Táo bón ở trẻ sơ sinh

đăng bởi

Nếu em bé nhà bạn bị căng thẳng khi đi đại tiện, điều đó không nhất thiết có nghĩa là con bị táo bón.

Chẳng bao lâu, bạn sẽ nhận ra những cái nhăn mặt và càu nhàu đặc biệt của bé khi con đang cố gắng đào thải chất cặn bã từ thức ăn. Bạn cũng sẽ trở nên dần quen thuộc với những gì trông bình thường hay bất thường trong chiếc tã lót của trẻ.

 

 

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuyên sẽ cáu kỉnh, không thoải mái trước khi đi đại tiện

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuyên sẽ cáu kỉnh, không thoải mái trước khi đi đại tiện

Khi nói đến vấn đề đại tiện của bé, thường không có số lượng hoặc khung thời gian cụ thể.

Tương tự như người lớn, hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng khác nhau và phân của bé cũng có thể thay đổi kết cấu từ ngày này sang ngày khác.

Nếu cha mẹ lo lắng con mình có thể bị táo bón, hãy xem những dấu hiệu sau nhé:

  • Con khóc và không thoải mái, có vẻ cáu kỉnh hoặc bị đau trước khi đại tiện
  • Phân trẻ sơ sinh có dạng viên khô, cứng, khó rặn
  • Đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần. Nếu trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn thì đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần không phải dấu hiệu đáng lo lắng
  • Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào

Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng phân quá lỏng cũng có thể là dấu hiệu của táo bón do phân mới có thể rò rỉ qua phần phân cứng. Nếu ba mẹ thấy điều này, đừng cho rằng đó là tiêu chảy bởi nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh táo bón đấy.

 

 

Nguyên nhân gây táo bón?

Có một số lý do có thể khiến trẻ bị táo bón:

Sữa bột

Trẻ được nuôi bằng sữa bột có thể dễ bị táo bón hơn vì sữa bột có thể khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón do sữa mẹ được bé tiêu hóa trọn vẹn nên đôi khi chất thải ra chỉ là nước tiểu. Bé mất nhiều thời gian hơn để tạo chất thải rắn như phân.

Ăn dặm

Bé 6 tháng mới ăn dặm bị táo bón là hoàn toàn phổ biến nếu không được bổ sung đủ chất xơ

Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị bón?

Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, vì cơ thể bé chưa thể quen với việc tiêu hóa các loại đồ ăn mới. Các thực phẩm ít chất xơ và chất lỏng cũng góp phần gây ra táo bón.

Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nên bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

 

 

Thiếu nước

Con yêu có thể không chịu uống sữa vì đang mọc răng, bị tưa miệng, viêm họng, cảm lạnh hoặc viêm tai giữa. Những em bé lớn hơn thì có thể không uống đủ sữa hoặc nước với thức ăn đặc.

Dù lý do là gì, nếu trẻ không hấp thu đủ chất lỏng, con sẽ bị thiếu nước. Điều này vô tình khiến kết cấu của phân bé trở nên khô và rắn hơn khiến bé gặp khó khăn khi đi tiêu.

Bé bị bệnh hay do các vấn đề sức khỏe

Đôi khi, táo bón có thể là triệu chứng của dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm, hay vấn đề về cách cơ thể trẻ hấp thụ thức ăn, còn được gọi là rối loạn chuyển hóa.

Rất hiếm khi táo bón ở trẻ sơ sinh là do bẩm sinh. Tuy nhiên chúng có thể bao gồm bệnh Hirschsprung (sự bất thường của thần kinh đại tràng), hậu môn phát triển không bình thường hoặc dị dạng tuỷ sống.

Làm thế nào để điều trị táo bón cho trẻ?

Nhiều ba mẹ băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị táo bón làm sao để con mau khỏi. Tốt hơn hết, ba mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ hoặc kiểm tra với chuyên gia sức khỏe trước khi thử bất cứ điều gì để giảm bớt sự khó chịu của con.

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày cần phải được khám để điều trị sớm

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày cần phải được khám để điều trị sớm

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà mà bác sĩ có thể gợi ý:

  • Nhẹ nhàng di chuyển chân của con theo chuyển động đạp xe để giúp phân cứng đi xuống dọc theo ruột của bé.
  • Nếu em bé nhà bạn đang uống sữa bột, cha mẹ nên chắc chắn rằng mình đang pha đúng và đủ theo hướng dẫn sử dụng. Quá nhiều bột có thể làm trẻ mất nước, gây ra táo bón. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyên ba mẹ nên thử một loại sữa bột khác đấy.
  • Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, hãy cho con uống nhiều nước hoặc nước trái cây pha loãng. Nên có nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn của bé. Xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ các loại hoa quả như táo, mơ, việt quất, nho, lê, mận, quả mâm xôi và dâu tây là một biện pháp bổ sung chất xơ rất hiệu quả nhé. Các mẹ cũng có thể thêm một lượng nhỏ ngũ cốc giàu chất xơ vào ngũ cốc ăn sáng thông thường của bé.

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà này không hiệu quả và bệnh táo bón của bé trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh chính là thuốc nhuận tràng, chẳng hạn như Macrogol hoặc Lactulose.

Cha mẹ hãy cố gắng đừng quá lo lắng nếu con nhỏ bị táo bón. Nó có khả năng xảy ra thường xuyên, đặc biệt nếu bé được nuôi bằng sữa bột hoặc khi con bắt đầu ăn dặm.

Với sự quan tâm chăm sóc của bạn và những biện pháp điều trị thích hợp, theo thời gian bé sẽ sớm ổn định và đi đại tiện dễ dàng hơn.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo