Thoát vị là tình trạng không phổ biến ở trẻ. Các dạng thoát vị bao gồm thoát vị rốn, thoát vị bẹn và thoát vị hoành. Để biết thêm về dấu hiệu thoát vị, cách điều trị thoát vị ở trẻ cũng như phẫu thuật thoát vị rốn mời ba mẹ tham khảo bài viết sau!
Thoát vị là gì?
Thoát vị là một khối u dưới da ở bụng hoặc háng. Thoát vị bẹn xảy ra khi phần cơ ở bụng hoặc háng của bé phát triển to hơn mức bình thường. Các cơ trên bụng và xương chậu của bé tạo thành một tấm chắn để giữ các cơ quan của bé, bao gồm cả ruột.
Tình trạng thoát vị xảy ra khi các cơ này có khoảng trống. Các mô mỡ hoặc một phần ruột của bé có thể đẩy qua khe hở và tạo ra một chỗ phình dưới da. Các khối u gây ra thoát vị có thể khác nhau về kích thước.
Hình ảnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Có hai loại thoát vị phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Thoát vị rốn: Tình trạng xảy ra xung quanh nút bụng và rất phổ biến, ảnh hưởng đến bé trong sáu tháng. Bé có di truyền từ bố mẹ đặc biệt dễ bị thoát vị rốn.
- Thoát vị bẹn: Tình trạng xảy ra ở vùng háng, có thể kéo dài đến bụng. Trong 20 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị thoát vị bẹn.
Một loại thoát vị thứ ba ít gặp là thoát vị cơ hoành. Khoảng 4000 trẻ sinh ra thì mới có 1 trẻ bị thoát vị cơ hoành.
Nguyên nhân khiến trẻ bị thoát vị?
Thoát vị rốn
Thoát vị rốn phát triển khi bé ở trong tử cung (dạ con). Bé cần một khoảng trống trong cơ bụng để dây rốn đi qua.
Thông thường khoảng cách này tự khép lại trong vài tuần sau khi sinh. Các cơ bụng của bé phát triển gần với nhau, cuối cùng khép lại bên dưới nút bụng của bé.
Trong thời gian đó, bé có thể bị thoát vị rốn. Các mô xung quanh rốn của trẻ sơ sinh dễ khiến con gặp tình trạng thoát vị.
Thoát vị bẹn
Khi các bé trai phát triển trong bụng mẹ, phải có một khoảng trống ở các cơ ở háng để cho tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Tinh hoàn bé trai thường di chuyển xuống trong tháng thứ ba.
Sau này, các lớp cơ hợp nhất để thu hẹp khoảng cách. Nếu quá trình này không xảy ra hoàn chỉnh, bé trai dễ bị thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn phổ biến hơn ở bên phải, vì bên trái hoàn thiện trước. Thoát vị cũng xuất hiện thường xuyên hơn ở những bé sinh non. Nguyên nhân là do cơ bắp của bé không có thời gian để hoàn thiện phát triển trước khi sinh.
Thoát vị hoành
Thoát vị hoành xảy ra khi cơ hoành ngăn cách ngực của bé với bụng không hình thành hoàn toàn, để lại một khoảng trống. Điều này thường xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ. Thoát vị cơ hoành khác với thoát vị rốn hoặc bẹn và là trường hợp hiếm gặp.
Mời ba mẹ tham khảo thêm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh
- Bé sơ sinh thở khò khè có sao không?
- Đừng coi thường hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
Nhận biết trẻ bị thoát vị
Mẹ có thể phát hiện trẻ bị thoát vị rốn hoặc bẹn ngay khi bé chào đời. Hoặc mẹ cũng phát hiện thoát vị về sau này, khi bé lớn hơn một chút và năng động hơn.
Nếu bẹn của trẻ quá nhỏ, mẹ chỉ có thể thấy dấu hiệu của thoát vị bẹn khi bé khóc, ho hoặc làm việc gì đó khó khăn khiến phần cơ căng ra.
Thoát vị rốn sẽ phình ra trên bụng của bé.
Thoát vị bẹn thường xuất hiện như một khối phình ở háng. Nếu bé là trai, mẹ có thể thấy thoát vị bẹn sưng trong bìu của bé khi bé gặp đi vệ sinh, hoặc khóc. Khối phình có khả năng phình ra từ 5mm đến 10mm so với phần còn lại của da.
Thoát vị rốn không giống như bé có rốn lồi. Rốn lồi là một vết sưng nhỏ chính xác nơi rốn của bé. Hơn 90 % trẻ sơ sinh bị lồi rốn và điều này không liên quan tới tình trạng thoát vị.
Cách điều trị thoát vị ở trẻ
Thoát vị rốn thường không cần phải điều trị, chỉ cần đợi khi bé lớn lên và cơ bắp chắc khỏe tình trạng này sẽ biến mất. Thậm chí bé không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy con đang có vấn đề sức khỏe.
Trẻ dưới một tuổi có nguy cơ bị thoát vị rốn cao. Trong một vài trường hợp trẻ thoát vị rốn kéo dài sau năm tuổi hoặc lâu hơn.
Nếu trẻ chỉ thoát vị rốn trong thời gian ngắn bác sĩ sẽ tự điều chỉnh để các bộ phận vào đúng vị trí. Nhưng mẹ không nên tự ý làm điều này.
Bác sĩ sẽ chỉ đề nghị phẫu thuật để điều trị thoát vị rốn trong các trường hợp nặng:
- Khối u không tự biến mất khi bé lớn lên
- Khối u quá to
- Ruột của bé bị kẹt và vắt vào khoảng trống trong cơ bắp của bé (thoát vị lạ).
Thoát vị lạ là một trường hợp khẩn cấp và mẹ nên đưa bé đến thẳng bác sĩ. Các dấu hiệu của thoát vị lạ bao gồm:
- Khối u thoát vị trở nên cứng và không xẹp hoặc mềm khi bé ngừng khóc.
- Khối u thoát vị bắt đầu thay đổi màu sắc.
- Khối u thoát vị gây đau đớn cho bé nếu mẹ chạm vào nó.
- Bé nôn ra chất màu xanh, nôn ra mật hoặc nhìn chung là bé không khỏe.
Các bác sĩ thường điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật. Ruột dễ bị mắc kẹt ở thoát vị bẹn hơn là thoát vị rốn. Điều này làm tăng nguy cơ thoát vị lạ xảy ra.
Vì lý do này, bác sĩ có thể khuyến nghị làm một thủ thuật nhỏ để đóng lỗ thoát vị trên cơ của bé. Bé thậm chí có thể được thực hiện thủ thuật này trước khi mẹ rời khỏi phòng thai sản.
Cách điều trị duy nhất cho thoát vị bẹn là phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thuật bằng cách cắt một vết nhỏ ở háng của bé. Phẫu thuật này cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị nội soi (phẫu thuật lỗ khóa).
Phương pháp phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tuổi và kích thước của bé, và quyết định của bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật đẩy ruột trở lại vị trí thông qua khoảng trống và khâu các cơ đóng lại. Khi chỉ phẫu thuật tan, vết mổ sẽ liền lại.
Phẫu thuật chữa thoát vị bẹn là một phẫu thuật đơn giản, bé có thể về nhà sau khi hết thuốc gây mê.
Bé có thể cần dùng thuốc giảm đau trong vài ngày sau khi về nhà. Mẹ không cần lo lắng quá vì em bé sẽ nhanh chóng hồi phục. Mẹ có thể cho bé uống đúng liều paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để bé thoải mái hơn.
Nếu bé bị thoát vị bẹn ở một bên, có khả năng sau này bé sẽ xuất hiện thoát vị ở bên còn lại.
Một số bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra xem bé có nguy cơ bị thoát vị ở phía bên kia cơ thể hay không trong khi tiến hành phẫu thuật. Nếu bé được phẫu thuật lỗ khóa, các bác sĩ sẽ kiểm tra phía bên kia cơ thể của bé dễ dàng hơn.
Nhiều bác sĩ phẫu thuật lại cho rằng việc kiểm tra thoát vị bẹn ở phía còn lại là không phù hợp. Mẹ nên bàn bạc với bác sĩ trước xem có nên kiểm tra trong khi phẫu thuật hay không. Dù sao đây cũng là phương pháp gây tranh cãi.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo