Những điều cần biết về trẻ sinh nhẹ cân

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường khiến ba mẹ rất lo lắng. Bài viết sau sẽ giúp ba mẹ hiểu em bé sinh nhẹ cân là như thế nào? nguyên nhân khiến trẻ sinh nhẹ cân là gì và chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân cần lưu ý gì? Mời ba mẹ cùng theo dõi!

Em bé sinh nhẹ cân 

Em bé được cho là sinh nhẹ cân nếu con nặng dưới 2,5kg khi chào đời. Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân ước tính lên đến 7% tổng số trẻ được sinh ra hàng năm.

Nếu em bé nặng dưới 1,5kg nghĩa là con có cân nặng khá thấp hoặc cực kỳ thấp. Điều này xảy ra với những em bé sinh non.

Nếu em bé sinh non, thể trạng của bé sẽ khác với những em bé tuy nhẹ cân nhưng được sinh ra trong khoảng từ 37 tuần đến 42 tuần (đủ tháng).

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sinh nhẹ cân

Có nhiều lý do khiến em bé có cân nặng khi sinh thấp. Thai kỳ của các mẹ là khác nhau. Mỗi bé lại thừa hưởng một bộ gen duy nhất. Do đó cân nặng của bé khi sinh không phản ánh các vấn đề khác của một em bé. 

Trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trẻ sơ sinh nhẹ cân

Em bé có thể sinh nhẹ cân do di truyền. Cha mẹ thấp bé dễ sinh con nhỏ. Thậm chí nếu ba mẹ khi sinh ra nhẹ cân thì con cái cũng có nguy cơ sinh nhẹ cân cao hơn. Trẻ sinh đôi cũng có cân nặng trung bình nhẹ hơn so với thai đơn vì cặp song sinh thường phát triển chậm hơn.

Em bé cũng có thể nhẹ cân khi sinh vì biến chứng xảy ra trong thai kỳ của mẹ, đặc biệt khi nhau thai bị ảnh hưởng. Khi nhau thai bị ảnh hưởng sẽ có ít oxi và ít chất dinh dưỡng để nuôi bé làm hạn chế sự phát triển của con.

Đôi khi sức khỏe tinh thần của một bà mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trầm cảm khi mang thai đã được chứng minh là có liên quan đến việc trẻ sinh nhẹ cân.

Nếu mẹ lo lắng mình đang rơi vào trầm cảm trong khi mang thai hãy báo ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ liên hệ với dịch vụ chăm sóc y tế và tâm lý để đảm bảo mẹ được hỗ trợ khi cần. Trải qua trầm cảm khi mang thai khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn, vì vậy điều quan trọng là phải có sự hỗ trợ kịp thời vì sức khỏe của cả mẹ và bé.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới em bé sinh ra nhẹ cân. Hiện tại vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Đôi khi, trẻ sinh nhẹ cân như một điều tự nhiên.

Mời ba mẹ tham khảo:

Trọng lượng khi sinh thấp ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Trọng lượng khi sinh ảnh hưởng tới các em bé theo cách khác nhau. Bé có thể phát triển mạnh sau khi sinh nếu sự tăng trưởng của con chỉ bị ảnh hưởng trong thai kỳ của mẹ.

Nhiều em bé có kích thước bình thường nhưng chỉ nhẹ hơn một chút so với cân nặng dự kiến ​​sinh với làn da hơi nhăn nheo khi sinh. Đầu của bé lớn tương xứng với cơ thể. Con cần hình thành dần cơ bắp và chất béo trong cơ thể sau khi chào đời.

Em bé sau khi được sinh ra sẽ có một quá trình tăng cân, vì vậy ngay khi bắt đầu bú em bé sinh nhẹ cân cần phải nhanh chóng tăng cân để theo kịp những trẻ khác. Cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất để trẻ hồi cân nhanh chóng.

Dòng sữa đầu tiên của mẹ rất đậm đặc, chứa protein được gọi là sữa non giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé và đáp ứng sự thèm ăn của con

Những điều sau đây có thể ảnh hưởng đến trẻ sinh ra với cân nặng khi sinh thấp:

  • Các vấn đề về hô hấp vì em bé hít phải phân su của mình khi chuyển dạ, còn được gọi là hội chứng hít phân su. Nếu em bé ra quá chậm  khi mẹ chuyển dạ thì phân đầu tiên của bé, một chất màu đen, đặc gọi là phân su có thể rơi vào nước ối. Nếu sau đó em bé hít thở sâu vì thiếu oxy, thì phân su sẽ đi vào phổi.
  • Đường huyết thấp (hạ đường huyết) vì bé không nhận đủ đường khi còn trong bụng mẹ. Điều này nghĩa là cơ thể bé đã không xây dựng các bộ dự trữ đường của mình.
  • Quá nhiều tế bào hồng cầu (đa hồng cầu). Nếu em bé không nhận đủ oxy khi còn trong bụng mẹ, cơ thể bé sẽ bù lại bằng cách tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Lúc này, em bé sinh ra trông đỏ, nhịp tim tăng nhanh và hơi chậm chạp.
  • Khó giữ ấm vì cơ thể bé không hình thành lớp mỡ, khiến khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Nếu cân nặng của em bé thấp hơn dự kiến ​​trong suốt thai kỳ, bé cần thêm sự trợ giúp y tế lâu dài để phát triển khỏe mạnh. Trẻ sẽ phát triển chậm hơn trong thai kỳ chứ không tăng cân đều như các em bé khác. Vì vậy mẹ và bác sĩ cần hết sức chú ý.

Trong trường hợp này, tốc độ tăng trưởng chậm của em bé có thể là do nhiễm trùng hoặc bệnh ảnh hưởng đến nhau thai hoặc do một tình trạng di truyền. Nếu em bé được sinh ra sớm, con cần phải đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) để điều trị và theo dõi. 

Đội ngũ y tế chăm sóc bé sẽ điều trị tốt nhất cho con nếu có thẻ tìm ra nguyên nhân khiến bé có cân nặng khi sinh thấp. Đội ngũ y tế có thể tiến hành:

  • Kiểm tra nhau thai để tìm dấu hiệu nhiễm trùng và tìm kiếm các mạch đã bị tổn thương do tắc nghẽn hoặc rách ra.
  • Nhìn vào ghi chú thai sản và nói chuyện với mẹ về sức khỏe và việc mang thai của mẹ đã diễn ra như thế nào. Đội ngũ y tế có thể yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu và nước tiểu để xem liệu có dấu hiệu nhiễm virus hay vi khuẩn chẳng hạn như cytomegalovirus (CMV) hay không.
  • Hỏi về lịch sử gia đình, để xem liệu có bất kỳ yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của em bé hay không.

Cân nặng khi sinh sẽ ảnh hưởng đến con khi bé lớn hơn không?

Không thể nói trước được rằng cân nặng khi sinh thấp sẽ ảnh hưởng đến thành tích ở trường, sức khỏe và tính cách của trẻ trong tương lai hay không.

Những ảnh hưởng đối với trẻ sau này phần lớn phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi trẻ, bao gồm cân nặng khi sinh của bé, thời điểm bé chào đời, nguyên nhân dẫn đến cân nặng khi sinh thấp và thời gian xảy ra trong thai kỳ.

Các nhà nghiên cứu khó đo lường sự phát triển của trẻ em trong một thời gian dài, vì có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động vào sự phát triển của trẻ. Ví dụ chế độ ăn uống lành mạnh và hoàn cảnh gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con.

Tùy thuộc vào tất cả các yếu tố này, em bé có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được một số mốc phát triển liên quan đến sự phối hợp thể chất, sức khỏe và kỹ năng tư duy. 

Nên cho bé bú sữa mẹ để bé có cơ hội tốt nhất để theo kịp các mốc phát triển quan trọng của bé. Tăng cân đều đặn sau khi sinh tốt hơn so với tăng cân nhanh chóng. Sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cân ở mức khỏe mạnh. 

Sữa công thức có thể giúp bé tăng cân nhanh. Tuy nhiên, về lâu dài tăng cân nhanh có thể không tốt. Tăng cân một cách nhanh chóng dễ gây ra các vấn đề sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Mẹ cũng không cần cho bé uống sữa công thức nhiều calo, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

Khi con lớn hơn, mẹ hãy chú ý đến việc tăng cân của con. Mong muốn con tăng cân là việc hoàn toàn tự nhiên nếu bé từ nhỏ đã gầy yếu. Tăng cân đều đặn, phù hợp với khỏe trẻ em cá nhân của bé được hướng dẫn trong sổ khám sức khỏe là tốt nhất.

Một chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe có thể giúp bé phát triển ổn định. Mẹ cũng có thể sử dụng nhiều cách an toàn để giúp con tăng cân lành mạnh.

Liệu em bé tiếp theo của mẹ có nguy cơ cân nặng thấp không?

Có khả năng em bé tiếp theo của mẹ cũng có cân nặng khi sinh thấp. Tuy nhiên việc cân nặng khi sinh thấp không phải lúc nào cũng do di truyền trong gia đình.

Trong lần mang thai tiếp theo mẹ sẽ được chăm sóc và theo dõi thêm để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến em bé nhẹ cân trước đây và sức khỏe chung của mẹ, bác sĩ sản khoa có thể khuyên mẹ nên dùng aspirin hàng ngày. Bác sĩ sẽ giúp mẹ cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc dùng thuốc trong khi mẹ chuẩn bị mang thai.

Mẹ cũng được kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi trong lần mang thai sau. Trong đó, bác sĩ sẽ siêu âm Doppler để kiểm tra lưu lượng máu từ nhau thai đến em bé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo