Rất nhiều bố mẹ sợ hãi, hay thậm chí là ám ảnh khi nghe thấy tiếng khóc của con. Chắc chắn tình trạng này sẽ chấm dứt khi bố mẹ hiểu được rằng tiếng khóc là cách giao tiếp của con và mỗi tiếng khóc đều có một nguyên nhân nhất định.
Con có thể khóc vì bị đau, bị buồn ngủ, hay thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là con khóc do đói bụng hoặc cảm thấy khó chịu ở bụng.
Nếu biết rõ về nguyên nhân con khóc, cách dỗ con và các vấn đề về bụng thường gặp ở trẻ sơ sinh thì bố mẹ sẽ dễ dàng xử lý khi con khóc và con cũng không phải mất quá nhiều sức khỏe cho việc khóc lóc hàng ngày nữa.
Hiểu về tiếng khóc của trẻ sẽ giúp bố mẹ biết cách dỗ dành con và bớt lo âu mỗi khi nghe thấy tiếng con khóc.
Vậy làm cách nào để bố mẹ biết được những điều này? Hãy cùng tìm hiểu với POH trong bài viết này nhé!
Đau bụng và khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc và cách dỗ
Mẹ có thể giải mã nguyên nhân con khóc dựa vào việc quan sát biểu hiện và lắng nghe tiếng khóc của trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn với tiếng khóc to thì rất có thể con đang bị đau ở đâu đó. Mẹ nên kiểm tra xem con có bị vật gì đè vào người không, con có bị côn trùng cắn không hoặc liệu có sợi chỉ hay sợi tóc nào quấn vào ngón tay, ngón chân của trẻ hay không.
Khi trẻ sơ sinh gào khóc, tiếng khóc có thể đan xen cả những tiếng cười thì có nghĩa là con đang phải chịu quá nhiều tác động từ môi trường khiến trí não của con bị kích thích quá mức.
Lúc này mẹ nên tách bé ra khỏi kích thích đang có và dỗ dành bé nhẹ nhàng để con bình tĩnh trở lại.
Trẻ cũng có thể khóc vì lo âu, sợ hãi khi phải tiếp xúc với một môi trường xa lạ.
Trường hợp trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng hoặc chỉ khóc ê, ngắt quãng kèm theo các biểu hiện như dụi mắt, kéo tai, dụi mắt thì có thể con đang buồn ngủ hoặc chưa được ngủ đủ giấc.
Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày, liên tục trong nhiều giờ và lặp đi lặp lại nhiều ngày mà không có vấn đề sức khỏe nào thì rất có thể bé đang mắc hội chứng Colic, dân gian gọi là khóc dạ đề.
Ngoài ra trẻ sơ sinh còn có thể khóc đêm rất nhiều, mời ba mẹ đọc tiếp Lý giải trẻ sơ sinh khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để có phương án xử lý khi con khóc đêm nhé!
Làm gì khi trẻ khóc không rõ nguyên nhân?
Trẻ khóc đêm và tỉnh giấc khi đang ngủ có thể do tã bẩn, con bị giật mình hoặc đói, mẹ có thể dễ dàng đưa con vào giấc ngủ trở lại nếu đáp ứng được các nhu cầu này của trẻ.
Còn nếu như trẻ quấy khóc khó ngủ tiếp tục thì rất có thể con đang bị đầy hơi, khó chịu trong bụng hoặc cảm thấy bất an.
Khi đó mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ nếu sau khi ăn trước khi đi ngủ con chưa được ợ hơi hoặc dùng các phương pháp trấn an trẻ như quấn cho con hay sử dụng tiếng ồn trắng.
Bé có thể dễ dàng ngủ trở lại sau khi tỉnh giấc khóc đêm khi được đáp ứng đúng nhu cầu.
Nếu mẹ nghĩ trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân - khóc dạ đề thì mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp trấn an như trên, thêm vào đó mẹ có thể dỗ dành trẻ nhẹ nhàng để con cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi nào trẻ hết quấy khóc không rõ nguyên nhân? Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân (khóc dạ đề) không phải là một loại bệnh và không gây hại cho sức khỏe của bé và có thể kéo dài từ 3-4 tháng.
Mời bố mẹ đọc bài viết Trẻ sơ sinh không chịu ngủ quấy khóc phải làm sao? để biết thêm nhiều cách xử lý khi con quấy khóc, không chịu ngủ.
Hội chứng colic - khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Nhiều bố mẹ vẫn chưa biết khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì nên thường có tâm lý lo sợ hay thậm chí là stress khi trẻ khóc mà không rõ lý do. Khóc dạ đề là tên dân gian thường gọi hội chứng colic ở trẻ em.
Hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là tình trạng một em bé khỏe mạnh khóc quá nhiều, không có lý do rõ ràng vào một thời điểm nhất định trong 3 tiếng liên tục vào ít nhất 3 ngày trong tuần.
Thông thường trẻ hay khóc lúc chập tối hoặc buổi tối với tiếng khóc rất to, liên tục và không thể nín dù đã được bố mẹ áp dụng đủ biện pháp để dỗ dành.
Trẻ khóc dạ đề sẽ khóc liên tục và không thể dỗ dành.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hội chứng này, các chuyên gia cho rằng một số giả thiết như trẻ khó chịu trong bụng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hay con bị kích thích quá mức có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc như vậy.
Dân gian thường có các mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cực hiệu nghiệm, mẹ có thể tham khảo và áp dụng thử cho trẻ nếu các biện pháp đó an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con.
Để biết rõ hơn về hội chứng này, mời mẹ đọc trong bài viết Hội chứng colic - khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Đối phó với tình trạng đau bụng, khóc dạ đề ở trẻ
Trẻ sơ sinh khóc chập tối hoặc buổi tối là điều bố mẹ nuôi con nhỏ sợ nhất vì vào thời điểm cuối ngày, cả bố và mẹ đều rất mệt mỏi sau một ngày dài chăm sóc trẻ.
Nếu con khóc dạ đề, hiện tượng này có thể kéo dài đến vài tháng khiến bố mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái stress.
Vì thế nhiều gia đình áp dụng cách chữa khóc dạ đề dân gian với mong muốn xoa dịu những cơn quấy khóc của trẻ. Một số cách thường được các mẹ áp dụng là đốt vía, đặt dao kéo ở đầu giường hay thắp hương mong tổ tiên phù hộ.
Nhiều mẹ rơi vào trạng thái stress nặng khi con khóc quá nhiều.
Phương pháp chữa khóc dạ đề bằng lá trầu không cũng được các mẹ đánh giá là tương đối hiệu quả.
Mẹ có thể áp dụng bằng cách hơ ấm lá trầu sạch rồi áp vào bụng con rồi bế con lên, áp bụng con vào người mẹ và dỗ dành con. Mẹ nên lưu ý không nên hơ lá quá nóng, dễ khiến con bị bỏng rát, khó chịu.
Nhiều mẹ lại chọn cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm khi con khóc dạ đề. Tuy nhiên khi con đang khóc to và khó chịu, mẹ sẽ rất vất vả khi vừa tắm cho con vừa giữ trẻ.
Nếu thấy con phản ứng dữ dội khi được mẹ tắm, mẹ nên dừng lại để con bình tĩnh chứ không nên cố tắm cho trẻ.
Một số cách xử lý khác khi con khóc dạ đề được POH thông tin đến mẹ trong bài viết Đối phó với tình trạng đau bụng, khóc dạ đề ở trẻ, mời mẹ đọc thêm nhé!
Cách xoa dịu trẻ sơ sinh khóc
Ngoài những cơn khóc dạ đề không có lý do thì trẻ thường khóc bởi vài nguyên nhân chính như khó chịu vì tã bẩn, đói bụng, muốn đi ngủ, đầy hơi chướng bụng, mệt mỏi hoặc bị đau...
Nếu không nhận biết được nhu cầu của con qua tiếng khóc, mẹ có thể kiểm tra lần lượt những nguyên nhân này.
Đầu tiên mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần con bú sữa để hạn chế tối đa tình trạng con khóc do chướng bụng, đầy hơi khó chịu. Vỗ ợ hơi cũng giúp giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược ở trẻ. Tiếng khóc do đầy hơi, chướng bụng thường xuất hiện ngay sau khi ăn xong, nghe chói tai (ở tông giọng cao), cường độ cao. Ngoài ra bé có thể co đầu gối đến ngực, ưỡn lưng...
Để tìm hiểu nguyên nhân khiến con khóc, đầu tiên mẹ nên kiểm tra tã và thay tã cho trẻ nếu tã bẩn.
Mẹ có thể thay kiểm tra tã cho con, có thể bé đã ị hoặc tràn bỉm gây khó chịu. Việc thay bỉm khiến bé thoải mái và ngừng khóc.
Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn nếu con khóc khi gần đến cữ ăn tiếp theo vì rất có thể con đang cảm thấy đói bụng. Tiếng khóc khi đói thường lặp đi, lặp lại, to và càng lúc càng to nếu chưa được đáp ứng. Ngoài ra, tay bé có thể quơ, cào khắp mọi nơi. Đầu bé sẽ quay bên nọ, bên kia để tìm vú mẹ nếu đưa một ngón tay vào gần miệng bé, bé há ra và mút hoặc nếu bé rúc tìm vú khi được bế thì chứng tỏ bé đang đói.
Mẹ có thể cho con đi ngủ nếu con đã thức được một khoảng thời gian đủ lâu để buồn ngủ. Tiếng khóc lúc này giống như bé đang cáu kỉnh, âm thanh không cao, dừng lại rồi tiếp tục rồi lại dừng. Mẹ có thể dỗ bé nín khóc nhưng sau đó bé lại khóc tiếp nếu chưa ngủ được.
Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp phỏng đoán và đôi khi không chính xác với nhu cầu của con. Để phán đoán tốt nhất và hạn chế tiếng khóc, mẹ nên đưa bé về lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi. Khi có một lịch sinh hoạt cụ thể, bé sẽ hiểu được tiếp theo mình sẽ làm gì, bé cảm thấy tự tin và thoải mái. Mẹ cũng dễ dàng đoán được tín hiệu khóc của con.
Mời bố mẹ đọc thêm bài viết Cách xoa dịu trẻ sơ sinh khóc để hiểu hơn về các nguyên nhân khiến con khóc cũng như cách xử lý hiệu quả theo từng nguyên nhân.
Các ông bố nên làm gì để dỗ con khóc?
Nhiều trường hợp con khóc mẹ không dỗ được nhưng khi được đưa sang tay bố thì con lại nhanh chóng bình tĩnh và ngoan ngoãn hơn.
Điều này thật khó giải thích nhưng nhiều mẹ cho rằng có thể trẻ thích làm nũng, tạo sự chú ý với mẹ hơn nên khóc nhiều hơn khi mẹ dỗ dành.
Cách dỗ trẻ con nín khóc của các ông bố có thể sẽ hơi khác thường, vụng về và ngốc nghếch trong mắt của các mẹ nhưng lại nhận được sự yêu thích của em bé mỗi khi bố biến thành chú hề, bố ngân nga hát lạc tông hay bố dỗ con bằng cách nhún nhảy theo điệu nhạc...
Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm tốt nhất là tạo cho trẻ một môi trường ngủ thật thoải mái, an toàn.
Nhưng các bố cũng không có cách dỗ trẻ sơ sinh quấy khóc dạ đề. Những lúc như vậy, bố mẹ chỉ có thể xoa dịu con hết mức có thể để con không bị kích thích thêm và chờ cho giông bão qua đi mà thôi.
Dù dỗ trẻ khóc hờn theo cách nào, bố cũng không nên biểu lộ sự hoảng hốt, hoang mang. Khi đối diện với con bố nên bình thản và vui vẻ vì con có thể cảm nhận được. Tâm trạng của con có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của bố.
Mời các bố tìm hiểu thêm các cách dỗ con hiệu quả trong bài viết Các ông bố nên làm gì để dỗ con khóc?
Ti giả trấn an giấc ngủ của con
Trẻ sơ sinh có nên ngậm núm giả là băn khoăn của rất nhiều mẹ khi nuôi con nhỏ. Hiện nay có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả được các chuyên gia cho là phương pháp trấn an và xoa dịu bé rất hiệu quả tương tự như hành động mút tay của trẻ.
Trẻ thường sẽ tự bỏ dần núm ti giả khi đã biết đi và con có thể tìm ra các cách khác nhau để tự trấn an bản thân.
Và cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả nhiều sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm hay bệnh viêm tai giữa của trẻ.
Ngậm núm ti khi ngủ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Núm ty cho bé sơ sinh có nhiều kích thước và cấu tạo hình dạng khác nhau, tùy vào điều kiện của gia đình và nhu cầu của trẻ, mẹ có thể chọn lựa núm ty phù hợp với con.
Khi lựa chọn mẹ nên chú ý chọn núm ty của các nhà sản xuất uy tín và làm từ nhựa không chứa BPA nhé.
Vậy có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ hay không? Các chuyên gia cho rằng trẻ ngậm ti giả có khả năng giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS. Tuy nhiên nếu cho con dùng ti giả, mẹ cần chú ý đến việc giữ vệ sinh núm ty để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết Ti giả cho trẻ sơ sinh và Trẻ bị vẩu, viêm tai, lẫn lộn núm vú khi dùng ti giả?
Matxa cho trẻ khóc dạ đề
Massage cho trẻ trước khi đi ngủ là một bước thường được các bố mẹ áp dụng khi thực hiện trình tự ngủ (bedtime routine) cho trẻ để giúp con cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Đây cũng là một cách xoa dịu và dỗ dành con rất hiệu quả khi trẻ khóc dạ đề.
Nên dùng gì để mát xa cho trẻ sơ sinh? Mẹ có thể dùng các loại dầu massage dành cho em bé hoặc kem dưỡng da của trẻ để mát xa cho con.
Trước khi sử dụng, mẹ nên thử bôi một ít dầu vào tay bé để xem con có bị dị ứng không rồi mới tiếp tục dùng. Nếu bé có cơ địa dị ứng, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại dầu mát xa phù hợp cho con.
Ba mẹ mát xa cho bé không chỉ tốt cho sức khỏe của con mà còn giúp tình cảm gia đình được gắn kết bền chặt hơn.
Mẹ có thể massage toàn thân cho bé nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, mẹ lưu ý nên cắt móng tay và tháo trang sức trên tay trước khi massage để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
Ngoài ra mẹ nên chú ý vài điều khi massage một số bộ phận quan trọng trên cơ thể con.
Đối với việc massage đầu cho bé, mẹ chỉ nên massage nhẹ nhàng khi gội đầu cho con chứ không nên massage quá nhiều. Mẹ cũng cần chú ý tránh va chạm vào vùng thóp của con vì bộ phận quan trọng này rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Khi massage chân cho bé, mẹ nên massage nhẹ nhàng từ trên đùi xuống các ngón chân. Tuyệt đối không tác động lực quá mạnh hoặc cố tình nắn chỉnh chân cho trẻ vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển khung xương của trẻ.
Động tác massage lưng được thực hiện khi bé nằm sấp, vì thế mẹ cần chú ý không massage lưng khi con vừa ăn no hoặc con đang bị khó thở. Khi massage nên chú ý đến đầu trẻ, không để trẻ gục mặt xuống đệm để tránh trường hợp con bị khó thở.
Cách massage giúp xoa dịu trẻ khi con quấy khóc không rõ nguyên nhân như thế nào, mời bố mẹ đọc trong bài viết Matxa cho trẻ khóc dạ đề nhé!
Các vấn đề về bụng ở trẻ sơ sinh
Các vấn đề ảnh hưởng dạ dày của trẻ sơ sinh
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi xảy ra rất thường xuyên do khi bú mẹ hoặc bú bình, con vô tình nuốt phải nhiều không khí xuống bụng. Vì thế các chuyên gia khuyên mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần ăn hoặc đổi bên ngực để giúp con hạn chế khó chịu do đầy hơi gây ra.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò cũng là một nguyên nhân khiến trẻ gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày như đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy...
Vậy nên tốt nhất mẹ không nên cho bé uống sữa bò tươi hoặc ăn các sản phẩm làm từ sữa bò tươi cho đến khi bé được 1 tuổi và hệ tiêu hóa của con hoàn thiện tốt hơn.
Trẻ bú bình thường dễ bị đầy hơi hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Nhiều mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bị táo bón là nguyên nhân khiến bụng con khó chiu. Nhưng trước khi mẹ áp dụng các phương pháp trị táo bón, mẹ nên biết cách xác định táo bón chính xác.
Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, rất hiếm khi bị táo bón. Con có thể vài ngày con mới có nhu cầu đi vệ sinh là hoàn toàn bình thường, đặc biệt trong tuần phát triển thể chất (growth spurt). Nếu con vẫn vui vẻ, mắt sáng ngời, tăng cân đều đặn, tràn đầy năng lượng và sự sống thì mẹ cũng không nên lo lắng vậy đâu. Mặt khác, nếu như con yếu ớt, cảm giác như bị ốm và cáu gắt thì mẹ nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám.
Hoặc con cũng có thể bị đau bụng colic ở trẻ sơ sinh khiến bụng dạ khó chịu.
Để xác định con bị đau bụng colic hay đau bụng do các nguyên nhân khác, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất chứ không nên tự ý phỏng đoán và tự ý chữa trị cho con tại nhà.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Triệu chứng bình thường và bất thường
Trẻ bị nôn trớ liên tục là tình trạng mà mẹ nào cũng phải đối mặt khi nuôi con nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ như đầy hơi, ăn quá nhiều, khó tiêu, khóc hoặc ho quá nhiều...
Mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh để đối phó tạm thời với tình trạng này, ví dụ như hạn chế cho con vừa nằm vừa ăn mà nên cho con ăn khi bế con với tư thế đầu vai cao hơn người hay không cho trẻ ăn quá nhiều trong một cữ ăn.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ quá nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa vón cục, nghĩa là sữa đang được tiêu hóa trong dạ dày thì rất có thể con đang bị trào ngược dạ dày thực quản.
Mẹ nên hạn chế tình trạng này bằng cách cho con ăn đúng đúng khớp ngậm, vỗ ợ hơi hiệu quả sau khi ăn và cho con nằm gối chống trào ngược.
Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra thật kĩ nếu con nôn trớ quá nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng ăn và lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề nôn trớ của con trong bài viết Nôn trớ ở trẻ sơ sinh_Triệu chứng bình thường và bất thường.
Táo bón ở trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ nghĩ rằng triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh là việc con chậm đi ngoài. Nhưng đây không phải là triệu chứng đầy đủ, thực tế nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì phải vài ngày con mới có nhu cầu đi ngoài một lần do sữa mẹ đã được dạ dày tiêu hóa gần hết.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh đầy đủ là con chậm đi ngoài, xì hơi thường xuyên và có mùi thối, cứng bụng, biếng ăn, khó khăn mỗi khi cố gắng đi ngoài, phân cứng hoặc vón cục...
Trẻ bú sữa công thức hoặc bú mẹ kết hợp với sữa công thức sẽ có nguy cơ dễ bị táo bón hơn do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ và việc pha sữa công thức không đúng tỉ lệ cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị táo bón.
Massage bụng nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn có nguy cơ bị táo bón và trong những trường hợp này, cách điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.
Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Mẹ nên uống đủ nước, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu chất xơ, khoáng chất có lợi để giúp bổ sung các dưỡng chất này vào sữa mẹ khi con bú, giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
Mẹ cũng có thể áp dụng vài cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả dành cho cả trẻ bú mẹ và bú sữa công thức là massage vùng bụng dưới cho trẻ hoặc cho con tập bài tập đạp xe để kích thích nhu động ruột của bé.
Nếu tình trạng trẻ bị táo bón quá nặng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ khám và dùng thuốc theo đơn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hay thụt hậu môn khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Mời mẹ đọc thêm về vấn đề này trong bài viết Táo bón ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Trẻ sơ sinh rất dễ bị đầy hơi do con nuốt phải nhiều không khí khi bú mẹ, bú bình hoặc khóc. Hệ tiêu hóa của con chưa đủ phát triển để có thể đưa không khí trong bụng ra ngoài, vì thế con sẽ rất khó chịu khi bị đầy hơi.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng dễ nhận biết nhất là trẻ thường cong lưng, co duỗi chân liên tục, nhăn mặt, bú ít hoặc bỏ bú, khóc khi được cho ăn...
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc sẽ làm tình trạng đầy hơi của con tồi tệ hơn vì khi khóc con lại nuốt thêm không khí vào bụng. Khóc nhiều cũng khiến con nhanh mệt và tăng nguy cơ nôn trớ khiến con càng khó chịu hơn.
Quấy khóc có thể khiến tình trạng đầy hơi của nặng hơn do trẻ nuốt thêm nhiều không khí.
Vậy khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao?
Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi cho con sau mỗi lần cho con ăn để giúp con tống bớt hơi trong bụng ra ngoài. Mẹ cũng có thể cùng con chơi trò đạp xe đạp hay massage bụng cho bé.
Mẹo chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bú bình rất hiệu quả là bú đúng khớp ngậm, bú trong tư thế đúng. Mẹ chỉ nên cho bé bú khi đã dốc sữa trong bình xuống che hết núm bình để hạn chế việc con mút phải không khí.
Khi cho con bú bình, mẹ cũng nên bế con hơi dốc người như tư thế bú mẹ để giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn.
Cách vỗ ợ hơi cho bé thế nào là đúng được POH gửi đến mẹ trong bài viết Hướng dẫn chi tiết 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả mời mẹ tham khảo thêm nhé!
Trẻ sơ sinh bị trào ngược
Trào ngược (hay còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản) ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa hoặc thức ăn bị đẩy từ dạ dày lên thực quản, gây ra tình trạng nôn trớ sau khi ăn, trào ngược xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Thường gặp nhất là tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi. Một số thống kê cho biết có khoảng 80% trẻ bị trào ngược trong 2 tháng đầu đời. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và có thể cải thiện dựa vào sự chăm sóc của mẹ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày là do cơ tâm vị - bộ phận giúp ngăn cản thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dễ bị nôn trớ khi ăn. Việc nuốt quá nhiều hơi khi ăn cũng làm tăng nguy cơ trào ngược ở trẻ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tần suất và mức độ trào ngược của trẻ.
Mẹ có thể giúp con cải thiện tình trạng này bằng cách không nên cho bé bú nằm, vỗ ợ hơi và bế trẻ thẳng đứng sau khi ăn, không đùa giỡn hay quấn bé quá chặt khi con vừa ăn xong.
Nếu có điều kiện, mẹ có thể mua cho bé gối chống trào ngược hoặc đơn giản là cho bé nằm với tư thế đầu và vai cao hơn thân một chút.
Mẹ cũng cần chú ý lượng sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày, không nên ép con ăn quá nhiều trong một cữ bú. Nếu mẹ lo lắng con không được nhận đủ sữa, mẹ có thể tăng số lượng cữ bú trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu của trẻ.
Đa phần hiện tượng trào ngược ở trẻ là trào ngược sinh lý không gây nguy hiểm cho trẻ, nhưng cũng có thể con bị trào ngược bệnh lý, khi đó bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để nhận biết trào ngược bệnh lý cũng như các vấn đề khác về trào ngược ở trẻ? Mời bố mẹ tìm hiểu tại bài viết Trẻ sơ sinh bị trào ngược.
Mách mẹ mẹo đối phó với triệu chứng trào ngược ở trẻ
Trào ngược sinh lý thường không gây nguy hiểm cho trẻ.. Nếu con trào ngược ít, chỉ trớ một chút sữa sau khi ăn thì mẹ không cần quá lo lắng và nên tiếp tục duy trì cách chăm sóc hiện tại.
Nhưng nếu con trào ngược nhiều khiến cơ thể không được cung cấp đủ sữa, mẹ nên áp dụng một số cách giúp con cải thiện tình trạng này.
Việc thay tã cho bé hàng ngày có thể giúp mẹ nhận biết con có nhận được đủ sữa trong ngày hay không.
Trẻ được bú đủ sữa thông thường sẽ thay 5-8 chiếc tã ướt/ngày, vì thế nếu con vẫn uống đủ sữa nhưng lại thay tã ít hơn thì rất có thể tình trạng trào ngược là nguyên nhân khiến con không nhận đủ được lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
Sử dụng gối chống trào ngược có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược của bé.
Thay đổi tư thế cho trẻ sơ sinh bú từ bú nằm sang cho con bú khi được bế dốc đầu và vai cao hơn thân là cách làm rất hữu hiệu giúp hạn chế tình trạng trào ngược ở trẻ. Mẹ cũng có thể áp dụng tư thế này đối với trẻ bú bình.
Vỗ ợ hơi đúng cách sau khi ăn sẽ giúp con đào thải được hơi trong dạ dày, giảm thiểu tình trạng trào ngược sữa sau khi ăn xong.
Mẹ có thể bế con thẳng người một lúc khi đã vỗ ợ hơi xong để giúp con tiêu hóa sữa tốt hơn, không nên đặt con nằm xuống ngay sau khi ăn.
Mời mẹ đọc bài viết Mách mẹ mẹo đối phó với triệu chứng trào ngược ở trẻ để biết thêm một số cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này nhé!
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không dễ nhận biết qua tính chất phân vì trẻ sơ sinh thường đi phân lỏng.
Tuy nhiên nếu con đi phân lỏng hoặc rất lỏng với tần suất nhiều hơn ngày thường, mùi tanh hơn kèm theo biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú thì rất có thể con đang bị tiêu chảy.
Khi phát hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng như ở bất cứ giai đoạn nào, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám ngay lập tức nếu con chưa được uống hoặc chưa đến lịch uống vắc xin rotavirus phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus Rota gây ra.
Nếu phát hiện con bị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên đưa con đến bệnh viện kịp thời để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Dấu hiệu nhận biết rất rõ là trẻ đi ngoài phân lỏng có lẫn máu và quấy khóc nhiều.
Mẹ nên tăng cường cho con bú để bù nước khi con bị tiêu chảy.
Mẹ nên áp dụng cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại nhà để giữ an toàn cho trẻ trước khi đưa con đến khám bác sĩ bằng cách tăng cường cho trẻ bú sữa để bù lại lượng nước đã mất, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã cho con.
Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh uống thuốc bừa bãi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối với các trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy nhẹ, con đi ngoài phân lỏng nhiều nhưng không quấy khóc, bỏ bú thì nguyên nhân con bị tiêu chảy có thể do chế độ ăn của mẹ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn gì? Mẹ nên hạn chế ăn các loại đồ ăn lạ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ ăn dễ gây dị ứng để giúp con cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Mời mẹ tham khảo bài viết Phân của trẻ sơ sinh, thế nào là bình thường và bất thường để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phân trẻ sơ sinh: Thế nào là bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh đi ngoài thế nào là bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, lượng ăn và chế độ ăn của bé, bé bú sữa mẹ và bé bú sữa công thức sẽ có các đặc điểm phân khác nhau.
Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sáng màu, không quá nặng mùi, phân mềm và lỏng.
Đôi khi mẹ nhầm lẫn giữa việc trẻ đi phân lỏng và bị tiêu chảy nhưng nếu con đi phân lỏng với tần suất như mọi ngày và vẫn ăn khỏe, chơi ngoan, phân không có màu hay mùi khác lạ thì đó là tình trạng phân bình thường của trẻ.
Phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường nặng mùi hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Phân của trẻ sơ sinh uống sữa công thức sẽ đặc hơn, giống như dạng keo, màu đậm hơn và nặng mùi hơn phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn. Bé bú sữa công thức cũng thải ra lượng phân nhiều hơn do sữa công thức không dễ dàng được tiêu hóa như sữa mẹ.
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt rất hay gặp ở trẻ bú mẹ hoàn toàn do trong sữa mẹ có chứa các chất giúp quá trình tiêu hóa của bé diễn ra thuận lợi hơn. Sau này khi trẻ ăn dặm, mẹ cũng có thể phát hiện các hạt, mẩu thức ăn nhỏ lẫn trong phân của con.
Mời bố mẹ tìm hiểu về cách nhận biết dấu hiệu sức khỏe của con qua phân trong bài viết Phân trẻ sơ sinh: Thế nào là bình thường hay bất thường?
Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh
Vỗ ợ hơi là biện pháp giúp hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi, trào ngược rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh,ở cả trẻ bú mẹ và trẻ bú bình.
Có rất nhiều cách vỗ ợ hơi nhưng ba cách được các bố mẹ sử dụng nhiều nhất là vỗ lưng cho con khi bế bé áp vào người, cho bé ngồi trong lòng và đặt con nằm sấp trên đùi bố mẹ.
Cách vỗ lưng cho bé sơ sinh ợ hơi khi bế con áp vào người bố mẹ được đánh giá là dễ thực hiện và hiệu quả tốt nhất.
Mẹ có thể thực hiện bằng cách bế bé áp sát người, đặt cằm con lên hõm vai của mẹ, một tay giữ mông bé còn một tay khum lại và vỗ lưng bé nhẹ nhàng để giúp con ợ bớt hơi ra.
Ảnh 18 Cách vỗ trẻ sơ sinh ợ hơi như thế nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu với POH nhé!
Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Mẹ có thể nhận biết bằng cách nghe tiếng con ợ hoặc cảm nhận được bụng con đẩy khí ra ngoài và phát hiện thấy con trớ một chút sữa ra khi ợ hơi.
Nếu vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ thì làm thế nào?
Trong trường hợp này, mẹ nên dựa vào biểu hiện của bé để hành động, nếu con cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì có thể ngừng việc ợ hơi lại, nhưng nếu con vẫn vặn vẹo, khó chịu hay quấy khóc, mẹ nên thử cách đẩy hơi khác cho con như massage bụng hay chơi trò đạp xe đạp.
Nên vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh bao lâu? Mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé đến khi con đã ợ hơi được thì dừng lại, mẹ cũng nên thử các tư thế vỗ ợ hơi khác nhau để tìm ra tư thế hiệu quả nhất đối với trẻ.
Mời mẹ đọc bài viết Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh để biết thêm về cả 3 cách vỗ ợ hơi phổ biến cũng như một số điều quan trọng cần biết khi vỗ ợ hơi cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi. Đây là tình trạng bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, thậm chí có nhiều bé biết nấc ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Nếu trẻ sơ sinh nấc nhiều, kéo dài hàng giờ làm ảnh hưởng đến việc ăn, ngủ của trẻ thì bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách hạn chế nấc cho trẻ.
Hoặc mẹ có thể giúp con chữa nấc cụt theo cách đơn giản nhất là cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ tập trung vào một việc gì đó và quên đi cơn nấc, ví dụ như nói chuyện một cách chăm chú với con hay cho trẻ chơi đồ chơi mới.
Nhiều mẹ còn nhận được lời khuyên là nên cho con bú mỗi khi con bị nấc.
Mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng là bịt tai trẻ khoảng 30 giây rồi lại thả tay ra cho đến khi con hết nấc.
Vậy khi trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú hay không? Thực tế, nhiều người cho rằng bú sẽ khiến con tập trung vào việc bú và quên đi cơn nấc.
Vì thế nếu con bị nấc gần cữ ăn, mẹ có thể chữa nấc cho con bằng cách cho trẻ bú. Nhưng nếu con bị nấc khi vừa ăn xong thì việc tiếp tục bú có thể làm tăng sức ép lên cơ hoành và thường không hiệu quả trong chữa nấc. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh nếu để yên sẽ tự hết.
Nguyên nhân khiến trẻ nấc là gì và bố mẹ có thể làm gì để hạn chế tình trạng nấc của con, mời bố mẹ tìm hiểu trong bài viết Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhé!
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo