh nhất ngay trước khi các triệu chứng xuất hiện. Do đó thật khó để ngăn ngừa bệnh ở những nơi đông trẻ sơ sinh và trẻ em.

Bệnh tay chân miệng không liên quan đến bệnh lở mồm long móng ở động vật trong các nông trại.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng rõ ràng nhất là các vết phồng rộp ở tay, chân và miệng của con. Nhưng trước khi các vết phồng rộp xuất hiện, bé có thể có một vài triệu chứng dưới đây:

  • Đau họng
  • Sốt
  • Đau bụng

Sau một vài ngày, mẹ sẽ nhận thấy các nốt phồng rộp ở:

  • Miệng: mẹ sẽ thấy những đốm đỏ trên lưỡi của bé và bên trong miệng bé. Các đốm sẽ biến thành các mụn nước lớn hơn, màu vàng xám có viền màu đỏ.
  • Tay và chân: Mẹ sẽ thấy những đốm nhỏ màu đỏ nổi lên trên ngón tay, trên lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân của bé. Các đốm sau đó sẽ trở nên đau, ngứa ngáy và tập trung thành một vùng màu xám.

Đôi khi, các đốm sẽ lan ra bắp chân, mông và háng. Các đốm này trông giống như các nốt phát ban đỏ nhưng ngứa hơn.

Xem thêm bài viết: Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh để phân biệt nôt thủy đậu và nốt tay chân miệng.

Bé có thể sẽ không muốn ăn hoặc uống vì mọc mụn trong miệng. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, con có thể chán ăn hoặc bỏ thức ăn trong thời gian bị bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Sau khoảng một tuần đến 10 ngày, các nốt trên cơ thể bé biến mất. Khi đó bé sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và bớt quấy khóc.

Trong thời gian bị bệnh, bé sẽ rất khó tính và thường xuyên cáu gắt, mẹ có thể làm một số cách sau để an ủi bé: 

  • Nếu bé đau mỗi khi ăn hoặc uống, mẹ hãy thử cho bé ăn những loại sữa như bình thường nhưng chia làm nhiều bữa nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn. Nếu mẹ đang cho con bú, mụn nước ở miệng của bé sẽ không thể lây lan ra núm vú. Mẹ hoàn toàn miễn dịch với bệnh này. 
  • Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn các loại thực phẩm mềm và dễ ăn, như khoai tây nghiền hoặc súp, không nên cho bé ăn các thực phẩm cay và chua, vì các thực phẩm chua cay có thể làm miệng bé bị đau nhức.
  • Kem bôi giảm sưng nướu khi bé mọc răng cũng có thể làm giảm mụn nước ở miệng bé. Mẹ hãy xoa một ít kem bôi lên nướu, lưỡi và bên trong má của con, đặc biệt là những nơi mẹ có thể nhìn thấy vết loét. Mẹ cũng có thể thử dùng kem bôi chữa loét miệng, nhưng trước tiên mẹ hãy hỏi ý kiến của dược sĩ về loại sản phẩm tốt nhất cho bé.
  • Cho bé uống Paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ sơ sinh cũng có thể giúp bé giảm đau và giảm sốt. Mẹ có thể cho bé uống paracetamol dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé chào đời sau 37 tuần và nặng hơn 4kg và cho bé uống ibuprofen nếu bé được 3 tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg. Hãy kiểm tra các thông tin trên gói thuốc thật kỹ hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về lượng thuốc bé có thể uống.

Sau khi tắm xong mẹ hãy vỗ nhẹ vào da bé cho bé khô, vì những vùng da bị ảnh hưởng có thể bị đau. Hãy cố gắng không làm vỡ bất kỳ mụn nước nào của bé, vì chất lỏng từ mụn nước có thể gây ra nhiễm trùng.

Nếu bé đã đi mẫu giáo hoặc nhà trẻ, mẹ hãy để con nghỉ ở nhà cho đến khi con cảm thấy khỏe hơn. Mẹ không cần phải đợi cho đến khi vết loét biến mất hoàn toàn mới đưa bé đến nhà trẻ trở lại, tuy nhiên các trường mẫu giải hoặc nhà trẻ cũng có thể có những quy định riêng về việc này.

Mẹ có nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé bị tay chân miệng không?

Mẹ không cần phải đưa bé đến bác sĩ nếu con bị tay chân miệng nhẹ. Bệnh tay chân miệng có thể được điều trị bằng kháng sinh. Cho dù mẹ và bé sẽ cảm thấy khá mệt mỏi vì căn bệnh này nhưng mẹ chỉ cần để cho bệnh tự hết. 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh tay chân miệng có thể gây ra một số vấn đề cần đến ý kiến của bác sĩ. Bé có thể bị mất nước nếu bệnh tay chân miệng khiến bé không uống đủ nước được. Mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau ở trẻ:

  • Buồn ngủ, không tỉnh táo
  • Khóc mà không có nước mắt
  • Tã khô hơn bình thường
  • Nước tiểu có màu vàng đậm
  • Tay và chân lạnh

Mẹ cũng hãy theo dõi nhiệt độ của bé và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu:

  • Cơn sốt của con không cải thiện hơn
  • Bé dưới ba tháng tuổi và có nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên.
  • Bé từ ba tháng đến sáu tháng tuổi và có nhiệt độ cơ thể từ 39 độ C trở lên.

Hiếm khi các vết loét do tay chân miệng gây ra bị nhiễm trùng (nhiễm trùng thứ cấp). Tuy nhiên, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp dưới đây:

  • Da của bé trở nên rất đau, đỏ, sưng và nóng.
  • Các mụn nước bắt đầu rò rỉ mủ, mủ sẽ có màu vàng, chứ không phải là chất lỏng trong suốt.
  • Các triệu chứng của con đang trở nên tồi tệ hơn, không khá hơn hoặc không được cải thiện sau 7 đến 10 ngày.

Bác sĩ có thể điều trị cho bé bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn.

Da của bé sẽ bị bong tróc khi vết loét hồi phục. Những nốt này thường trông rất sợ nhưng thường trẻ sẽ không cảm thấy quá đau. Mẹ hãy thử dùng kem cấp ẩm để làm dịu làn da của bé, hoặc đeo găng tay cho bé nếu bé gãi.

Thỉnh thoảng, trẻ sơ sinh và trẻ em bị bong móng tay hoặc móng chân vài tuần sau khi nhiễm trùng đã hết, đặc biệt là nếu mụn nước to ở gần vùng móng.

Điều này có thể khiến mẹ hoảng hốt nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Móng tay của con sẽ tự mọc lại mà không cần điều trị y tế.

Mời ba mẹ tham khảo thêm các bài viết sau để phân biệt giữa bệnh tay chân miệng và tình trạng rộp môi hay nổi mề đay khắp người:

Trẻ đã bị mắc bệnh tay chân miệng có thể mắc bệnh lại không?

Việc tái bệnh là có thể. Bé sẽ miễn dịch với chủng vi-rút đặc biệt mà con đã mắc phải, nhưng cũng giống như vi-rút cảm lạnh, có nhiều chủng vi-rút coxsackie khác nhau.

Mẹ có thể giúp bảo vệ bé khỏi bị tay chân miệng một lần nữa bằng cách vệ sinh cẩn thận.

Cố gắng che mũi và miệng mỗi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy sau một lần sử dụng. Thường xuyên rửa và lau khô tay của mẹ cũng như tay của bé bằng xà phòng và nước. Không cần sử dụng xà phòng kháng khuẩn.

Thời điểm quan trọng để rửa tay bao gồm:

  • Trước và sau khi thay tã.
  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Trước khi cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú sữa công thức.
  • Trước giờ ăn, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm.
  • Sau khi chạm vào khăn giấy đã sử dụng

Mẹ bị tay chân miệng khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ có thể đã miễn dịch với các chủng virus coxsackie khác nhau. Ngay cả khi mẹ bị tay chân miệng, bệnh sẽ rất nhẹ và thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu mẹ mắc bệnh tay chân miệng trong vài tuần trước khi sinh, mẹ hãy đến gặp nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của mình. Mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi và bé cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng nhẹ, tuy nhiên khả năng này là rất nhỏ. Đội ngũ các y bác sĩ nên biết thông tin này trước khi em bé ra đời.

Dưới đây là một số giúp phòng tránh bệnh tay chân miệng:

  • Luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, và sau khi thay hoặc xử lý tã lót. Vi-rút có thể tồn tại trong phân của bé trong một hoặc hai tháng sau khi bệnh tay chân miệng của con đã hết.
  • Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
  • Tránh dùng chung cốc, dao kéo hoặc khăn tắm.

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo