Đừng coi thường hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh sẽ nguy hiểm nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân chỉ số đường huyết của trẻ sơ sinh thấp, dấu hiệu hạ đường huyết và phương pháp điều trị hạ đường huyết cho trẻ sơ sinh mời ba mẹ theo dõi bài viết sau!

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường trong máu thấp (đường huyết thấp). Lượng đường trong máu của bé được điều chỉnh bởi hormone insulin của bé. Insulin giúp cơ thể em bé tích trữ và giải phóng đường khi cần.

Nếu các cơ quan đều hoạt động tốt, nội tiết tố của bé sẽ giữ cho lượng đường trong máu của bé cân bằng. Khi mất cân bằng, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Trong bụng mẹ, bé được cung cấp glucose qua nhau thai. Sau khi sinh, lượng đường trong máu của bé sẽ giảm. Đây là một điều bình thường để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ (dạ con). 

Khi bé ăn, lượng đường trong cơ thể bé sẽ tăng. Vì vậy, việc quan trọng là mẹ phải cho bé ăn ba đến sáu giờ đầu sau khi bé chào đời và cho bé ăn thường xuyên.

24h đầu tiên – Cho trẻ sơ sinh mới chào đời bú thế nào là đúng?

Khi bé vừa mới bú thì lượng đường sẽ tăng sau đó giảm xuống từ từ cho đến lần bú tiếp theo. Việc giữ được lượng đường ổn định trong máu là điều không dễ dàng.

Hầu hết các em bé khỏe mạnh đều dễ dàng thích ứng với sự thay đổi bất bình thường của lượng đường trong máu. Nếu mẹ cho bé ăn bất cứ khi nào bé muốn, bé sẽ hấp thu lượng sữa cần thiết để đảm bảo lượng đường vẫn cân bằng. 

Một số bé dễ bị hạ đường huyết hơn, bao gồm cả những bé sinh có mẹ bị tiểu đường. Cơ thể những trẻ này sản sinh ra quá nhiều insulin khi con được sinh ra, khiến trẻ dễ bị hạ đường huyết. 

Bé cũng dễ bị hạ đường huyết nếu:

Cách phát hiện trẻ bị hạ đường huyết?

Nếu đây là lần đầu làm mẹ thì thật khó để biết điều gì là bình thường đối với bé và hầu hết trẻ sơ sinh không có biểu hiện hạ đường huyết.

Các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp thường rất khó nhận thấy. Bé thường tỏ ra cáu kỉnh, hoặc không tỉnh táo và yếu ớt. 

Rất khó để phát hiện trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết

Rất khó để phát hiện trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết

Cách chính xác nhất để chẩn đoán hạ đường huyết là xét nghiệm máu trong vòng 24 giờ đầu tiên khi bé sinh ra. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đưa bé đi xét nghiệm nếu bác sĩ nghi ngờ bé có khả năng bị hạ đường huyết.

Nữ hộ sinh sẽ lấy máu từ gót chân bé. Việc lấy máu sẽ diễn ra rất nhanh và sẽ không làm bé quá khó chịu. Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu của bé ngay tại phòng bệnh hoặc trong phòng thí nghiệm của bệnh viện.

Mặc dù theo nguyên tắc chung nhưng mỗi bệnh viện lại có những quy định riêng trong việc xét nghiệm. Tại một số bệnh viện, các xét nghiệm máu này thường xuyên được dùng cho các em bé được cho là có nguy cơ hạ đường huyết. 

Tuy nhiên, các bác sĩ không phải lúc nào cũng đồng ý về mức đường huyết an toàn ở trẻ sơ sinh.

Quá nhiều xét nghiệm chỉ khiến phụ huynh lo lắng và cũng có thể khiến việc gắn kết và cho con bú trở nên khó khăn hơn. Các nhân viên y tế phải cân nhắc việc không xét nghiệm máu cho bé và nguy cơ không kịp phát hiện vấn đề của trẻ.

Mẹ hãy theo dõi bé để đề phòng con bị chứng hạ đường huyết nếu bé chưa được xét nghiệm máu. Mẹ có thể nhờ nữ hộ sinh kiểm tra cho bé. Nhưng mẹ cũng nên lắng nghe bản năng của một người mẹ. Thậm chí ngay cả khi đó không phải là hạ đường huyết, bé cũng có thể bị bệnh vì một số lý do khác.

Lượng đường trong máu thấp và không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bé có thể bị ngất xỉu, da bé chuyển sang màu xanh tái và khó thở. Đây là những dấu hiệu cho thấy điều gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra và mẹ cần gọi xe cứu thương.

Phương pháp điều trị hạ đường huyết 

Các phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào thời điểm bé được sinh ra và sức khỏe của bé sau khi sinh. Nếu bé được sinh ra đủ tháng hoặc gần đủ tháng và trông có vẻ khỏe mạnh, mẹ hãy cho bé ăn thường xuyên để giúp bé phục hồi đường huyết.

Sữa mẹ là tốt nhất để điều chỉnh lượng đường trong máu của bé, vì vậy hộ lý sẽ hỗ trợ mẹ cho con bú ngay. Mẹ nên cho bé ăn ít nhất ba giờ một lần để giúp lượng đường trong máu của bé tăng lên.

Phương pháp giữ cho bé gần mẹ tốt nhất là da kề da trên ngực của mẹ. Điều này sẽ khuyến khích bé bú sữa mẹ tốt hơn.

Da kề da cũng giữ ấm cho bé, giúp giảm tình trạng hạ đường huyết. Để trẻ bị lạnh cũng làm hạ đường huyết nhanh hơn, vì vậy nữ hộ sinh sẽ cho bé đội mũ để giữ ấm. 

Nếu bé cảm thấy khó khăn trong việc bú mẹ, mẹ vẫn có thể cho bé ăn sữa mẹ. Các y tá sẽ khuyến khích mẹ vắt sữa sau đó mẹ hoặc y tá có thể cho bé bú từ bình hoặc cốc.

Sữa mẹ vắt ra là tốt nhất, nhưng nếu mẹ không thể vắt sữa, mẹ cũng không nên tự dằn vặt. Các y tá sẽ thực hiện cách khác để tăng lượng đường huyết cho bé, có thể là cho bé ăn sữa công thức.

Nếu bé đang bú sữa mẹ, nhưng lượng đường của bé vẫn hơi thấp, bác sĩ sẽ thảo luận với mẹ việc cho bé uống bổ sung sữa công thức.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sẽ cải thiện trong vòng một hoặc hai ngày và lượng đường huyết của bé sẽ dần dần ổn hơn.

Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có khả năng cần phải chuyển đến một đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc chăm sóc đặc biệt để điều trị bằng glucose. Có ba cách chính để cung cấp glucose:

  • Phương pháp tốt nhất đối với trẻ sơ sinh là đặt gel glucose vào miệng của bé.
  • Truyền các giọt glucose nhỏ giọt vào tĩnh mạch của bé
  • Thông qua một ống thông mũi, là một ống mềm, dẻo được đặt đi qua mũi của bé và vào bụng của bé.

Các phương pháp điều trị can thiệp sẽ làm mẹ thấy lo lắng về tình trạng của bé, nhưng mẹ yên tâm rằng bé đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ bác sĩ.

Khi lượng đường trong máu của bé đã ổn định, bé có thể bắt đầu bú và dần dần không cần phải truyền nhỏ giọt hay sử dụng ống cho ăn nữa. 

Trong một số trường hợp rất hiếm, hạ đường huyết vẫn không cải thiện khi được điều trị bởi vì trẻ bị hạ đường huyết do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra. Bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm càng sớm càng tốt để xác nhận xem bé có đang bị tình trạng như vậy không.

Bé có thể cần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU). Đây là phòng chăm sóc tốt nhất  cho bé trong khi các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây hạ đường huyết kéo dài ở trẻ.

Sữa mẹ có giúp tăng lượng đường trong máu của bé hay không?

Trong những tuần trước khi sinh, cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc giảm lượng đường sau khi sinh bằng cách dự trữ glucose trong gan. Glucose dự trữ giúp bé thích ứng với sự chuyển đổi từ tử cung của mẹ ra thế giới bên ngoài. 

Lượng sữa tiết ra lần đầu của mẹ, còn gọi là sữa non, có các enzyme đặc biệt giúp gan của bé giải phóng glucose dự trữ. Trẻ sinh non đặc biệt dễ bị hạ đường huyết vì gan của trẻ không có cơ hội tích trữ glucose. Nếu bé thấy khó chịu và không bú trong một thời gian, mẹ hãy cố gắng giữ nguồn sữa để bé có thể bú lại khi bé đã sẵn sàng. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết  Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ!

Mẹ có thể duy trì dòng sữa của mẹ bằng việc vắt sữa thường xuyên. Bế con lên thật gần mẹ để tiếp xúc da kề da cũng rất tốt cho việc bú mẹ. 

Nếu mẹ cần thêm sự trợ giúp về việc cho bé bú, mẹ có thể hỏi nữ hy tá hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mẹ. Mẹ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ từ một chuyên gia cho con bú tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế địa phương.

Bé có cần ở lại bệnh viện nếu bị hạ đường huyết không?

Mẹ và bé sẽ cần ở lại bệnh viện trong khoảng 24 giờ sau khi sinh hoặc cho đến khi đội ngũ y tế chắc chắn rằng lượng đường trong máu của bé đã ổn định. Bé cần hai xét nghiệm liên tiếp cho thấy chỉ số đường trong máu của bé là hơn 2,0mmol / l. 

Nhân viên bệnh viện cũng sẽ kiểm tra xem bé ăn có tốt không, và mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên những thức ăn bé cần hay không.

Sau đó, mẹ và bé có thể về nhà. Mẹ sẽ không cần bất kỳ sự chăm sóc đặc biệt nào khi ở nhà. Mẹ chỉ cần chú ý  theo dõi bé, và gọi cho bác sĩ nếu có bất cứ điều gì làm mẹ lo lắng. Nếu thắc mắc bất cứ vấn đề nào liên quan đến hạ đường huyết của trẻ mẹ có thể gọi cho bác sĩ để nghe tư vấn.

Bị hạ đường huyết có ảnh hưởng đến bé về sau này không?

Nếu bé được điều trị đúng cách và nhanh chóng, khả năng bé bị ảnh hưởng bởi hạ đường huyết khi lớn lên là rất ít. 

Đội ngũ y tế sẽ cố gắng ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vấn đề cho bé. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân nếu bé vẫn bị hạ đường huyết khi lớn lên và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo